- Giải pháp căn cơ nhất của địa phương là phải xây dựng các chợ đầu mối nông sản.
- Các cấp, cơ quan chức năng cần thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận liên quan đến hợp đồng mua bán hoa màu.
- Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng chợ đầu mối với các điều kiện hợp lý về hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận chuyển,... cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu của ngành trong những năm tới.
- Mô hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” cần được áp dụng triệt để. Nông dân làm ra bất cứ sản phẩm gì, cần được kết hợp với nhà doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu chất lượng sản phẩm ra sao thì doanh nghiệp sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật để có sản phẩm ấy. Như thế, doanh nghiệp mới chế biến và tiêu thụ sản phẩm với giá tốt nhất. Muốn có sự kết hợp hài hòa và hữu cơ đó, nhà nước cần có biện pháp, chính sách thích hợp để khuyến khích. Mỗi người trong “4 nhà” đều phải có trình độ khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
- Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ nhân sự qua đào tạo trường lớp, xác định qui mô ngành nghề kinh doanh lấy mục đích lợi nhuận và phục vụ nhân dân làm tiêu chí cơ bản, dần dần đưa các hợp tác xã trở thành các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá qui mô tập trung.
- Nên thành lập riêng một địa chỉ web giới thiệu về hàng hoá nông sản của huyện để mở rộng và thu hút thị trường tiêu thụ. Song song đó thì vấn đề xây dựng thương hiệu cho hoa màu cũng cần phải được quan tâm thực hiện một cách nhanh, mạnh và chính xác.
Chương 6
KẾT LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Nhìn chung thì huyện Chợ Mới đã đạt được một số kết quả đáng quan tâm trong sản xuất và tiêu thụ hoa màu. Nông dân trồng 3 - 4 loại hoa màu khác nhau trên cùng một mãnh đất (trồng xen canh). Năng suất hoa màu tương đối cao. Đa số các giống hoa màu canh tác đều mua ở các cửa hàng bảo vệ thực vật ở địa phương, những hộ nào ký hợp đồng tiêu thụ với đại lý thu mua hoặc công ty chế biến thì được nơi đó cung cung cấp giống. Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận bình quân trong một vụ không tính công lao động gia đình là 1,639 triệu đồng/1.000 m2. Nếu tính công lao động gia đình thì lợi nhuận sẽ thấp hơn.
Một điều đáng quan tâm là đa số nông dân đều thiếu hiểu biết về rau sạch. Công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn hạn chế. Chỉ có khoảng15,38% số hộ đồng ý trồng rau an toàn nếu như có chính sách thu mua thuận lợi.
Nói tóm lại về mặt xã hội hoạt động mua bán hàng nông sản diễn ra sôi động quanh năm, phong phú và đa dạng nhiều chủng loại cây màu cung cấp đầy đủ cho thị trường nhưng xét cho cùng những người có thu nhập cao cũng thuộc về giới làm dịch vụ kinh doanh như: mua bán vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm dịch vụ cung cấp vật liệu sản xuất như: Hạt giống, mủ bạt, cây làm giàn và cuối cùng là dịch vụ tiêu thụ nông sản. Riêng đối với người thuần nông một nắng hai sương chẳng hưởng được bao nhiêu ngoài công sức của mình bỏ ra, thậm chí còn phải chịu lỗ nếu sản xuất bị thất mùa.