Phương thức thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 63 - 65)

Sau khi đàm phán ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng thì bước cuối cùng của quá trình tiêu thụ là tiến hành thu tiền về. Tuỳ thuộc vào từng thị trường, từng khách hàng mà công ty áp dụng các phương thức thanh toán thích hợp để không gây thiệt hại cho mình và đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, kích thích nhà xuất khẩu mở rộng quy mô kinh doanh… Phương thức thanh toán hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả người bán và người mua, mang lại hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm được thời gian cũng như đảm bảo sự an toàn trong thanh toán. Do đó, thanh toán là một khâu quan trọng mà mọi nhà xuất khẩu đều quan tâm, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm, công ty sử dụng hai phương thức sau: - Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C): Đây là phương thức thanh toán bảo đảm an toàn nhất và thông dụng nhất trong kinh doanh quốc tế. Theo phương thức này, khi có nhu cầu bên mua làm giấy xin mở thư tín dụng yêu cầu ngân hàng phụp vụ mình, trích tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tiền vay một số

tiền bằng tổng giá trị hàng hàng đặt mua để lưu vào một số tài khoản riêng. Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua khi nhận giấy dụng đã mở thư tín dụng (L/C) của ngân hàng phụp vụ mình. Ngân hàng phụp vụ bên mua trả tiền cho bên bán căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ có chữ ký của đại diện bên mua kèm theo giấy uỷ nhiệm của bên mua do bên bán xuất trình các giấy tờ phù hợp với các khoản mà hai bên đã thống nhất.

- Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (T.T.R): Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phụp vụ mình chuyển trả một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu tại một địa điểm nhất định trong một thời gian xác định. Phương thức thanh toán này đảm bảo cho nhà xuất khẩu trong việc thanh toán tiền hàng nhưng bất lợi cho nhà nhập khẩu ở chổ: có thể sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu sẽ bỏ trốn hoặc không giao hàng như đã giao ước. Vì vậy, người ta thường áp dụng trong trường hợp hai bên đã thật sự tin tưỡng lẫn nhau, trị giá lô hàng nhỏ, hoặc trong trường hợp thanh toán tiền gia công mà bên đặt gia công có văn phòng đại diện ở nước nhận gia công.

Để biết về tình hình sử dụng phương thức thanh toán của công ty qua 3 năm ta xem xét bảng sau:

Bảng 15: Phương thức thanh toán của công ty qua 3 năm 2007- 2009

ĐVT: Tỷ đồng

Phương Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng số 38,79 100,0 0 24,25 100,0 0 53,89 100,0 0 -14,54 62,52 29,64 222,23 L/C T.T.R 17,32 21,47 44,65 55,35 8,05 16,20 33,20 66,80 17,77 36,12 32,97 67,03 -9,27 -5,27 46,48 75,45 9,72 19,92 220,75 222,96 Nguồn: Phòng kế hoạch

Qua bảng số liệu ta thấy: Công ty chủ yếu sử dụng phương thức chuyển tiền trực tiếp T.T.R với khách hàng, chiếm hơn 55 % trong tổng giá trị xuất khẩu hàng

hoá và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 giá trị phương thức chuyển tiền T.T.R đạt 21,24 tỷ đồng chiếm 55,35 % trong tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2008, mặc dù giá trị phương thức chuyển tiền T.T.R giảm xuống 16,20 tỷ đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ là 66,80 % trong tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2009, giá trị phương thức chuyển tiền T.T.R tăng lên 122,96 % đạt 36,12 tỷ đồng và chiếm 67,03 % trong tổng giá trị xuất khẩu.

Ngược lại với phương thức chuyển tiền T.T.R, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và có xu hướng giảm dần tỷ lệ trong tổng giá trị xuất khẩu qua các năm. Cụ thể, năm 2007, giá trị phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) đạt 17,32 tỷ đồng chiếm 44,65 % trong tổng giá trị xuất khẩu. Đến năm 2009, giá trị xuất khẩu đạt 17,72 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ trong tổng giá trị xuất khẩu giảm xuống còn 32,97 % trong tổng giá trị xuất khẩu.

Đây là nét đặc biệt của công ty CP XNK thuỷ sản Nam Hà Tĩnh. Qua đây chúng ta có thể khẳng định hầu như công ty chỉ kinh doanh với những khách hàng truyền thống, có mối quan hệ tin cậy lâu năm. Việc lựa chọn phương thức thanh toán T.T.R thực sự phù hợp với công ty giai đoạn hiện nay. Vì công ty chưa thực sự mở rộng thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra chủ yếu cung cấp cho một số khách hàng quen thuộc nhất định. Nhưng về lâu dài cần thay đổi phương thức thanh toán để phù hợp với yêu cầu thanh toán quốc tế nhằm mở rộng thị trường, đa dạng hoá đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w