5.2.1. Đối với nông dân
- Sản xuất phải đúng theo những qui định tiêu chuẩn của thương lái hay các đại lý thu mua.
- Nông dân phải có ý thức cao trong việc nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Vì hầu như nông dân có suy nghĩ đơn giản là hợp đồng thì ký còn việc bán sản phẩm cho nơi nào có lợi hơn thì bán chứ không nghĩ đến tính ràng buộc và trách nhiệm đối với việc thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp.
- Phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nơi tiêu thụ hoa màu của mình cũng như là tìm kiếm những thông tin về sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ.
5.2.2. Đối với thương lái
- Chủ động tìm đối tác liên kết tiêu thụ nông sản hàng hoá.
- Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu của các doanh nghiệp theo từng thời điểm, từng vụ trong năm mà có kế hoạch ký hợp đồng sản xuất ngay từ đầu vụ
- Xây dựng và hình thành hệ thống tiêu thụ với vai trò trung gian liên kết giữa vùng nguyên liệu của nông dân đến các doanh nghiệp chế biến.
5.2.3. Đối với doanh nghiệp
- Chủ động xây dựng và củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở thu hút lượng thương lái, bạn hàng xáo làm vệ tinh cho doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp chế biến tiến hành nhập mẫu một số loại máy qui mô nhỏ và vừa phù hợp với công nghệ và thiết bị hiện đại, trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế tạo trong nước, song phải đặt biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt công suất chế biến cao nhất có thể.
5.2.4. Đối với chính quyền địa phương
- Giải pháp căn cơ nhất của địa phương là phải xây dựng các chợ đầu mối nông sản.
- Các cấp, cơ quan chức năng cần thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận liên quan đến hợp đồng mua bán hoa màu.
- Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng chợ đầu mối với các điều kiện hợp lý về hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận chuyển,... cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu của ngành trong những năm tới.
- Mô hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” cần được áp dụng triệt để. Nông dân làm ra bất cứ sản phẩm gì, cần được kết hợp với nhà doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu chất lượng sản phẩm ra sao thì doanh nghiệp sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật để có sản phẩm ấy. Như thế, doanh nghiệp mới chế biến và tiêu thụ sản phẩm với giá tốt nhất. Muốn có sự kết hợp hài hòa và hữu cơ đó, nhà nước cần có biện pháp, chính sách thích hợp để khuyến khích. Mỗi người trong “4 nhà” đều phải có trình độ khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của mình để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
- Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ nhân sự qua đào tạo trường lớp, xác định qui mô ngành nghề kinh doanh lấy mục đích lợi nhuận và phục vụ nhân dân làm tiêu chí cơ bản, dần dần đưa các hợp tác xã trở thành các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá qui mô tập trung.
- Nên thành lập riêng một địa chỉ web giới thiệu về hàng hoá nông sản của huyện để mở rộng và thu hút thị trường tiêu thụ. Song song đó thì vấn đề xây dựng thương hiệu cho hoa màu cũng cần phải được quan tâm thực hiện một cách nhanh, mạnh và chính xác.
Chương 6
KẾT LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Nhìn chung thì huyện Chợ Mới đã đạt được một số kết quả đáng quan tâm trong sản xuất và tiêu thụ hoa màu. Nông dân trồng 3 - 4 loại hoa màu khác nhau trên cùng một mãnh đất (trồng xen canh). Năng suất hoa màu tương đối cao. Đa số các giống hoa màu canh tác đều mua ở các cửa hàng bảo vệ thực vật ở địa phương, những hộ nào ký hợp đồng tiêu thụ với đại lý thu mua hoặc công ty chế biến thì được nơi đó cung cung cấp giống. Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận bình quân trong một vụ không tính công lao động gia đình là 1,639 triệu đồng/1.000 m2. Nếu tính công lao động gia đình thì lợi nhuận sẽ thấp hơn.
Một điều đáng quan tâm là đa số nông dân đều thiếu hiểu biết về rau sạch. Công tác khuyến nông và trao đổi thông tin sản xuất còn hạn chế. Chỉ có khoảng15,38% số hộ đồng ý trồng rau an toàn nếu như có chính sách thu mua thuận lợi.
Nói tóm lại về mặt xã hội hoạt động mua bán hàng nông sản diễn ra sôi động quanh năm, phong phú và đa dạng nhiều chủng loại cây màu cung cấp đầy đủ cho thị trường nhưng xét cho cùng những người có thu nhập cao cũng thuộc về giới làm dịch vụ kinh doanh như: mua bán vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm dịch vụ cung cấp vật liệu sản xuất như: Hạt giống, mủ bạt, cây làm giàn và cuối cùng là dịch vụ tiêu thụ nông sản. Riêng đối với người thuần nông một nắng hai sương chẳng hưởng được bao nhiêu ngoài công sức của mình bỏ ra, thậm chí còn phải chịu lỗ nếu sản xuất bị thất mùa.
6.2. Kiến nghị
* Nhà Nước và chính quyền địa phương
- Hỗ trợ một phần vốn để đầu tư sản xuất rau, màu an toàn.
- Kiến nghị tăng cường đầu tư, hiện đại hóa công nghệ bảo quản, nâng cấp, đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại, công nghệ phù hợp với vùng nguyên liệu và vùng tiêu thụ.
- Cần có chính sách và giá, sản lượng thu mua hợp lí hoặc phân bố thời điểm thu mua thuận lợi cho nông dân.
- Cho vay vốn tín dụng đối với những hộ có nhu cầu nhưng thiếu vốn để họ sản xuất và mua bán hoa màu.
* Khuyến nông
- Tăng cường phổ biến cung cấp kỹ thuật sản xuất rau, màu an toàn.
- Tăng cường phổ biến và cung cấp các loại rau, màu dễ canh tác, cho năng suất cao và được thị trường ưa chuộng.
- Tăng cường và phát huy hơn nữa công tác khuyến nông để góp phần tăng nhanh các tác động kỹ thuật vào hiệu quả của việc trồng hoa màu.
* Nông dân
- Nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng đã ký
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 1998. Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn.
2. Đinh Minh Quý. 2004. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Bình Ngọc - thị xã Tuy Hoà - tỉnh Phú Yên. Luận văn cử nhân ngành phát triển nông thôn, Khoa kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
3. Đinh Phi Hổ. 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiển. Hà Nội: NXB Thống kê.
4. Nguyễn Thế Bình. 2001. Tiềm năng phát triển rau của Việt Nam. Hội thảo huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam. Từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I
5. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng. 2004. Ciáo trình kinh tế nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê.
6. Nguyễn Tri Khiêm.2005. Liên kết sản xuất kinh doanh và vai trò của nó trong phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi. 2000. Sổ tay người trồng rau. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
8. Không ngày tháng. http://www.vietrade.gov.vn/news.asp?cate=1&article=7885&lang=vn. (đọc ngày 22.03.2006) 9. 24/02/2006. http://vietnamgateway.org/vanhoaxa/index.php?action=thongtin&chuyenmuc=0 111&id=060224094113. (đọc ngày 22.03.2006) 10.18/5/2006. http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/button/tt%20canbiet/ndcanlamgi.htm (đọc ngày 22.03.2006) 11. 13/04/2006. http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/trang%20nho/tinsanxuat/giacathitruong12- 04.htm. (đọc ngày 22.03.2006)
12. Không ngày tháng. http://www.agroviet.gov.vn/loadasp/tn/tn-spec-nodate-
detail.asp?tn=tn&id=1366691. (đọc ngày 22.03.2006)
13. Phạm Văn Biên. 2001. Sản xuất và hướng nghiên cứu phát triển rau ở các tỉnh phía Nam. Hội thảo “Huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía nam” từ 22 – 27.10.2001. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Tập I.
14. Phòng Thống kê tỉnh An Giang. 2004. Địa chí An Giang.
15. Trà Trọng Minh. 2004. Khảo sát thành phần loài và mức độ gây hại của côn trùng trên rau tại xã Kiến An - huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp ngành phát triển nông thôn, Khoa nông nghiệp, Đại học An Giang.
16. Trần Quốc Khánh. 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp (trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa kinh tế nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Hà Nội: NXB Thống kê.
17. Trình Văn Trí.1999. Điều tra hiện trạng canh tác rau, sử dụng nông dược và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa leo tại huyện Chợ Mới, An Giang, vụ Hè thu 1998. Luận án thạc sĩ khoa học Nông học, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.
18. Võ Tòng Xuân, Huỳnh Văn Thòn. 2002. Sổ tay người nông dân trồng rau cần biết. Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
1.Tên người được phỏng vấn: 2.Địa chỉ:
3.Điện thoại:
1.Gia đình ông/ bà có trồng hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 2)
2.Không (Ngưng)
2.Ông/ bà trồng loại hoa màu nàotrong năm rồi?
3.Lý do tại sao ông/ bà lại chọn trồng những loại hoa màu đó?
STT Lý do Đồng ý (đánh x) Không đồng ý(đánh x) 1 Giá cao 2 Dể bán 3 Có sẳn giống 4 Hợp đồng với người bán 5 Kỹ thuật sản xuất
6 Do điều kiện đất đai và nước tốt
7 Khác
4.Vốn sản xuất là vốn của gia đình hay có sự hỗ trợ khác? 1. Vốn của gia đình (Tiếp câu 5)
2.Khác:……… ………(Tiếp câu 4) 5.Số vốn hỗ trợ trên 1 công (1000m2) là bao nhiêu?
1. 1 triệu 2. 2 triệu 3. 3 triệu 4. Trên 3 triệu
STT Loại hoa màu Diện tích (m2)
1 2 3 4 5 6
6. Nguồn thông tin cho hoạt động sản xuất hoa màu Nguồn Các thông tin Ai thu nhận các thông tin (*) Số lần (**) Từ nông dân khác Bà con thân nhân Tivi Radio Báo/ tạp chí Tổ chức chính phủ/ kỷ thuật viên Dịch vụ mua bán vật tư nông nghiệp
Các người nghiên cứu thí nghiệm và điều tra
HTX
Lãnh đạo địa phương Các nguồn khác (ghi rỏ) Ghi chú: (*) 1.Chủ hộ 2.Vợ (chồng ) 3.Người khác (**) Số lần 1.Thường xuyên 2.Vài lần
3.Không bao giờ 7.Bán sản phẩm:
Lần
bán Sản lượng (kg) Ước lượng thời gian bán
Giá bán (đ/kg) 1 2 3 4 5 6
8.Bán cho ai?
Người mua(*) Lí do bán cho những người này (**)
Ghi chú
(*) Người mua:
1. Tư nhân, bạn hàng sáo 2.Công ty nhà nuớc 3.Thị trường đại phương 4.Nhà máy chế biến 5.Loại khác
(**) Lí do bán cho những người này 1.Đến đầu tiên
2.Hợp đồng dài hạn 3.Mua giá cao 4.Cho ứng tiền trước
5.Cung cấp và hướng dẫn kỹ thuật
9.Những đối tượng này chủ động tìm đến mua hay ông/ bà phải tự đi tìm? 1.Chủ động tìm đến
2.Phải tự đi tìm
10.Giá cả khi thu mua như thế nào? 1.Theo giá thị trường
2.Theo giá thỏa thuận trước khi thu hoạch
3.Khác: ……… 11. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào?
1.Trả trước khi thu hoạch 2.Trả trong khi thu hoạch
3.Trả trước khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi thu hoạch
6.Hình thức khác: ……… 12.Ông/bà có gặp khó khăn gì trong việc nhận tiền bán hoa màu không?
1.Có (Tiếp câu 13) 2.Không (Tiếp câu 14) 13.Đó là những khó khăn gì?
1.Nhận tiền chậm
3.Không tin tuởng vào thương lái, bạn hàng xáo
4.Khác:……… ………
14.Lao động trong sản xuất:
Hoạt động Lao động gia đình Lao động Thuê Giá thuê Chuẩn bị đất Gieo sạ Tưới nước Bón phân Xịt thuốc Làm cỏ Chăm sóc Thu hoạch Gom, vác, chuyển Tồn trữ Bán 15.Làm thế nào để chọn người bán? Số thứ tự Lý do 1 Giá cao 2 Quen biết 3 Cung cấp tín dụng 4 Cung cấp nhiều dịch vụ 5 Người mua có thái độ tốt 6 Khác (cụ thể)
16.Làm thế nào mà ông bà biết thông tin giá cả để bán?
Số thứ tự Cách thức
1 Thăm dò giá cả ở chợ
2 Hỏi hàng xóm
3 Hỏi những người thương buôn
4 Nghe radio
5 Xem TV
6 Đọc báo
17. Hiệu quả kinh tế: Chi phí Thành tiền Giống Phân bón Thuốc BVTV Tổng chi phí Thu nhập Năng suất tổng cộng (kg/1000 m2) Giá bán / đơn vị sản phẩm Tổng thu Lợi nhuận
18.Ông/bà có nghe nói về sản xuất rau màu an toàn không? 1.Có (Tiếp câu 19)
2.Không (Tiếp câu 20)
19.Ông/bà có nghĩ mình sẽ sản xuất rau màu an toàn không? 1.Có 2.Không 20.Tại sao? ……… ……… ……… ………
21.Kế hoạch trong khả năng có thể thực hiện được vào thời gian tới của ông / bà là gì?
Kế hoạch
Bằng cách nào có thể
thực hiện được Lý do
1.Mua thêm đất
2.Mở rộng diện tích trồng hoa màu 3.Phát triển chăn nuôi
4.Mở rộng mua bán
5.Mua máy cày làm dịch vụ 6.Đa dạng hoá loại hoa màu trồng 7.Khác (cụ thể)
Phụ lục 2
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI, BẠN HÀNG XÁO
1.Tên người được phỏng vấn: 2.Địa chỉ:
3.Điện thoại:
1.Gia đình ông/ bà có mua bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 2)
2.Không (Ngưng)
2.Ông/ bà thu mua hoa màu trực tiếp từ nông dân hay thông qua đối tượng khác? 1.Trực tiếp từ nông dân
2. Đối tượng khác: ………
3.Sản lượng tiêu thụ hàng ngày là bao nhiêu đối với các lọai hoa màu? 1.Bắp thu trái non: ………
2.Đậu: ………
3.Khoai các loại: ………
4.Khác: ………
4.Có điều kiện ràng buộc gì khi thực hiện mua bán với nông dân không? ………
………
………
5.Hình thức thu mua như thế nào? 1.Chịu trách nhiệm chuyên chở 2.Nông dân chở đến nhà 3.Khác: ………
6.Giá cả khi thu mua như thế nào? 1.Theo giá thị trường 2.Theo giá thỏa thuận trước khi thu hoạch 3.Khác: ………
7. Hình thức thanh toán tiền hàng như thế nào? * Đối với nông dân: 1.Trả trước khi thu hoạch 2.Trả trong khi thu hoạch 3.Trả trước khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi thu hoạch một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi thu hoạch 6.Hình thức khác: ………
*Đối với đối tượng khác: 1.Trả trước khi nhận hàng 2.Trả trong khi nhận hàng 3.Trả trước khi nhận hàng một số, số còn lại trả sau 4. Trả trong khi nhận hàng một số, số còn lại trả sau 5.Trả sau khi nhận hàng 6.Hình thức khác: ……… 8.Có yêu cầu gì đối với hoa màu khi mua?
2.Đảm bỏa đúng chất lượng
3.Khác:………
………
9.Theo ông/bà thì phương thức kinh doanh hiện giờ đem lại hiệu quả như thế nào? 1.Rất cao 2.Cao 3.Trung bình 4.Thấp 5.Rất thấp 10.Ông/ bà có cách thức kinh doanh nào đem lại hiệu quả hơn không? ………
………
………
11. Ông/ bà có gặp khó khăn gì khi mua bán hoa màu không? 1.Có (Tiếp câu 12) 2.Không (Tiếp câu 13) 12.Đó là những khó khăn gì? 1.Sản lượng không ổn định 2.Nhu cầu thị trường không ổn định 3.Khác:………
………
13.Ông/ bà có nhận xét gì về trồng rau và hoa màu an toàn? ………
………
………
………
14.Ông/ bà có nghĩ mình sẽ trở thành nhà cung cấp rau và hoa màu an toàn không? 1.Có (Tiếp câu 15) 2.Không (Tiếp câu 15) 15.Tại sao? ………
.………
………
16.Bình quân 1 tấn hoa màu thì ông bà thu được lợi nhuận là bao nhiêu? ………. 17.Ông bà thuê bao nhiêu lao động làm việc cho mình?
Công việc Số người thuê Tiền thuê
Xin chân thành cảm ơn!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: 01 /HĐKT/NĐ
Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.
Căn cứ nghị định số 17/HĐKT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là