Diễn xuấ t

Một phần của tài liệu Đề tài tìm HIỂU về NGHỆ THUẬT sân KHẤU KABUKI của NHẬT bản (Trang 45 - 49)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.4. Diễn xuấ t

Vì Kabuki là loại hình sân khấu truyền thống lâu đời của Nhật Bản, cho nên cũng giống như Trà đạo hay các môn võ thuật truyền thống của Nhật, lối diễn xuất của diễn viên đuợc thể hiện sinh động qua hình thức Kata, hình thức mẫu có sẵn.

Theo nguyên tắc của Kata thì trong lối diễn xuất của diễn viên không cho phép diễn viên ngẫu hứng thể hiện điệu bộ hay động tác của mình mà bắt buộc họ phải thể hiện theo những hình thức có sẵn trong Kabuki. Chính nhờ điều này đã giúp cho nghệ thuật sân khấu Kabuki có thể duy trì tính nghệ thuật và tính truyền thống một cách trọn vẹn cho tới ngày nay.

Hình 3.5: Tính hài hòa và đồng điệu trên sân khấu.

[Nguồn hình: http:// japan.org]

Hình 3.6: Hai diễn viên đang diễn xuất trên sân khấu theo hình thức Kata. [Nguồn hình: http:// japan.org]

Hình 3.7: Diễn viên đang thể hiện động tác bằng hình thức Mie-thái đô nổi bật

[Nguồn hình: http:// japan.org]

Trong Kabuki có rất nhiều hình thức diễn xuất. Hình thức đặc trưng nhất là Mie (Kiến đắc-thái độ nổi bật), người diễn viên sẽ thể hiện một điệu bộ gây ấn tuợng mạnh với khán giả và qua đó có thể biểu lộđược tính cách của nhân vật. Hình thức diễn xuất Tatê có nghĩa là chiến đấu cách điệu và hình thức diễn xuất này được sử dụng nhiều trong các vở kịch lịch sử. Roppo là hình thức diễn xuất xuất phát từ kịch tính kèm theo điệu bộ phóng đại. Và hình thức Damma thường được thể hiện trong các cảnh im lặng. [1- trang 400]

Hình 3.8: Diễn viên đang diễn xuất bằng hình thức Tate.

[Nguồn hình: http:// japan.org]

Hình 3.9: Diễn viên sử dụng hình thức Roppo để diễn xuất.

Hình 3.10: Diễn viễn đang diễn xuất bằng hình thức Damma.

[Nguồn hình: http:// japan.org]

Trong Kabuki cổđiển, ngay cả cấu trúc vở kịch và từ ngữ cũng được xếp vào khuôn mẫu, và lối diễn xuất của diễn viên cũng phải tuân theo những quy ước có sẵn. Khi Kabuki bước vào thời hiện đại, Kabuki dần có những biến đổi mới về hình thức, kết hợp giữa sân khấu truyền thống của mình với kịch nghệ của phương Tây nhờ tài năng của những soạn giả Kabuki và cả những soạn giả của các loại hình nghệ thuật sân khấu khác.

Một phần của tài liệu Đề tài tìm HIỂU về NGHỆ THUẬT sân KHẤU KABUKI của NHẬT bản (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)