Nghèo theo tiêu chí cũ

Một phần của tài liệu Luận văn huc trang xoa doi giam ngheo tai (Trang 28 - 31)

Thu nhập bình quân từ 100.000 đồng/người/tháng trong hộ trở xuống đối với khu vực nông thôn, đối với thành thị từ 150.000 đồng/người/tháng.

2.3.3.2. Nghèo theo tiêu chí mới

Thu nhập bình quân thành thị dưới 260.000 đồng/người/tháng, nông thôn dưới 200.000 đồng/người/tháng trong hộ.

Những hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo được xác định là hộ nghèo.

Trong tất cả các tiêu chí thì thu nhập của hộ được xem là tiêu chí quan trong nhất vì các cấp chính quyền sẽ dựa vào đây xem xét hộ nghèo và được công khai bình chọn đưa vào danh sách những hộ nghèo để được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương.

2.3.3.3. Cận nghèo

Theo tiêu chí nghèo cũ thì cận nghèo được quy định như sau:

- Thu nhập bình quân thành thị từ 150.000 – 170.000 đồng/người/tháng. - Thu nhập bình quân nông thôn từ 100.000 – 120.000 đồng/người/tháng.

Tuy nhiên khi áp dụng tiêu chí nghèo mới thì mức cận nghèo được xóa bỏ và chỉ xét chung là hộ nghèo

Với cách xác định hộ nghèo chỉ dựa vào các chỉ tiêu định lượng sẽ không phản ánh hết tính đa dạng của nghèo đói, đặc biệt là các khía cạnh về sở hữu tài sản, đất đai, tư liệu, công cụ sản xuất, tình trạng nhà ở, chăm sóc sức khỏe, tình trạng giáo dục, môi trường sống, khả năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ đô thị, dịch vụ

3,88% 3,36% 2,72% 1,93% 0,60% 6,49% 2000 2002 2002 2003 2004 2005

xã hội cơ bản, vị thế xã hội của người nghèo,…Ngược lại nếu xác định hộ nghèo chỉ dựa vào các chỉ tiêu định tính (dạng mô tả như quan niệm của người dân về nghèo đói), tuy có ưu điểm là phản ánh rõ hơn tính đa dạng của nghèo đói nhưng sẽ gặp khó khăn cho việc xác định, đánh giá, nhất là những trường hợp giáp ranh nghèo và không nghèo, việc so sánh sẽ thiếu tính đồng nhất, tư liệu thu thập được độ tin cậy không cao. Nếu vận dụng cả chỉ tiêu định lượng và định tính để xác định hộ nghèo thì mặt lý thuyết có vẻ toàn diện hơn, đầy đủ hơn, nhưng thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại cho việc thu thập thông tin, giám sát, đánh giá. Trong thời gian vừa qua, đối với nhiều quốc gia, trong đó có nước ta đều phải lựa chọn một trong ba cách tiếp cận xác định hộ nghèo nêu trên và cách tối ưu nhất, thuận lợi nhất cho việc nhận dạng, theo dõi, đánh giá nghèo đói là sử dụng các chỉ tiêu định lượng đồng thời có chú ý đến chỉ tiêu định tính. Để khắc phục các hạn chế trong việc đưa ra các nhận dạng mang tính định lượng và đáp ứng nhu cầu bức xúc của người nghèo, các nhà hoạch định chính sách đã có các giải pháp về chính sách, cơ chế để giải quyết các khía cạnh đa dạng của nghèo đói, đặc biệt là các chính sách, giải pháp trợ giúp về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và các dịch vụ xã hội cơ bản.

2.3.4. Tổng quan nghèo đói

Tuy Long Xuyên là thành phố của tỉnh An Giang nhưng số hộ nghèo của toàn thành phố cũng khá cao. Nếu tính theo tiêu chí cũ thì vào năm 2002 toàn thành phố có 1.399 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,72% trên tổng số hộ dân sống tại địa bàn TP Long Xuyên. Nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền địa phương tỷ lệ này giảm còn 1,93% khoảng 992 hộ nghèo vào năm 2003, đến cuối năm 2004 số hộ nghèo giảm một cách đáng kể còn 310 hộ chiếm 0,6% tỷ lệ hộ nghèo. Tuy nhiên, khi cả nước bắt đầu áp dụng tiêu chí nghèo mới thì theo số liệu điều tra tháng 11 năm 2005 Long Xuyên có 3.461 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,49% trên tổng số hộ dân sống tại Long Xuyên.

Biểu đồ 8:Tỷ lệ hộ nghèo tại TP Long Xuyên qua các năm

(Nguồn: Phòng LĐTBXH TP Long Xuyên)

Nếu so sánh tỷ lệ hộ nghèo giữa các phường, xã với nhau trong thành phố Long Xuyên, xã Mỹ Hòa là xã có nhiều hộ nghèo nhất 546 hộ chiếm 9,49% trên tổng số hộ nghèo của TP, kế đến là phường Bình Đức 9,25%, phường Mỹ Khánh 8,88%.

Biểu đồ 9:Tỷ lệ hộ nghèo phân theo các phường, xã trong thành phố Long Xuyên năm 2005

(Nguồn: Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội thành phố Long Xuyên)

2.3.5. Thông tin cơ bản của hộ nghèo

2.3.5.1. Nhân khẩu và lao động của hộ

Theo báo cáo tổng kết tình hình XĐGN & VL TP Long Xuyên giai đoạn 2001-2005 cho thấy số nhân khẩu bình quân trong hộ nghèo của TP Long Xuyên năm 2005 là 4,33 người trong khi của năm 2004 là 5,42 người. Từ đây cho thấy số nhân khẩu trong hộ nghèo đã có chiều hướng giảm xuống nhưng tốc độ giảm chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo vẫn còn đông nhân khẩu là do:

- Ít thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Thiếu nhận thức về việc con đông, họ cho rằng: “Trời sinh voi thì hẳn sẽ sinh cỏ”, “sinh con nhiều thì được nhờ vã nhiều”.

- Con đông thì vui.

- Có nhiều người thì làm ra nhiều tiền.

Tuy nhiên, số người làm ra tiền để nuôi gia đình thì ít mà người ăn theo thì lại nhiều, bình quân một người lao động làm việc phải nuôi 2 người kể cả bản thân của họ. 6,63% 8,88% 9,41% 4,81% 4,84% 9,25% 8,09% 8,66% 5,81% 4,99% 4,51% 4,89% 3,33% Mỹ Hòa Hưng Mỹ Khánh Mỹ Hòa Mỹ Thạnh Mỹ Thới Bình Đức Bình Khánh Mỹ Quý Mỹ Phước Mỹ Xuyên Đông Xuyên Mỹ Bình Mỹ Long

Tổng số lao động trong hộ nghèo là 8.928/14.997 lao động, trong đó có việc làm thường xuyên chiếm khoảng 87,2%. Có 5.148 trẻ em từ 16 tuổi trở xuống, trong đó có 644 trẻ em từ 6-15 tuổi không đi học vì gia đình không đủ tiền phải đi làm thuê hoặc bán vé số để phụ giúp gia đình, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Cả thành phố có 921 người già, 1.627 người tàn tật, ốm đau. Đa số những đối tượng này không tham gia lao động, chủ yếu phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn huc trang xoa doi giam ngheo tai (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)