Chuẩn nghèo đói và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Luận văn huc trang xoa doi giam ngheo tai (Trang 27 - 28)

Phương pháp chung nhất mà các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế xác định nghèo đói là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người, trước hết người ta tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực - thực phẩm - gọi là đường nghèo lương thực - thực phẩm (thông thường người ta tính rổ hàng hóa khoảng 40 mặt hàng, cũng có nơi cao hơn hoặc thấp hơn, tùy theo cách đánh giá của từng tổ chức, quốc gia) để bình quân hàng ngày một người có được 2.100 Kcal, thông thường chi cho lương thực-thực phẩm chiếm đến 60-65% tổng chi tiêu, tiếp đến người ta tính mức chi tiêu cho các nhu cầu phi lương thực - thực phẩm, chiếm khoảng 35-40% tổng chi tiêu, lưu ý là kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng chi cho nhu cầu lương thực-thực phẩm ngày một tăng. Tổng chi tiêu cho lương thực-thực phẩm và phi lương thực-thực phẩm được gọi là đường nghèo hay chuẩn nghèo (đó là đường nghèo chung). Để tiện cho việc điều tra khảo sát, tính toán đánh giá người ta chuyển từ nhu cầu chi tiêu sang mức thu nhập. Những người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo được xếp vào nhóm người nghèo, còn những ai có mức thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực - thực phẩm (đường nghèo lương thực-thực phẩm) thì được xếp vào nghèo về lương thực - thực phẩm. Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân của hộ gia đình, tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo. Thông thường trong một quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo, vì quy mô hộ gia đình của nhóm nghèo cao hơn nhóm không nghèo.

thiện giống nhau, thông thường thì nhóm không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo.

Theo quan niệm trên, ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo nghèo đói như sau:

- Đối với nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày.

- Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ngày.

- Các nước thuộc Châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày - Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày

- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày

Tuy vậy các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường nó thấp hơn thang nghèo đói mà ngân hàng thế giới đưa ra.

Theo phương pháp trên và căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã 3 lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau: giai đoạn 1993-1995, giai đoạn 1996-2000 và giai đoạn 2001-2005. Giai đoạn 2001-2005 có mức chuẩn nghèo theo tiêu chí dưới đây.

Một phần của tài liệu Luận văn huc trang xoa doi giam ngheo tai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)