Theo điều tra cho thấy nông dân sản xuất hoàn toàn thụ động trong việc tìm hiểu giá cả thị trường. Họ lấy thông tin về giá cả chủ yếu qua các nguồn sau:
Cách thức Tỷ lệ (%)
Thăm dò giá cả ở chợ 53,85
Hỏi hàng xóm 46,15
Hỏi những người thương buôn 38,46
Nghe radio 3,85
Xem TV 7,69
Đọc báo 3,85
Khác (cụ thể) 15,38
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Từ bảng trên ta thấy được nông dân chủ yếu lấy thông tin về giá cả thông qua: Hỏi hàng xóm (chiếm 46,15%), thăm dò giá cả ở chợ (chiếm 53,85%), hỏi những người thương buôn (chiếm 38,46%). Còn lấy thông tin từ đọc báo, nghe radio, xem tivi thì chiếm tỷ lệ rất ít.
Thông tin giá cả lấy từ các nguồn khác như: Dự đoán giá, được cung cấp thông tin từ nhân viên bảo vệ thực vật đang làm công tác tại địa phương nhưng chỉ chiếm có 15,38% trong các nguồn thông tin.
Vì vậy,cần có được một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn để bảo đảm quyền lợi của nông dân, bảo đảm nông sản hàng hoá làm ra không bị ép giá. 4.2.4. Lựa chọn người bán Bảng 12: Các lí do lựa chọn người bán Lý do Tỷ lệ (%) Giá cao 46,15 Quen biết 42,31 Cung cấp tín dụng 19,23 Cung cấp nhiều dịch vụ 3,85 Người mua có thái độ tốt 7,69
Khác (cụ thể) 15,38
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Theo điều tra cho thấy có đến 46,15% nông dân chọn người để bán bằng cách chọn người nào mua giá cao thì bán; 42,31% nông dân bán hàng hoá nông sản cho
người đó do mối quan hệ quen biết. Riêng phần bán cho người đó vì được hỗ trợ vốn từ trước thì chỉ chiếm 19,23%. Người nông dân hầu như ít chú ý tới thái độ của người mua nông sản hàng hoá, có thể yếu tố này chỉ chiếm 7,69%. Còn 15,38% nông dân bán nông sản hàng hoá của mình cho người mua vì các lý do sau như: được giới thiệu, do thích.
4.2.5. Thanh toán
Bảng 13: Cách thức thanh toán
Cách thức thanh toán Tỷ lệ (%)
Trả liền sau khi lấy hàng 23,08
Trả trước khi thu hoạch 3,85
Trả trong khi thu hoạch 11,54
Trả sau khi thu hoạch 19,23
Đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng 30,77 Lạ trả liền, quen thì sau ngày thu hoạch 11,54
Nguồn: điều tra và tính toán tổng hợp
Từ bảng trên ta thấy, phần lớn nông dân lấy tiền bán hàng hoá nông sản thông qua hình thức đặt cọc và trả hết trong ngày thu hoạch cuối cùng chiếm 30,77%, Trả liền sau khi lấy hàng (chiếm 23,08%) và trả sau khi thu hoạch (chiếm 19,23%). Tỷ lệ nhận được tiền trước khi thu hoạch là rất thấp (3,85%). Nguyên nhân là do tâm lý “hàng giao thì tiền trao”, bên cạnh đó cũng một phần do người mua không có vốn nhiều.
Tiền bán hàng hoá nông sản được người mua đem đến nhà trả. Tuy nhiên, có khi người nông dân phải đến tận nhà người mua để lấy tiền bán hàng hoá nông sản và những lúc này thì thường khó lấy tiền, người mua họ không trả hết mà trả từ đợt.
4.2.6. Những khó khăn và thuận lợi khi tiêu thụ hoa màu 4.2.6.1. Khó khăn và hạn chế
- Tình trạng mua bán hàng hoá thiếu trung thực ở nhiều hộ thương lái, bạn hàng xáo vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
- Một số hàng hoá nông sản tiêu thụ không được thuận lợi về giá do hệ thống thương lái, bạn hàng xáo chưa được hình thành ở địa phương, còn phụ thuộc nơi khác đến thu mua.
- Nhiều thương lái, bạn hàng xáo thiếu vốn và phải vay bên ngoài với lãi suất khá cao hoặc không dám mở rộng kinh doanh.
- Chưa hình thành được các tổ hợp tác thu mua hàng hoá nông sản để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông dân.
- Hàng hoá nông sản rất đa dạng, phong phú về chủng loại có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
- Lực lượng thương lái, bạn hàng xáo đông đảo, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh đã phần nào hạn chế việc ép giá thu mua như trước đây.
4.3. Hiệu quả kinh tế * Thương lái * Thương lái
Thu nhập sau mỗi vụ thường không ổn định, có chuyến lãi cao, có chuyến lãi ít, thậm chí có chuyến huề vốn hoặc bị lỗ do biến động giá cả thị trường. Nếu tính bình quân nhiều chuyến hàng đi trong một thời gian, lãi thu được khoảng 150 – 200 đồng/kg. Bình quân một ngày nếu thu mua được 1,5 – 2,5 tấn thì lãi thu được khoảng từ 225.000 – 500.000 đồng.
Khoản lãi trên chưa tính tỉ lệ hao hụt qua cân và chi phí bảo quản chất lượng sản phẩm. Nếu bảo quản không tốt, tỷ lệ hao hụt lớn thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, thậm chí bị thua lỗ.
Hình 10: Thương lái đang thu mua hoa màu tại xã Kiến An * Nông dân
Theo số liệu điều tra thì chi phí trung bình bỏ ra trên 1000m2 là 1,293 triệu đồng, thu nhập trung bình 2,932 triệu đồng, cho nên lợi nhuận thu được trung bình là 1,639 triệu đồng. Vậy nếu tính trung bình 1 năm bà con làm 4 vụ thì thu nhập trên 1 ha là 65,554 triệu đồng/ha/năm.
4.4. Quan điểm của nông dân về rau an toàn
Hiện tại có khoảng 46,15% nông dân ở vùng điều tra nhận thông tin về rau an toàn. Còn lại 53,85% nông dân thì hầu như không biết về rau an toàn. Trong số những người hiểu biết về rau an toàn thì chỉ có 15,38% là có xu hướng trồng rau an toàn nếu có người chỉ dẫn về kỹ thuật cũng như có sẵn thị trường tiêu thụ. Còn 84,62% nông dân còn lại thì không muốn trồng rau an toàn vì các lý do sau:
- Không có thị trường tiêu thụ do giá rau an toàn cao hơn giá rau thường. - Chi phí đầu tư sản xuất cao.
- Do trên địa bàn chưa ai trồng rau an toàn, công chăm sóc nhiều.
4.5. Tình hình tiêu thụ tại các chợ nông sản
Chợ Mới là huyện đứng đầu tỉnh An Giang về diện tích trồng rau, màu với nhiều chủng lọai phong phú. Huyện còn xây dựng được 2 chợ tập kết nông sản ở 2 xã Hội An và Kiến An, mỗi ngày thu hút gần 100 lượt ghe tàu, thương lái từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang và Thành phố Hồ Chí Minh đến mua bán. Hiện nay huyện đang vào vụ thu họach 5.000 ha hoa màu, bình quân mỗi ngày cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 100 tấn. Tuy nhiên trên thực tế thì hầu như chỉ có một chợ nông sản ở xã Hội An là hoạt động, còn chợ nông sản ở xã Kiến An hoạt động chưa hiệu quả lắm. Đây là một khuyết điểm đáng chú ý cần phải tìm cách khắc phục nhanh chóng và kịp thời để có thể đẩy mạnh và mở rộng thị trường nông sản cho hoa màu Chợ Mới.
Hình 11: Thương lái đang tập kết hoa màu tại chợ nông sản 4.6. Tiêu thụ hoa màu thông qua hợp tác xã trong thời gian qua tại Chợ Mới
Trước đây, hình thức thu gom nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu, số đông các doanh nghiệp đều hợp đồng với lực lượng thương lái. Làm như thế, cả doanh nghiệp và người sản xuất phải phụ thuộc thương lái, rất bị động và thường thua thiệt do bị ép cấp, ép giá. Khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, An Giang tiến hành tổ chức lại khâu tiêu thụ bằng việc doanh nghiệp hỗ trợ hợp tác xã về vốn, cung ứng giống cây, giống con, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thâm canh và mua lại sản phẩm hàng hoá theo hợp đồng. Trên cơ sở đó, hợp tác xã làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ quá trình sản xuất của từng hộ thành viên tham gia hợp đồng. Cách làm này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, nhất là chi phí trong khâu giao dịch ký hợp đồng, doanh nghiệp có điều kiện chủ động xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đi vào thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu.
Ðến hợp tác xã Hòa Thuận, huyện Chợ Mới được ông Nguyễn Văn Ðảm, Chủ nhiệm hợp tác xã cho hay: Qua ba năm (2002 - 2005), hợp tác xã và doanh nghiệp Antesco gắn bó bên nhau, thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ bắp trái non. Mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Diện tích gieo trồng bắp trái non hằng năm tăng đều, từ gần 50 ha
năm 2003 đến nay đã tăng lên 150 ha. Sản xuất, tiêu thụ bắp trái non thông qua hợp đồng đã góp phần nâng tổng mức doanh thu của hợp tác xã từ 976 triệu đồng năm 2002 (riêng doanh thu bắp trái non khoảng 555 triệu đồng), tăng lên gần 1,3 tỷ đồng năm 2003 và 1,9 tỷ đồng năm 2004. Ngoài ra, Hòa Thuận còn tổ chức dịch vụ bao tiêu sản phẩm rau an toàn cho các hộ xã viên, nông dân với giá tăng khoảng 50-100 đồng/kg so với thị trường. Sáu tháng đầu năm 2005, hợp tác xã đã tiêu thụ hơn 10 tấn rau các loại, thu lãi hàng triệu đồng. Như vậy, thông qua việc ký hợp đồng theo phương thức nêu trên, kinh tế của tập thể và của hộ xã viên đều tăng trưởng khá, tổ chức hợp tác xã được củng cố và phát triển.
Tuy nhiên thì hiện nay thì hợp tác xã Hòa Thuận không còn thực hiện hợp đồng sản xuất, tiêu thụ bắp trái non với công ty Antesco vì không đủ diện tích cũng như sản lượng công ty yêu cầu. Song song đó cũng do hợp tác xã không cạnh tranh lại với thương lái và các đại lý thu gom, không quản lý được xã viên để họ đem bán bắp ra bên ngoài.
4.7. Phương hướng phát triển
Những năm tới, huyện dự kiến sẽ tiếp tục phát triển vùng chuyên canh cây màu, nâng diện tích rau màu lên 36% trong tổng diện tích gieo trồng trong năm vào năm 2010, phấn đấu đến năm 2010 nâng giá trị sản xuất bình quân đạt 90 triệu đồng/ha/năm.
Từ những kết quả đạt được trong năm 2006, huyện Chợ Mới tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn, phấn đấu giảm diện tích trồng lúa 1.800 ha chuyển sang trồng rau màu, nâng diện tích trồng màu lên 22.000 ha.
Chợ Mới đã lên kế hoạch xây mới 10 chợ, cải tạo nâng cấp 4 chợ và 1 Trung tâm thương mại thị trấn Mỹ Luông, kinh phí khoảng 12 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động. Trước mắt, công ty Rexco xây dựng một chợ nông sản ở xã Hội An và Uỷ Ban Nhân Dân huyện xây dựng 1 chợ đầu mối nông sản rộng 1.000 m2 tại xã Kiến An. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh cầu đường nông thôn để vận chuyển hàng hóa.
Chương 5
GIẢI PHÁP SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA MÀU HUYỆN CHỢ MỚI
5.1. Giải pháp trong sản xuất
5.1.1. Tăng cường công tác khuyến nông
Về cây màu chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây mà nông dân đang trồng phổ biến hiện nay như: Đậu xanh, đậu nành, bắp trắng, bắp non, bắp lai, dưa hấu, dưa leo, khoai cao, kiệu,... Giúp nông dân hiểu đặc tính từng loại cây trồng, bố trí mùa vụ thích hợp, không nên trồng một loại cây nhiều vụ trong năm, mà nên trồng luân canh cây trồng một cách hợp lý và nhất là sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng theo yêu cầu phát triển của cây trồng để hạ giá thành trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Ngành khuyến nông nên tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, hội thảo để cung cấp kiến thức để nhằm giúp bà con nông dân nâng cao năng suất hoa màu.
- Các trạm bảo vệ thực vật nên phối hợp với địa phương hướng dẫn, khuyến cáo những hộ trồng hoa màu áp dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất.
5.1.2.Đối với chính quyền địa phuơng
- Để rau màu phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức năng cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể cho từng loại cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện ở từng vùng đất, mùa vụ sản xuất; mặt khá cũng cần chú ý đến yếu tố sản xuất tập trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện tượng vì lợi nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ gặp khó khăn và không mang lại hiệu kinh tế, lợi nhuận cao cho nhà nông.
- Quá trình sản xuất phải gắn kết với quá trình tổ chức thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tạo sản xuất ổn định và bền vững là nhiệm vụ không chỉ của bà con nông dân, của ngành nông nghiệp mà còn là của các ngành, các cấp.
- Thả lũ mang ý nghĩa hết sức quan trọng, vì ta tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng, rửa trôi một số độc chất tồn đọng trong đất sau nhiều vụ sản xuất. Để lại một ít phù sa tạo quá trình phân hủy nhanh các xác bả hữu cơ, cỏ dại, cải tạo lý, hoá tính của đất theo hướng có lợi cho người sản xuất và nhất là cắt đứt nguồn lưu tồn của mầm sâu, bệnh khống chế được sự bộc phát của dịch hại cây trồng ở vụ sau, giúp nông dân tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ.
- Hiện nay hoa màu là một đối tượng cây trồng đang phát triển mạnh và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, cho nên đi đôi với việc chuyển giao khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương nên hướng dẫn bà con nắm vững lịch thời vụ để bố trí sản xuất cây trồng hợp lý, nhằm vừa đảm bảo năng suất vừa bán với giá cao.
5.1.3. Phát triển rau an toàn
5.1.3.1. Về sản xuất rau an toàn
Hình 12.1: Mô hình trồng rau an Hình 12.2: Mô hình trồng rau an
toàn trong màng kín an toàn trong nhà lưới
Bên cạnh phát triển diện tích sản xuất, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là sản xuất rau màu theo qui trình kỹ thuật IPM, hạn chế phun trước hoá học để tạo ra sản phẩm rau xanh an toàn về vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Vì trước xu thế phát triển của đất nước, người dân đã dần dần ổn định cuộc sống và biết chăm lo đến sức khoẻ của mình và những người thân. Họ đã biết chọn những loại thực phẩm ít độc hại cho gia đình trong đó có rau xanh.
Có thể trồng thí điểm một số mô hình tại một số nơi cho bà con nông dân thấy và khuyến khích họ làm theo.
Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn: Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật phải có cho vùng sản xuất rau an toàn. Chính quyền địa phương cần phải tính kỹ đến lợi ích trước mắt và lâu dài, nhu cầu chủng loại sản phẩm cũng như quy mô diện tích mở rộng. Tính ổn định lâu dài có cơ sở pháp lý giúp người sản xuất yên tâm và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đường, điện, máy móc,...Tính ổn định còn giúp người sản xuất củng cố thương hiệu và đầu tư sâu về khoa học kỹ thuật mang tính chuyên môn hoá cao.
* Đối với người sản xuất: Người sản xuất phải có ý tự giác trách nhiệm cao, được tập huấn chuyên môn kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất phải tuân thủ quy định, quy trình canh tác bắt buộc. Phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình (chất lượng, uy tín), đồng thời phải chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên môn. Nếu đủ điều kiện được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
5.1.3.2. Về tiêu thụ rau an toàn
* Đối với người phân phối sản phẩm: Phải tuân thủ pháp luật, có bảng hiệu rõ ràng. Hàng hoá phải rõ nguồn gốc xuất xứ và phải chịu trách nhiệm trước lô hàng của mình. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
* Sự phân công và phối hợp hành động: Như trên đã nêu, rau an toàn là sản phẩm chất lượng cao mang tính cộng đồng xã hội, về lâu dài cần thiết phải được xã hội