Cơ sở đề xuất các giải pháp phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 74 - 76)

Việc đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu dựa vào việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm của Công ty trong thời gian qua. (xem bảng ma trận SWOT).

SWOT là từ viết tắt của các từ tiếng Anh: Strengths ( những mặt mạnh), Weakness ( những mặt yếu ), Opiortunities ( những cơ hội bên ngoài), Threarts ( những nguy cơ bên ngoài).

Điểm mạnh (S)

1. 1. Có vị trí địa lý thuận lợi cho tạo nguồn mua hàng.

2. 2. Sản phẩm là thực phẩm cần thiết, quan trọng trên thị trường.

3. 3. Tạo được uy tín khá mạnh trên thị trường Nhật Bản.

4. 4. Công ty có công nghệ chế tạo tiên tiến, hiện đại.

5. 5. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP

6. 6. Công ty đã đúc kết được khá nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu sản phẩm

Điểm yếu (W)

1. Tỷ lệ xuất khẩu thủy sản nguyên liệu thô vẫn còn cao.

2. Hoạt động trên một số thị trường còn mang yếu tố bất ổn.

3. Vẫn còn nhiều yếu tố mang tính tự phát: giống, nuôi trồng, chế biến,… ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xuất khẩu. 4. Khả năng cạnh tranh chưa cao.

5. Thiếu nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

6. Hoạt động tiếp thị còn yếu. 7. Am hiểu thị trường chưa nhiều.

8. Trình độ tay nghề của công nhân thấp. Cơ hội (O)

1. Chính phủ quan tâm phát triển: quy hoạch, đầu tư, tác động xuất khẩu.

2. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản thế giới ngày càng gia tăng.

3. Gia nhập WTO, các rào cản dần bị xóa bỏ.

4. Cơ chế xuất khẩu thông thoáng.

5. Được sự hỗ trợ từ hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Thách thức (T)

1. Nguồn thủy sản bị đe dọa cạn kiệt. 2. Ô nhiễm môi trường đe dọa sự phát triển của thủy sản.

3. Nhiều nước gia tăng kiểm soát VSATTP.

4. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh.

Nhìn vào bảng phân tích SWOT ta thấy, Công ty có nhiều điểm mạnh, nhưng tương đương số lượng điểm yếu cũng không ít. Có thế nói một trong những điểm mạnh nhất của Công ty hiện nay là mối quan hệ lâu năm với một số bạn hàng ở thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Tạo được uy tín về kinh doanh và chất lượng sản phẩm lớn trên thị trường Nhật Bản. Đồng thời Công ty có dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại. Đặc điểm này cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm

xuất khẩu, tăng sự thỏa mãn cho khách hàng và như thế sẽ tăng được khả năng cạnh tranh. Bên cạnh những mặt mạnh thì những điểm yếu còn tồn tại như khả năng tiếp thị, trình độ tay nghề hay sự am hiểu thị trường còn hạn chế. Đặc biệt nguồn nguyên liệu còn biến động chưa ổn định.

Cơ hội và nguy cơ là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, hiện nay Công ty đang có nhiều cơ hội để xuất khẩu sản phẩm của mình song nguy cơ lớn nhất lại là nguồn nguyên liệu cạn kiệt.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty CPXNK thuỷ sản nam hà tĩnh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w