Những giải pháp chủ yếu * Giải pháp về kinh tế:

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 50 - 60)

tư tưởng hay giải pháp về văn hóa giáo dục một cách hợp lý và có hiệu quả. Triết học Mác-Lênin chỉ rõ trong mỗi giai đoạn phát triển của sự vật thường nổi lên mâu thuẫn chủ yếu và cơ bản. Đây chính là cơ sở để quy định việc đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng đời sống văn hóa mới của huyện Nam Đông.

2.3.3. Những giải pháp chủ yếu.* Giải pháp về kinh tế: * Giải pháp về kinh tế:

Điều kiện kinh tế-xã hội luôn đống vai trò là hạt nhân quyết định sự hình thành, tồn tại, biến đổi về ý thức, tinh thần của con người. Phát triển kinh tế là để nâng cao đời sống vật chất, nâng cao mức sống và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển văn hóa. Phát triển kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng kiến trúc thượng tầng, xây dựng văn hóa.

Vị trí địa lý của huyện Nam Đông có những thuận lợi và khó khăn cho việc xây dựng kinh tế-xã hội. Điều kiện tự nhiên ở miền núi tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế vùng núi. Bên cạnh những thuận lợi về tiềm năng kinh tế miền núi là phong phú về tài nguyên rừng, đất, khoáng sản, thủy năng…con người miền núi có đức tính cần cù, chịu khó, thật thà…thì hiện trạng miền núi còn nhiều khó khăn chưa hoàn thiện bước đầu về cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho phát triển kinh tế còn hạn chế, chiến lược con người chưa được đầu tư thỏa đáng.

Tiếp tục thực hiện đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sâu rộng hơn và thiết thực hơn gắn với phong trào đẩy mạnh thi đua yêu nước với nâng cao chất lượng phong trào để thực

thực, chính đáng của nhân dân; kết hợp với bồi dưỡng phát huy sức mạnh toàn dân, góp phần thúc đẩy kinh tế, ổn định chính trị, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng thành công nông thôn mới, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện làn thứ XIV.

Do đó, giải pháp về phát triển kinh tế của vùng miền núi cụ thể như sau:

Thứ nhất, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế: điện- đường- trường- trạm cho các xã vùng cao. Do địa hình bị cách trở bởi sông suối nên việc thông thương đi lại gặp nhiều khó khăn. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là cấp bách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng đường sá nhằm mở rộng thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các xã và với vùng đồng bằng. Việc hoàn thiện hệ thống điện cung cấp đến các hộ dân góp phần đem ánh sang văn minh đến vùng cao. Đầu tư xây dựng trường học, cơ sở vật chất, đảm bảo cho sự phát triển ngành giáo dục, làm giảm mức độ chênh lệch về kinh tế và cơ sở hạ tầng giữa miền xuôi và miền ngược. Đây là giải pháp cấp bách nhằm phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi Nam Đông.

Thứ hai, quy hoạch tái định cư cho dân để đảm bảo an cư và tạo điều kiền thuận lợi trong hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp đảm bảo lương thực tại chổ cho miền núi. Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ vốn ban đầu để người dân đầu tư mở rộng các mô hình kinh tế: nông nghiệp, lâm ngiệp, kinh tế trang trại và tiểu thủ công nghiệp.

Khu vực cư trú của người dân xa trung tâm mua bán, cách xa khu vực canh tác đường sá ngăn cách đi lại khó khăn. Nên chính sách quy hoạch phải đảm bảo mô hình làng định cư và phát triển bền vững ổn định và duy trì nếp sống cộng đồng làng.

Phải mở rộng quy mô sản xuất và phát triển tiểu thủ công nghiệp bằng việc hỗ trợ vốn, đầu tư trang thiết bị, hướng người dân vào xu thế canh tác tập trung, có trọng điểm, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất lâu dài và có sản phẩm để trao đổi với bên ngoài. Từ đó đảm bảo định canh định cư, tập trung vùng sản xuất, đảm bảo khai thác hiệu quả tài nguyên đất và mô hình sản xuất đặc thù ở vùng núi, khắc phục tình trạng du canh và phát

rừng đầu nguồn làm nương rẫy, bảo tồn không gian sinh hoạt cộng đồng làng tránh việc mai một văn hóa vùng cao.

Thứ ba, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp, nâng cao ý thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mở rộng mô hình trồng cây hoa màu, mở rộng diện tích lúa nước, chú trọng phát huy thế mạnh cây công nghiệp. Phát triển mô hình kinh tế trang trại sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Giảm nghèo là một trong những nội dung lớn trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Các hình thức giảm nghèo thông qua các chương trình: chương trình xuất khẩu lao động, chương trình giải quyết việc làm 120, chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chương trình 134, 135 và vay vốn với lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở sớm ổn định cuộc sống. Thông qua các chương trình, dự án đã góp phần giải quyết khó khăn về vốn cho người lao động, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập hộ gia đình, đẩy nhanh tiến độ ở các địa phương đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Được sự hổ trợ của nhà nước, các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện và có sự hưởng ứng của cán bộ công nhân viên chức, sự giúp đỡ của bà con họ tộc, thôn xóm, cộng đồng và sự nổ lực của các hộ nghèo, đến nay nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên.

Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần giữ vững chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thứ tư, lập kế hoạch giao đất giao rừng cho dân, đồng thời tăng cường quản lý bảo vệ rừng bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Thực trạng hiện nay, việc khai thác gỗ, khoáng sản trái phép do chỉ thấy nguồn lợi trước mắt cho nên phải thực hiện giao đất giao rừng khuyến khích nhân dân trồng rừng bảo vệ rừng.

Thứ năm, xây dựng mô hình du lịch sinh thái, với thế mạnh của các điểm du lịch như Thác Mơ, Thác Trượt hiện nay chưa thu hút được du khách nên các cấp các ngành phải có kế hoạch phát triển, đầu tư phát triển du lịch để kích thích phát triển kinh tế- văn hóa vùng núi.

Giải pháp chính trị là một giải pháp quan trọng nằm trong cơ cấu chính trị- kinh tế- văn hóa của một xã hội. Do đặc thù của vùng miền núi nên vấn đề tư tưởng chính trị được đặt ra một cách cấp thiết. Do đó cần chú trọng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, giáo dục về chính trị tư tưởng, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách- pháp luật của Nhà nước. Do điều kiện cách trở bởi địa hình, thông tin khó khăn nên cần phát huy vai trò của đảng bộ, chi bộ và chính quyền, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, vai trò của già làng…để trực tiếp phổ biến, tuyên truyền về chính trị tư tưởng, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước…đến từng người dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chính trị trong nhân dân, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi công tác xóa đói giảm nghèo, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa. Bên cạnh đó phát huy vai trò của ngành tư pháp ở địa phương trong việc phổ biến kiến thức về luật, vận động nhân dân xóa bỏ những hủ tục trong đời sống.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và trách nhiệm hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền địa phương và cán bộ nhân dân. Công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên, sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm trong mọi tầng lớp nhân dân, được tiến hành dưới nhiều hình thức, mọi đối tượng được quán triệt để thực hiện.

Quan tâm phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, phát huy tính tự chủ và quyền làm chủ, động viên toàn dân tự giác tham gia sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hóa, tạo dựng tiề đề cơ bản về chất để nâng cao chất lượng phong trào một cách toàn diện.

Quan tâm đến công tác tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm; coi trọng việc sơ kết, tổng kết, kịp thời động viên khen thưởng những cá nhân tập thể thực hiện tốt có tinh thần, vật chất vận động đóng góp cho phong trào, tạo điều kiện tổ chức triển khai, xây dựng phong trào tại các thôn, làng, bản, các cơ quan đơn vị ngày càng phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về nội

dung, mục đích, ý nghĩa và tư tưởng chỉ đạo, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo cấp huyện, xã; ban điều hành ở các làng thôn.

Xây dựng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực phát huy tình đoàn kết quân dân, cán bộ nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân đưa ra những chính sách kịp thời phù hợp, xác lập niềm tin của đồng bào với Đảng với Nhà nước góp phần chống những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Thứ hai, giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc, tôn giáo. Hiện nay, mặc dù không phải là điểm nóng nhưng các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá. Dùng lợi ích vật chất để mua chuộc, lôi kéo đồng bào, gieo rắc niềm tin tôn giáo mù quáng làm mê muội đồng bào tham gia các tổ chức chính trị phản động. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường giám sát các hoạt động tôn giáo để nắm bắt tình hình kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, tránh xảy ra căng thẳng xung đột tôn giáo.

* Giải pháp về văn hóa, giáo dục.

Giải pháp văn hóa, giáo dục đề ra những cách thức trực tiếp, cụ thể. Phải phát huy những mặt tích cực xóa bỏ những tập tục lạc hậu gây cản trở phát triển văn hóa. Những giải pháp cụ thể đó là:

Thứ nhất, chú trọng khôi phục không gian văn hóa làng. Nếu không gian văn hóa làng mất đi thì tính gắn kết cộng đồng không còn nữa, mô hình tự quản truyền thống bị phá vỡ dẫn đến nguy cơ mai một văn hóa Cơ - tu. Phải khôi phục và bảo tồn không gian văn hóa làng tạo môi trường nuôi dưỡng văn hóa, đoàn kết, yêu dân tộc, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ, tôn trọng truyền thống… với một bản sắc riêng.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục là giải pháp hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay ở vùng cao.

Mở rộng mạng lưới y tế cấp xã, y tế cấp thôn bản đảm bảo chăm sóc y tế cộng đồng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nâng cao nhận thức của

lạc hậu, tình trạng mê tín dị đoan trong cộng đồng dân tộc. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Giải pháp về giáo dục nhằm nâng cao độ đồng đều về chất lượng ở từng cấp học, bậc học. Quan tâm giáo dục mậm non, củng cố trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; có kế hoạch đào tạo nghề, từng bước chuyển biến chuyển dịch cơ cấu lao động có tay nghề của các thành phần kinh tế.

Thứ ba, thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội đối với người có công và gia đình chính sách; giảm nhanh hộ nghèo theo hướng bền vững, khuyến khích làm giàu chính đáng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc nổi lên. Thực hiện cuộc sống văn hóa, kỷ cương pháp luật.

Thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm và phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Nhiều thôn, làng, khu vực, cơ quan và hộ gia đình đăng ký cam kết gia đình sức khỏe, không vi phạm giao thông đường bộ, thôn xóm không có người vi phạm an ninh xóm, an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Nhất là trong các ngày lễ, tết không trộm cắp, không có người vi phạm tệ nạn xã hội.

Khuyến khích nhân dân tham gia tố giác tội phạm, giáo dục, cảm hóa người pham tội tại cộng đồng. Ngăn ngừa bạo lực gia đình, nhất là bạo lực thân thể đối với phụ nữ, trẻ em và ngược đãi người già. Do đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được củng cố và giữ vững.

Thứ tư, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phấn đấu đến 2015 có 100% thôn, cơ quan 95% hộ gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa, ngăn chặn và đẩy lùi các tập tục lạc hậu mê tín dị đoan “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc trong Huyện; sưu tầm khôi phục các lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc Cơ - tu; phát huy tốt các thiết chế văn hóa đã được đầu tư. Xúc tiến xây dựng trung tâm văn hóa thể thao thanh thiếu niên huyện và Trung tâm văn hóa

truyền thống dân tộc thiểu số xã Hương Sơn; tăng tỷ lệ hộ nghe nhìn, thời lượng và chất lượng thu, phát truyền thanh truyền hình; tăng chất lượng và thời lượng phát sóng tiếng dân tộc cơ - tu; 100% xã có hệ thống phát thanh, củng cố và duy trì hoạt động của đội thông tin lưu động huyện, phát huy hiệu quả của tủ sách pháp luật và thư viện” (16, 57).

Yếu tố quyết định và mang lại hiệu quả là tinh thần trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành quản lý thống nhất lãnh đạo của các cơ quan. Đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của ban chỉ đạo, ban chấp hành, vận động các tổ chức quần chúng, mặt trận, đoàn thể, lồng ghép các cuộc vận động, các phong trào thi đua hiện có trong xã hội để để cùng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan đơn vị mình; tạo phong trào rộng lớn có ảnh hưởng và lan tỏa trong đời sống nhân dân.

Phải thực hiện nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong quá trình triển khai phong trào, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, tạo sự đồng tình và hưởng ứng mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân từ xây dựng quy ước văn hóa đến đăng ký xây dựng, công nhận mỗi thành viên, gia đình tự giác thực hiện quy ước đó thông qua nguyên tắc tự giác và tự quản là chủ yếu.

Ban chỉ đạo các cấp cần tăng cường đôn đốc, kiểm tra trong quá trình triển khai phong trào, kịp thời điều chỉnh và uốn nắn những lệch lạc và bổ sung những vấn đề cần thiết, thích hợp, đảm bảo nội dung, tiến độ của phong trào.

Triển khai việc khôi phục các lễ hội truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Lễ hội Đâm trâu, nghề dệt Zèng, đan lát, văn nghệ của đồng bào dân tộc Cơ - tu,…Từ đó đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w