Khai thác trong các dịp đi lưu diễn, biểu diễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật ca trù đông môn thủy nguyên hải phòng và định hướng khai thác trong du lịch (Trang 69 - 71)

4 Khu vực quán Bà Mau trước đây là nơi tập trung nhiều ca quán và các giáo phường nổi tiếng của Hải Phòng vào đầu thế kỷ XX.

2.3.4. Khai thác trong các dịp đi lưu diễn, biểu diễn

Ca trù Đông Môn thường xuyên đi lưu diễn, biểu diễn, giao lưu với các câu lạc bộ khác trong thành phố và với các vùng khác trên toàn quốc nhằm tăng cường khả năng học hỏi. Câu lạc bộ thường giao lưu với câu lạc bộ ca trù Hải Phòng, CLB hội văn nghệ dân gian Việt Nam, CLB UNESCO, CLB Hà Nội, CLB Thái Hà, CLB Hải Dương… Câu lạc bộ ca trù Đông Môn còn thường xuyên đi tham gia biểu diễn trong các cuộc thi, liên hoan và đã đạt được nhiều giải cao như:

- Tại Liên hoan ca trù toàn quốc 2005. Đây là lần đầu tiên một cuộc Liên hoan Ca trù có qui mô cả nước được tổ chức. Ban tổ chức liên hoan đã chọn hai địa điểm là Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) làm nơi tổ chức liên hoan bởi vì Ca trù có hai dòng khác nhau: ca trù cửa đình và ca trù cửa quyền với nghi thức và không gian khác nhau. Một nơi là dòng ca trù của thị thành nghìn năm văn hiến sẽ diễn ra ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là hoạt động nhằm khôi phục dòng ca trù của chốn kinh kỳ nổi tiếng tại phố Khâm Thiên, đất Thăng Long xưa. Không gian ở đây được sắp đặt theo nghi thức hát cửa đình vừa trang trọng, vừa tôn nghiêm, có nhiều hình thức nghệ thuật gắn liền với đời sống ca trù như xướng vịnh, thơ phú... Còn tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) sẽ diễn ra phần thi của dòng ca trù thôn quê. Theo các nhà nghiên cứu, địa phương này là một cái nôi của nghệ thuật ca trù Việt Nam. Tại Nghi Xuân, Ban tổ chức tạo dựng không gian văn hoá dân gian như những quán hàng cổ, các ông đồ viết câu đối, chữ nho, một số quầy hàng thủ công mỹ nghệ để tăng giá trị phục cổ cho cuộc liên hoan. Và hai câu lạc bộ ca trù của Hải Phòng là Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn và Câu lạch bộ Ca trù Hải Phòng thuộc Hội văn nghệ dan gian tham gia liên hoan ở

huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Ngay lần tham dự thứ nhất này, Ca nương Trịnh Thị Ngát đã đạt Huy chương Bạc do Bộ VH-TT trao tặng5.

- Liên hoan Ca trù toàn quốc 2006 được tổ chức tại Hà Nội, Trịnh Thị Ngát là một trong những đại diện cho TP Hải Phòng về tham dự.

- Liên hoan ca trù toàn quốc 2007 tại Hải Dương.

- Liên hoan ca trù toàn quốc 2009 tại Hà Nội: Ca nương Nguyễn Thị Duyên cũng đã dành được Huy chương bạc.

Với việc tham gia đều đặn các cuộc Liên hoan qui mô lớn do nhà nước tổ chức, Ca trù Đông Môn đã dần khẳng định được tên tuổi của mình trong tổng số 22 Câu lạc bộ ca trù hiện đang hoạt động. Việc tham gia đó không chỉ giúp cho Ca trù Đông Môn duy trì được sức sống của một làng nghề cổ, mà còn là cơ hội cho các nghệ nhân trẻ được cọ xát và giao lưu, học hỏi với các câu lạc bộ khác, với các địa phương khác để trau dồi thêm ngón nghề của mình ngày càng sành sỏi hơn, nhuần nhuyễn hơn. Đó là một phần thưởng tinh thần vô giá mà không một giải thưởng vật chất nào thay thế được.

Bên cạnh việc tham gia các Liên hoan ca trù toàn quốc, Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn còn tham gia biểu diễn ở nhiều nơi. Một trong những địa điểm quen thuộc là không gian văn hóa sống động của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội. Dưới đây là một trong những Chương trình biểu diễn nghệ thuật Ca trù do Trung tâm UNESCO Ca trù và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp thực hiện có sự tham gia của Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn:

Chƣơng trình ca trù 6 tháng đầu năm 2008 (chủ nhật thứ 4 hàng tháng)

Tháng 1: ngày 13, Tưởng niệm cố nghệ sỹ Quách Thị Hồ.

5

Trịnh Thị Ngát cũng đã đạt giải Nhất Hội thi Ca múa nhạc TP Hải Phòng 2005 và giải Nhất Hội thi Tiếng hát dân ca TP Hải Phòng tháng 5.2006.

Tháng 2: ngày 24, Chương trình chào mừng xuân Mậu Tý, với sự tham gia của câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội).

Tháng 3: ngày 23, Với sự tham gia của câu lạc bộ ca trù Đông Môn (Hải Phòng).

Tháng 4: ngày 27, Về thi sỹ Tản Đà.

Tháng 5: ngày 25, Hát nói, Gửi thư, Hát ru-hát giai, Bắc phản, Thơ cổ, Chừ khi. Tháng 6: ngày 22, Với sự tham gia của câu lạc bộ Hải Dương và Hải Phòng.

Mặc dù nằm trong phạm vi của một chương trình giao lưu văn hóa, nhưng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vốn dĩ là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách khi đến với thủ đô Hà Nội với hai khu trưng bày bên trong và đặc biệt là khu trưng bày ngoài trời - nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động triển lãm, giao lưu văn hóa nghệ thuật. Lượng du khách quốc tế đến với Bảo tàng rất đông, vì thế có thể xem những chuyến tham gia biểu diễn như thế này là một cơ hội cho Ca trù Đông Môn tự quảng bá tên tuổi của mình. Rất có thể vì yêu mến tiếng hát của các nghệ nhân Đông Môn mà biết đâu sẽ có thêm nhiều du khách tìm đến với du lịch Hải Phòng để được tự mình tìm hiểu về mảnh đất gốc - nơi đã sản sinh ra những tay đàn, tiếng phách, tiếng hát ngọt lịm, làm say đắm lòng người ấy?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật ca trù đông môn thủy nguyên hải phòng và định hướng khai thác trong du lịch (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)