Truyền thống lịch sử văn hóa huyện Nam Đông

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 34 - 41)

Dưới chế độ thực dân, phong kiến, đồng bào các dân tộc Nam Đông cũng như các dân tộc miền Tây Thừa Thiên Huế đã phải chịu cảnh áp bức, bóc lột do chính sách ngu dân, chia để trị của kẻ địch. Cuộc sống của đồng bào nghèo khổ, vừa phải chống chọi, vật lộn với thiên nhiên hà khắc để mưu sinh, vừa phải đương đầu với chiến tranh và bôn máy cai trị của thực dân phong kiến, đế quốc.

Kinh - Thượng, bắt dân đi lính, làm cu li mở đường như đường 4B từ La Sơn lên Khe Tre; xây dựng nhà tù ở đèo La Hy để giam cầm các chiến sỹ cộng sản. Thực dân Pháp lợi dụng bộ máy quản lý làng bản cổ truyền, các phong tục tập quán, lạc hậu của đồng bào để cài vào đó bộ máy quản lý hành chính kiểu thực dân làng - tổng - nguồn, nhằm phục vụ cho mưu đồ cai trị lâu dài của chúng. Thực dân Pháp chia miền núi Thừa Thiên Huế thành bốn nguồn (nguồn Tả, nguồn Hữu, nguồn Ô Lâu và nguồn sông Bồ). Trong mỗi nguồn chúng chia ra nhiều tổng, mỗi tổng chia ra nhiều làng.

Những tác động của bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến đã phần nào làm biến đổi tính chất tự trị, đóng kín của các bản làng. Với âm mưu thâm độc chia rẽ, thực dân Pháp đã lợi dụng truyền thống quản lý làng bản của đồng bào dân tộc vào mục tiêu cai trị người bản xứ, chúng dùng bọn gian thương mối lái, mua chuộc một số đồng bào dân tộc thiểu số cả tin, ép buộc họ, tuyên truyền gây chia rẽ, ngăn cách Kinh - Thượng. Tuy nhiên trên thực tế, do tính cộng đồng làng bản đã tồn tại lâu đời với hệ thống luật tục chặt chẽ ràng buộc đã gây cho thực dân Pháp không ít khó khăn trong chính sách cai trị của chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Đông.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công thực sự đưa đến sự đổi đời cho đồng bào các dân tộc ở Nam Đông. Ngày 22/11/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh về tổ chức hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, xã và ủy ban hành chính các cấp; tổ chức tổng tuyển cử bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Cùng với chủ trương tổng tuyển cử là hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Mặc dù phải đương đầu với những thử thách gay go của bước đầu giành chính quyền cách mạng từ tay bọn đế quốc, thực dân, phong kiến, nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế đã coi trọng vùng đồng bào dân tộc, đề ra chương trình hành động thành lập các xã miền núi, hình thành chính quyền cách mạng và xây dựng các đoàn thể quần chúng cứu quốc và việt minh.

Với chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Bác Hồ, sự tận tụy trong công tác gắn bó với dân của đội ngũ cán bộ nên đã tạo được niềm tin vững chắc của đồng bào đối với chính phủ cụ Hồ và cách mạng. Đó chính

là sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, toàn dân kháng chiến, góp phần thắng lợi vào kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng bào các dân tộc Nam Đông một lòng một dạ trung thành với Đảng và Bác Hồ, đấu tranh chống lại các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” với Luật 10/59 của Mỹ - Diệm, tiến hành đồng khởi năm 1960 thắng lợi, nhiều tấm gương anh dũng hy sinh như đồng chí Rạng ở xã Thượng Lộ, khi biết địch lùng sục cơ sở của ta, đã bí mật kịp thời báo cho Hội nghị chỉnh huấn của Tỉnh sơ tán, sau đó đồng chí bị bắt tra tấn dã man nhưng không khai một lời và đồng chí đã anh dũng hy sinh. Đồng bào đã góp sức phục vụ chiến trường, tham gia mở đường hành lang chiến lược năm 1959, tổ chức những đội dân công cùi cõng vũ khí, đạn dược, thuốc men, đón các đoàn cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu, đưa cán bộ ra Bắc chữa bệnh, học tập khi đi qua địa phận Nam Đông. Suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và tay sai, miền núi Nam Đông là căn cứ, chỗ dựa vững chắc của Tỉnh ủy Thùa Thiên Huế, quân khu Trị Thiên, vừa là hậu cứ của huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy; đồng thời là địa bàn chiến lược làm bàn đạp để quân và dân ta phát triển xây dựng lực lượng, tiến công nổi dậy ở đồng bằng và thành phố, nhất là cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1968 và Xuân 1975. Những thành tích đặc biệt xuất sắc và những cống hiến to lớn, đồng bào các dân tộc Nam Đông vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Một số xã ở Nam Đông được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: Hương Hữu, Hương Sơn, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Quảng.

Mỗi tên đất, tên làng, tên suối đã thấm máu biết bao thế hệ chiến sỹ, đồng bào các dân tộc và con em của cả nước đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trên mảnh đất Nam Đông. Ngày nay, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Nam Đông đang được gìn giữ và phấn đấu thực hiện đổi mới để miền núi tiến kịp miền xuôi, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Nam Đông là một huyện miền núi, là huyện có địa bàn phức tạp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Dân số ít, gồm hai dân tộc Kinh và Cơ - tu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (9.230 người) chiếm 41% dân số toàn huyện. Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Cơ - tu và một số ít dân tộc khác như Tà ôi, Tà hy, Pa cô, Vân kiều… sống tập trung ở các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Thượng Nhật, Hương Sơn và Thượng lộ.

Với đặc điểm có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên vùng đất Nam Đông có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc vùng miền đến nay cơ bản vẫn còn lưu giữ được. Với nếp sống nông thôn, đa phần người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, người Nam Đông chất phác, thật thà, sống có bản lĩnh, lao động cần cù, có tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng cao.

Mặc dù địa hình rừng núi không bằng phẳng, có nhiều vùng lõm khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như giao lưu văn hóa giữa các xã, bản, song có thể nói đời sống văn hóa ở Nam Đông đang khởi sắc từng ngày.

Từ cuộc sống lao động được tích lũy từ thế hệ này qua thế hệ khác, đồng bào các dân tộc Nam Đông đã bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống trong quá khứ. Ngày nay, những giá trị văn hóa đó đã và đang phát huy tác dụng trong xu thế hòa nhập và làm phong phú thêm bản sắc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nét nổi bật nhất trong truyền thống văn hóa đó là tính cộng đồng hết sức bền vững. Những ngôi nhà dài, nhà Gươl chung sống qua nhiều thế hệ, hàng rào bao bọc quanh làng tuy còn đơn sơ mái tranh, vách nứa nhưng hôm sớm có nhau, đồng cam, cộng khổ, chia ngọt, sẻ bùi thể hiện khối đoàn kết sức mạnh của một dân tộc không thể chia cắt. Những lễ hội đâm trâu, lễ cúng Giàng, cúng cơm mới, ma chay, cưới xin, săn bắt đều có sự góp mặt của cả làng. Ý thức cộng đồng hình thành trên cơ sở nền kinh tế nương rẫy, điều đó đã quy định trình độ tư duy của các dân tộc Nam Đông là tư duy cụ thể, kinh nghiệm và mang màu sắc thần bí thể hiện qua các sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào. Ngày nay, quan hệ hôn nhân gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu số Nam Đông đã có

nhiều thay đổi theo sự phát triển của lịch sử, chế độ hôn nhân một vợ một chồng ngày càng được thiết lập vững chắc trên cơ sở luật pháp về hôn nhân và gia đình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ánh sáng văn minh đã về đến tận thôn bản, góp phần xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc và loại bỏ dần các hủ tục lạc hậu không chỉ trong hôn nhân mà ngay cả quan niệm củ về ma chay, cưới xin phiền toái cũng được bà con chấp phận loại bỏ. Điều đó khẳng định nét tinh hoa của văn hóa truyền thống luôn bắt nhịp cùng sự phát triển của nền văn minh hiện đại và ngày càng khởi sắc trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc huyện Nam Đông. Trước đây dưới chế độ thực dân, phong kiến, đế quốc, 100% đồng bào các dân tộc bị áp bức, bị khinh rẽ, 100% dân số mù chữ cả nam lẫn nữ. Đến năm 1999, toàn huyện Nam Đông có 10/11 xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập tiểu học; 90% số trẻ trong độ tuổi đi học đến trường. 11/11 xã có tram y tế, toàn huyện có 1 trung tâm y tế với 60 giường bệnh. Phong trào xây dựng làng bản văn hóa được triển khai ở hầu hết các xã có đồng bào dân tộc thiểu số. Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc được bảo tồn; các xã như Hương Hữu, Thượng Long… đã xây dựng lại nhà Gươl, biến nơi đây thành tụ điểm sinh hoạt và tổ chức các hoạt động truyền thống. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, mỗi thôn đều có một đội bóng đá, bóng chuyền và đội văn nghệ quần chúng. Trong những năm gần đây được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, hầu hết các bản làng đều có lưới điện quốc gia. Kể từ khi có điện, ánh sáng văn hóa đã đến với dân làng, các hoạt động văn hóa như chiếu phim, văn nghệ, xem chương trình truyền hình… đã phần nào xóa đi ranh giới cách biệt giữa miền núi và miền xuôi. Đồng bào ngày càng ý thức được những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong xu thế hòa nhập cùng nhau đi lên và phát triển.

Đặc biệt là văn hóa dân tộc Cơ - tu. Trong mỗi nền văn hóa dân tộc, bao giờ cũng bao hàm những triết lý về con người, về cuộc sống và xã hội và thế giới nói chung. Chúng thể hiện sự suy tư trải nghiệm và tri thức của con người về những mặt, những sự kiện, hiện tượng riêng lẽ trong đời sống. Văn hóa dân tộc Cơ - tu là điều kiện cần thiết và tất yếu và cần thiết

thần. Do sống du canh du cư nên không gian cư trú của người Cơ - tu có những biến động, sự biến động này diễn ra trong phạm vi rừng núi, tính cộng đồng gắn bó trong cư trú của người Cơ - tu rất bền vững. Tâm lý của mỗi thành viên đều muốn cư trú thật gần nhau để “khi tối lữa tắt đèn có nhau”. Hình thái cư trú xen cư giữa người Cơ - tu và dân tộc khác rất ít xảy ra, địa bàn cư trú của người Cơ - tu tương đối thống nhất và tập trung, trừ vùng thị trấn và một số xã vùng thấp cư trú cận cư với người Kinh. Đời sống của người Cơ - tu gắn liền với nền nông nghiệp, kinh tế nương rẫy nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tính chất của nền nông nghiệp đã quy định cách thức cư trú của họ, đó là lối sống quần cư mà trong đó mối liên kết, tương trợ lẫn nhau hết sức chặt chẽ. Nhà Gươl là nơi sinh hoạt văn hóa tính ngưỡng… các hoạt động có tính chất giải quyết công việc nội bộ, giao tiếp với khách, là nơi các thành viên là nam giới sinh hoạt (trao đổi, bàn bạc, kể chuyện, uống rượu…) có thể nói rằng nhà Gươl với chức năng về xã hội, văn hóa và tín ngưỡng (nơi lưu giữ những vật hiến tế, cúng bái, của cải chung của làng và nơi tiến hành các lễ nghi cúng bái).

Về trang phục, tuy nghề dệt muộn và chưa phát triển nhưng kết cấu trang phục của người dân tộc Cơ - tu bên cạnh nguyên tắc thuộc về đặc thù chung đối với một cư dân miền núi, vẫn thể hiện một số đặc điểm riêng. Người phụ nữ mặc váy để trần phần thân khi còn là con gái chưa lấy chồng, đến khi lấy chồng thì mang thêm chiếc yếm che trước ngực hoặc sử dụng chiếc váy dài, choàng phía trên ngực chỉ chừa lại đôi vai trần. Ngày nay, nguyên tắc này đã thay đổi, rất ít trường hợp người con gái chưa chồng mặc váy ở trần. Nghệ thuật dệt, tạo hoa văn bằng cách luồn hạt cườm vào sợi chỉ dệt chỉ tìm thấy ở người Cơ - tu.

Lễ hội của người Cơ - tu rất đa dạng, phong phú. Song xét về tính mục đích có thể phân thành ba hình thức chính: Lễ hội mừng thắng lợi, lễ hội liên quan ngoại giao với các làng khác và tế lễ. Tế lễ là hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng phong phú nhất. Trong lễ tế, người Cơ - tu biểu đạt niềm tin rằng con người có thể giao hòa với trời đất, giao hòa với thế giới thần linh.

Kho tàng văn học của người Cơ - tu truyền lại cho đời sau chủ yếu bằng con đường truyền miệng nên giữ được nét tinh túy nhất với những thể

loại như truyện cổ, trường ca, thần thoại, truyền thuyết, ca dao - tục ngữ - dân ca, nghệ thuật cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc, múa dân gian Cơ - tu…

Điêu khắc, họa tiết trang trí phản ánh nhận thức của họ về thế giới tự nhiên và thể hiện ước mơ của họ về cuộc sống thông qua những hình tượng đầu trâu hoặc hoặc tượng thần tốt hình người trên nhà làng hay nhà mồ.

Văn học - nghệ thuật biểu hiện cách thức dung hòa tạo sự cân bằng tâm lý, dung hòa giữa tính khắc nghiệt của tự nhiên và vị trí nhỏ bé của con người, là cách thức giải quyết mâu thuẫn trong đời sống. Văn học - nghệ thuật của người Cơ - tu phản ánh tâm tư, tình cảm, hoài bảo của họ trước cuộc sống hiện thực.

Định cư ở vùng núi hiểm trở, người Cơ - tu phải đấu tranh sinh tồn trong quá trình ấy họ tích lũy được nhiều bài thuốc chữa bệnh rất công hiệu từ các loại thảo mộc. Việc tìm kiếm cây thuốc và chế biến do người phụ nữ đảm nhiệm.

Văn hóa dân tộc Cơ - tu chứa đựng giá trị nhân văn, nhân đạo. Trong nếp sống hàng ngày, tinh thần tương thân, tương trợ trong phạm vi làng. Do sống ở vùng cao cách trở họ chú trọng yếu tố cộng đồng, ăn sâu vào tâm thức và dần hình thành phong tục như ăn mừng lúa mới, cùng sinh hoạt lễ hội đâm trâu.

Theo giáo sư Đặng Nghiêm Vạn: “Bản thân con người miền núi thật thà, kiên cường trong chiến đấu, chăm chỉ trong lao động, chung thủy, tuyệt đối trung thành với Đảng và Hồ Chủ tịch. Tuyệt đại đa số người dân, trong suốt trăm năm thuộc Pháp và ba mươi năm chống Pháp và Mỹ, đã luôn chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, không quản ngại hy sinh gian khổ. Có thể thấy đó là những con người kiên cường, đã trụ vững ở miền núi, rất hiếm thấy trong cả nước, chưa biết ách đô hộ của thực dân. Ảnh hưởng của Đảng là tuyệt đối, của chủ nghĩa thực dân mới và cũ hầu như không có. Tình đoàn kết Kinh - Thượng tộc đã bén rễ từ trước, qua trao đổi buôn bán, qua đấu tranh chống ngoại xâm, lại được xây dựng chặt chẽ qua

Một phần của tài liệu Những khía cạnh triết học của việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w