Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách thành phố Huế 50 km về phía Tây Nam, được tái lập vào năm 1990. Cách đường quốc lộ 1A 25 km về phía Đông. Địa bàn của huyện là một thung lũng phía đông dãy Trường Sơn có chiều dài 37 km, nơi rộng nhất là 27 km, nơi hẹp nhất là 14 km. Phía Tây giáp huyện A Lưới; phía Đông giáp huyện Phú Lộc; phía Nam giáp huyện Hiên của tỉnh Quảng Nam và Hòa Vang của thành phố Đà Nẵng; phía Bắc giáp huyện Hương Thủy. Huyện Nam Đông nằm trong giới hạn tọa độ từ 15059’ đến 16015’ độ vĩ Bắc; 107030’ đến 107053’ độ kinh Đông.
Đặc điểm về địa lý đã tạo cho địa hình huyện Nam Đông có nhiều khác biệt so với những nơi khác. Toàn bộ các xã đồng bào dân tộc trước đây đều nằm trong vùng núi cao hiểm trở bị thắt chặt theo hai vùng Đông – Tây Trường Sơn nằm sau dãy núi Truồi và Bạch Mã với những điểm cao như núi Mang (1.712 m), A Te (1298 m), Động Rạp Cao (1184 m). Bạch Mã (1444 m)… độ dốc trung bình là 150 - 200; độ dốc cao 350 địa hình bị chia cắt nhiều đoạn bởi hệ thống núi non và sông suối dày đặc của thượng nguồn lưu vực sông Hương (Tả Trạch ). Hệ thống sông suối có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc. Ngoài việc cung cấp nguồn nước uống sinh hoạt hàng ngày và nước tưới tiêu đông ruộng; sông, suối còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào phục vụ bữa ăn cho dân cư như: tôm, cá, ếch, cua… Hệ thống sông suối dày đặc tạo cho Nam Đông có nhiều thung lũng nhỏ thuận tiện cho việc sản xuất và chăn nuôi.
Huyện lị huyện Nam Đông là thị trấn Khe Tre và 10 xã: Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Giang, Hương Hữu. Tổng diện tích tự
diện tích, còn lại là đất khác và chưa sử dụng. Dân số là 2,3 vạn gồm hai dân tộc Kinh và Cơ - tu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (9.320 người) chiếm 41%. Toàn huyện có 10 xã trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn mà 6 xã là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%. Địa bàn huyện chỉ có một tuyến thông thương ra ngoài. Địa hình rừng núi có nhiều hang động, bị chia cắt bởi hệ thống núi non và khe suối, do vậy vùng miền núi Nam Đông có một vị trí chiến lược quan trọng, nơi đây là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Rừng ở Nam Đông, mà phần lớn là rừng nguyên sinh chiếm 2/3 diện tích toàn huyện. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, bao gồm các loại rừng già, rừng trung bình, rừng non (tái sinh), rừng bảo hộ. Tài nguyên rừng ở Nam Đông hết sức phong phú, đa dạng, có nhiều loại gỗ quý như lim, kiền kiền, sến, táu vàng tâm, táu mật… ; các loại lâm sản quý như trầm hương, mây, nấm, mật ong…; các loại thảo dược quý như hà thủ ô, bách bộ, ngũ gia bì… ; các loại động vật quý hiếm như hổ, báo, chồn, lợn, gấu, voi, khỉ… và hàng chục loại chim muông. Đặc biệt có cả một số động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới mới phát hiện ra như sao la, chim công, chim trĩ.
Trong kháng chiến chông Mỹ, cứu nước rừng Nam Đông bị bom đạn chiến tranh, chất độc hóa học của Mỹ - Ngụy tàn phá nặng nề; nhiều khu rừng nguyên sinh nay chỉ còn đồi trọc lau sậy, cỏ dại… Cuộc sống của đồng bào dân tộc với thói quen và tập quán kinh tế nương rẫy lâu đời chủ yếu “phát, cốt, đốt, trỉa” nên hàng năm diện tích rừng bị phá hoại ngày một nhiều. Từ sau ngày đất nước ta hoàn toàn giải phong, Nam - Bắc thống nhất, được sự quan tâm giáo dục và giúp đỡ của Đảng và Chính phủ đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng được ổn định và dần dần xóa bỏ tập tục du canh, du cư với lối canh tác “phát, cốt, đốt, trỉa”, chuyển sang định canh, định cư, đã phần nào hạn chế được nạn phá rừng. Công tác bảo vệ rừng đầu nguồn được chú trọng. Ngày nay rừng còn có vị trí quan trọng không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa trong kinh tế kết hợp quốc phòng, là địa bàn quan trọng trong bảo vệ biên giới quốc gia trên khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hệ thống sông, suối ở Nam Đông với các con sông lớn như Ba Sang (Khe Tre) và sông Nam Đông với các suối lớn như Ma Rai, La Vân, A Cà, Cha Măng, A Tin và hàng trăm con suối nhỏ tạo thuận lợi cho đồng bào cư trú, sản xuất. Ngày nay, với nhu cầu phục vụ việc định canh, định cư, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước thì hệ thống sông, suối cung cấp nguồn nước tự chảy cùng với các công trình thủy lợi vừa và nhỏ góp phần rất quan trọng trong ổn định đời sống của nhân dân, đảm bảo chiến lược định canh, định cư của đồng baog dân tộc ở miền núi. Ngoài việc cung cấp nguồn nước sạch hàng ngày cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, hệ thống sông, suối Nam Đông còn là tuyến giao thông quan trọng.
Về đường bộ, huyện Nam Đông có con đường tỉnh lộ 14B được xây dựng dưới thời Pháp thuộc nối liền quốc lộ 1A từ La Sơn (cách Huế 25 km về phía Nam) xuyên qua vùng đồi La Hy - Khe Tre vào Đe Bay đi Bà Nà (Quảng Nam) lên Tây Nguyên tiếp nối với nhánh đường Hồ Chí Minh. Đây là tuyến đường giao thông chiến lược không chỉ đảm bảo liên lạc, giao lưu, tiếp tế giữa đồng bằng và vùng núi Nam Đông mà còn là yết hầu tuyến hành lang chiến lược Đông - Tây với các tỉnh liên khu 5. Ngoài trục đường 14B còn có đường 73, 74 từ xã Hương Lâm qua A Roàng, Hương Nguyên về Khe Tre, huyện Nam Đông và Phú Lộc. Hai con đường này có vị trí hết sức quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước góp phần vào chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng mùa xuân 1975.
Về khí hậu, Nam Đông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa được xếp vào khí hậu Đông Trường Sơn có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 3 tới tháng 8, mùa này có gió Tây - Nam xuất hiện, nhiệt độ cao độ ẩm thấp, khí hậu nóng hạn; nhiệt độ trung bình 26,70C, nhiệt độ cao nhất là 350C, độ ẩm trung bình 80%. Ở Nam Đông cường độ mưa lớn thường tập trung trong mỗi trận dễ gây ra lũ lụt, nhất là lũ quét.
Sống trong vùng khí hậu, môi trường khắc nghiệt đã tạo cho đồng bào các dân tộc Nam Đông đức tính cần cù, chịu khó, chịu thương và ý thức cộng đồng gắn bó với nhau mật thiết trong cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên cũng như trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.
lệ hộ nghèo có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Trong những năm qua được sự đầu tư của nhà nước, công tác định canh định cư của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng đi vào thế vững chắc, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm.
Những năm qua, diện mạo sản xuất, kinh tế và đời sống nhân dân ở Nam Đông nhanh chống thay đổi. Từ sự đầu tư của nhà nước và một phần huy động sức dân, từ năm 2000 đến nay, huyện Nam Đông đã nhựa hóa và bê tông hóa thêm 79km đường giao thông nông thôn, đạt hơn 80%; xây dựng 8 cầu kiên cố, hệ thống giao thông vì thế đã thông suốt về tận thôn, bản, cụm dân cư, không bị ách tắc trong mùa mưa lũ.
Hệ thống thủy lợi của huyện được đầu tư xây dựng them 13 hồ đập kiên cố, kiên cố hóa 24km kênh mương, đảm bảo tưới cho hơn 90% diện tích lúa nước. Huyện xây dựng mới 16,3 km đường dây trung thế, 32,9 km đường dây hạ thế, 17 trạm biến áp, kéo điện từ lưới điên quốc gia về cho 100% số xã, với hơn 95% số hộ sử dụng điện. Nguồn vốn định canh, định cư trong giai đoạn này cũng tập trung 19,7 tỷ đồng đầu tư giao thông, giếng nước, các công trình phúc lợi, hỗ trợ khai hoang ruộng nước, giúp tách hộ, lập vườn cho 276 hộ nghèo ổn định nơi ăn chốn ở. Nam Đông tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang trồng rừng, cao su, trồng cau và cây có múi.
Đến nay, tổng diện tích cao su toàn huyện đạt 3.538 ha, trong đó có khoảng 900 ha đã cho khai thác mủ, bình quân mỗi ha thu nhập 35 triệu đồng. Kinh tế vườn với tổng diện tích 584 ha, thu nhập bình quân mỗi ha 23,5 triệu đồng.
Diện tích lúa nước đến nay gần 390 ha, năng suất bình quân hàng năm trên 50 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt 3.850 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 170 kg; giá trị thu nhập 1 ha đất canh tác đã đạt 18 triệu đồng, gấp đôi so với những năm 2000 trở về trước.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được huyện xác định là ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Cùng với các chính sách đầu tư, hỗ trợ của tỉnh, huyện có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư, khai thác, phát huy tiềm năng trên địa bàn như tre lồ ô, đá ốp lát, chế biến mủ cao su, cau khô xuất khẩu. Các ngành nghề cơ khí, may mặc, sữa chữa xe máy, điện tử, dịch vụ kinh doanh tiếp tục phát triển
về số lượng và chất lượng, góp phần chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động phi nông nghiệp. Nhà máy xi măng Nam Đông với công suất 1,8 triệu tấn/năm đã được khởi công xây dựng, Theo tính toán, sau khi nhà máy xi măng Nam Đông đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào ngân sách địa phương mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng. Hiện nay, huyện Nam Đông đang phối hợp với các chủ đầu tư, đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đường La Sơn - Nam Đông, đường 74, cùng một số dự án thủy điện và các chương trình trọng điểm khác, nhằm tạo động lực mới trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả.
Giai đoạn 2010 - 2015, Nam Đông tiếp tục chuyển dịch cơ cấu hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trước mắt nông nghiệp được xác định là ngành trọng điểm nên sẽ tập trung phát triển một cách bền vững và nâng cao giá trị mỗi ha từ 27 triệu đồng lên 29 triệu đồng/ha. Huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng đá granít, sa khoáng, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp.
Ngoài việc nâng cấp các điểm du lịch đã hình thành, huyện tiếp tục khảo sát, quy hoạch và khai thác thêm một số điểm du lịch sinh thái mới, gắn với du lịch lễ hội văn hóa của đồng bào Cơ - Tu. Nam Đông phấn đấu có 100% xã có hệ thống phát thanh, 100% thôn, cơ quan và 95% hộ gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 19 đến 20 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 6 - 7%.
Ngay từ đầu năm 2010, huyện chủ động triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện chọn xã Thượng Nhật làm thí điểm xây dựng nông thôn mới và hoàn thành trong năm 2010. Thời gian qua xã Thượng Nhật tập trung mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong đó, xã chú trọng xây dựng công trình điện tại thôn 3; sữa chữa trạm y tế và nhà họp thôn 5. Bố trí lại dân cư ở các khu vực Tà Rinh, A Tin - Ta Lu và Ta Lu -Hợp Hòa. Trong phát triển sản xuất, xã tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến chuyển
năm 2010, phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 332,8 tấn; thu nhập bình quân đầu người trên 8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, điện lưới đạt gần 100%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm chỉ còn 12, 6%... Đánh giá về việc xây dựng nông thôn mới ở xã Thượng Nhật, ông Ngô Văn Chiến - chủ tịch UBND huyện Nam Đông lạc quan: “Với cơ sơ hạ tầng khá hoàn thiện, đến nay Thượng Nhật đã đạt 50% tiêu chí nông thôn mới. Việc tập trung phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng vào cây cao su, kinh tế vườn, lúa nước và trồng rừng sẽ giúp xã này đạt các tiêu chí nông thôn mới còn lại trước năm 2015”.
Định hướng cho bức tranh nông thôn mới. Ông Trần Xuân Bình bí thư huyện ủy Nam Đông cho hay, bức tranh nông thôn mới ở Nam Đông là có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện; cơ cấu kinh tế là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và chuyển dịch theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sau năm 2015. Trước mắt, nông nghiệp được xác định là ngành trọng điểm trong giai đoạn 2011 - 2015; huyện sẽ tập trung phát triển một cách bền vững và nâng cao giá trị mỗi ha lên 27 đến 29 triệu đồng; riêng cây cao su đạt 45 - 50 triệu đông/ha và kinh tế rừng là 40 - 45 triệu đồng/ha. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng, đá granit, sa khoáng, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần lao động phi nông nghiệp.
Khuyến khích đầu tư các dịch vụ nông nghiệp, viễn thông, tin học, điện tử, sữa chữa cơ khí, vận tải, du lịch. Ngoài việc nâng cấp các điểm du lịch đã hình thành, huyện tiếp tục khảo sát, quy hoạch và khai thác thêm một số điểm du lịch sinh thái mới, gắn với du lịch lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu.
Cùng với phát triển kinh tế, huyện tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài. Xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phấn đấu có 22 trường đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo hướng đa ngành. Đa lĩnh vực gắn với giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Phấn đấu giảm tỷ lệ phá triển dân số tự nhiên còn 1,37%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 18%. Quyết tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc, ngăn chặn và đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan. 100% xã có hệ thống phát thanh, 100% thôn, cơ quan và 95% hộ gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa.
Về xã hội, ngành giáo dục đổi mới và tăng cường công tác quản lý, chú trọng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ dạy học và quản lý, công nhận thêm 6 trường đạt chuẩn. Học sinh giỏi tăng 20%, tỷ lệ học sinh đậu đại học cao đẳng tăng. Đến năm 2006, Nam Đông đã hoàn thành chương trình phổ cập THCS, và 2010 có hai xã đạt PCTHPT, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, so với các huyện khác trên toàn quốc thì hiện nay Internet đã về đến nhà dân với tỷ lệ khá cao (theo thống kê của VNPT).
Công tác y tế dự phòng được chú trọng, không để bùng phát dịch.