B. PHẦN NỘI DUNG
3.1. Nghệ thuật sân khấu
Hình3.1: Cách thiết kế chung của sân khấu Kabuki.
[Nguồn hình: http://www.eigotown.com]
3.1.1.1. Hanamichi (Hoa đạo)
Thiết kế sân khấu là công việc đòi hỏi về cả nghệ thuật thiết kế cũng như sự hiểu biết về Kabuki. Trong thiết kế sân khấu Kabuki, có một phần đựợc thiết kế nhô ra, huớng về phía khán giả và đuợc gọi là Hanamichi, có nghĩa là Hoa đạo. Đây cũng là lối đi ra, đi vào sân khấu của diễn viên. Trong những năm đầu của Kabuki, ngừơi sáng tạo ra Kabuki- Okuni-đã cùng với đoàn kịch của mình biểu diễn Kabuki trên sân khấu Hanamichi như thế này. Hanamichi không những đuợc sử dụng làm
lối đi lên, đi xuống sân khấu chính mà còn là nơi biểu diễn của những cảnh quay Kabuki quan trọng. [15-trang 103]
Hình 3.2: Đây là một cách thiết kế chung của sân khấu Kabuki.
[Nguồn hình: http://nhatban.net]
Sân khấu Kabuki sử dụng màn kéo với những màn vải rộng đen, màu xanh lục hay màu vàng cam, chủ yếu là những màu nóng. Màn sân khấu được kéo theo chiều dọc và thường được kéo dài từ phải sang trái sân khấu khi nghe tiếng gõ của hai thanh gỗ từ bộ phận âm thanh.
Người ta cũng dùng phông nền sân khấu trong các cảnh ngắn của vở kịch trước khi và sau khi hồi kịch chính được biểu diễn ở trên sân khấu. Cũng như các kiểu thiết kế sân khấu khác, sân khấu của Kabuki cũng bao gồm cánh gà trái (Kamite)và cánh gà phải (Shimote). Tuy nhiên, trong Kabuki lại có sự phân biệt về cánh gà hai bên. Cánh gà trái là những ghế ngồi danh dự, nó được dành cho các nhân vật thuộc đẳng cấp cao, những khách mời cao quý và những thông tín viên quan trọng hay là các viên chức cao cấp. Còn cánh gà phải là dành cho những người thuộc đẳng cấp thấp, và những thành viên trong gia đình.
Càng dần về sau, kỹ thuật thiết kế sân khấu và nhà hát Kabuki càng trở nên tinh xảo và tiến bộ hơn. Việc cải tiến trong Kabuki vào thế kỷ 18 làm cho việc biểu diễn các vở kịch Kabuki có những thay đổi to lớn. Nguồn động lực dẫn đến sự thay đổi này chính là mong muốn thực hiện thủ thuật “bất ngờ xuất hiện” hay “tự nhiên
biến mất” của diễn viên. Nhờ vào những tiến bộ này, mà có rất nhiều các thủ thuật sân khấu khác đựợc thực hiện trong Kabuki. Ngừơi ta thường dùng cụm từ “Keren” (ngoại liên) để chỉ tất cả các loại thủ thuật này.
3.1.1.2. Mawari-butai (Sân khấu xoay)
Hình thức thiết kế sân khấu này đuợc hình thành và phát triển dưới thời Kyoho (1716-1735). Kỹ thuật này lúc ban đầu đuợc thực hiện bằng cách di chuyển sân khấu theo một vòng tròn và phía duới sân khấu có gắn những đuờng bánh xe giúp cho sân khấu di chuyển một cách thuận tiện hơn. Trong Mawari-butai, có những tên gọi được gọi theo cách di chuyển sân khấu. Chẳng hạn như sân khấu di chuyển trong lúc đèn sân khấu mờ tối dần đi thì đuợc gọi là Kuraten (chuyển tối) hay khi sân khấu di chuyển mà đèn sân khấu vẫn bật sáng thì đuợc gọi là Akaten (chuyển sáng). [15- trang 104]
Trong nghệ thuật biểu diễn Kabuki, nhiều khi việc chuyển cảnh đuợc thực hiện cùng lúc với các hiệu ứng ánh sáng sân khấu. Việc này tạo ra hiệu quả cao nhất cho các vở kịch Kabuki. Khoảng 300 năm trước, loại hình kỹ thuật này lần đầu tiên đuợc xây dựng ở Nhật Bản và nó đuợc thiết kế cho những pha chuyển cảnh đòi hỏi tính nhanh chóng. Kỹ thuật sân khấu này rất có ích và có tác dụng vì nó giúp cho việc chuyển cảnh của một vở kịch đuợc diễn ra một cách liên tục và không bị đứt quãng hay phải dừng lại.
Hình 3.3: Sân khấu đang ở trong giai đoạn Akaten, chuyển sáng
3.1.1.3. Seri (Cửa sập)
Trong thiết kế sân khấu, phần dùng để kéo diễn viên lên xuống hay dùng để lắp đặt sân khấu biểu diễn đuợc gọi là Seri. Seri nói chung dùng để chỉ các cửa sập trên sân khấu Kabuki và nó được sử dụng từ giữa thế kỷ 18. Ngoài ra còn có các cách gọi theo cách sử dụng của nó. Chẳng hạn như: Seridashi hay Seriage dùng để chỉ các cửa sập lúc nó được mở lên trên; Serioroshi hay Serisage dùng để chỉ các cửa sập khi nó được kéo hạ xuống. Cách thiết kế sân khấu này được sử dụng phối hợp với các hiệu ứng ánh sáng làm cho cả một bối cảnh của một vở kịch hiện ra trên sân khấu.
3.1.1.4. Chuunori (Bay giữa không trung)
Kỹ thuật Chuunori xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 19. Trong kỹ thuật này, nam/nữ diễn viên có thể bay luợn trên sân khấu và thậm chí là có thể bay ngay trên cả một khoảng không gian chỗ ngồi của khán giả. Và để có thể bay luợn như vậy, người ta gắn vào trang phục của diễn viên một sợi dây thép, sợi dây thép này đuợc điều khiển bằng một hệ thống điều chỉnh của những người phía sau sân khấu. Các hệ thống hỗ trợ việc biểu diễn của diễn viên luôn bám sát từng động tác trên sân khấu của diễn viên để có thể phối hợp nhịp nhàng cùng diễn viên trong mọi giai đoạn của một vở kịch.
3.1.1.5. Hikidougu (Xe đẩy sân khấu)
Kỹ thuật này xuất hiện và phát triển từ đầu thế kỷ 18. Kabuki cũng giống như một số loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống khác của Nhật Bản. Việc thay đổi khung cảnh diễn xuất đôi khi được thực hiện ngay giữa chừng của một cảnh, ngay giữa lúc diễn viên vẫn còn ở trên sân khấu và phông màn sân khấu vẫn còn đang mở. Việc thay đổi khung cảnh kiểu này được thực hiện nhờ sử dụng kỹ thuật Hiki Dougu. Dựa vào kỹ thuật này, ngừơi ta có thể đưa phông nền và diễn viên ra vào sân khấu một cách tiện lợi nhờ một cái bục có bánh xe gắn ở phía dưới.
3.1.2. Trợ lý sân khấu
Kyogen (trợ lý sân khấu) có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng trên sân khấu. Đặc biệt là trong các tiết mục múa, việc
thay đổi trang phục của nhân vật tùy theo bối cảnh đuợc thực hiện một cách nhanh chóng là nhờ vào kỹ thuật Hayagawari (thay đổi nhanh). Trong lúc thực hiện Hayagawari, người trợ lý sân khấu phải làm theo những động tác của các vũ công và đón đuợc động tác tiếp theo của họ. [1-trang 401]
Trong Kabuki, trợ lý sân khấu còn đuợc gọi là Kuroko, những nhân viên này luôn mặc đồđen và luôn đuợc xem là vô hình. Vai trò của họ là chạy ra, chạy vào để thay đổi đạo cụ và phông nền sân khấu tùy theo mỗi bối cảnh khác nhau.
Trong nghệ thuật Kabuki, đễ diễn tả bản chất của một nhân vật đột ngột bị lộ ra trong một bối cảnh nào đó thì người ta thuờng sử dụng kỹ thuật Hikinuki hay Bukkaeri. Theo đó người diễn viên sẽ mặc chồng vào một trang phục khác hoặc là cởi bỏ lớp trang phục đang mặc trên người để lộ ra một lớp trang phục khác có kiểu dáng và màu sắc khác. Việc này đựơc thực hiện ngay truớc mặt khán giả cùng với sự giúp đỡ của các nhân viên sân khấu. [1-trang 401]
3.1.3. Đạo diễn sân khấu
Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu, nếu diễn viên là linh hồn của buổi biểu diễn thì người đạo diễn là người chi phối “linh hồn” cho tất cả các buổi biểu diễn. Vai trò của người đạo diễn là thiết kế, xây dựng sân khấu biểu diễn. chỉ đạo diễn xuất trên sân khấu cho diễn viên. Họ chịu trách nhiệm xuyên suốt buổi biểu diễn. Từ khi cầm trên tay nội dung của một vở kịch, người đạo diễn đã phải nắm bắt được toàn bộ kết cấu chính-phụ, tiến độ, diễn viên, thời gian của vở kịch. Từđó họ sẽđịnh hướng những hiệu quả về hình ảnh cũng như nghệ thuật
Nghềđạo diễn sân khấu vẫn là một nghề cũng còn khá mới mẻ trong nghành nghệ thuật hiện nay. Vì vậy với sân khấu Kabuki cũng vậy. Vai trò của người đạo diễn sân khấu cũng mới được hình thành trong thời gian cách đây chưa lâu. Đạo diễn sân khấu khác với đạo diễn truyền hình hay đạo diễn điện ảnh, người đạo diễn gần như chi phối tổng quát sân khấu từ những tiểu tiết cho đến những vấn đề chính: từ ánh sáng, âm nhạc phục trang, trang điểm cho đến nội dung, chủ đề của một vở kịch do mình đạo diễn. Việc dàn dựng sân khấu là điều hết sức quan trọng với một buổi biểu diễn Kabuki, vì vậy vai trò của người đạo diễn sân khấu Kabuki là một
yếu tố không thể thiếu. Đặc biệt là vào xã hội hiện đại ngày nay, để có thể tạo ra sự thu hút từ nhiều góc độ cho Kabuki, một môn nghệ thuật truyền thống lâu đời như thế.
Hiện nay ở Nhật Bản, một tên tuổi khá nổi tiếng với vai trò là diễn viên kiêm vai trò đạo diễn sân khấu thường được mọi người gọi là chàng Tackey, cũng là nghệ danh của anh. Tên thật của anh là Takizawa Hideaki, anh là người mạnh dạn đưa những yếu tố hiện đại mới mẻ vào trong Kabuki. Takizawa Hideaki bắt đầu tham gia diễn xuất từ năm 2006, và được biết đến với vai diễn nổi tiếng Minamoto no Yoshitsune.
Hình 3.4: Vai diễn nổi tiếng Minamoto no Yoshitsune của Takizawa Hideaki [ Nguồn tranh: http:// ichinews.acc.vn]
3.1.4. Diễn xuất
Vì Kabuki là loại hình sân khấu truyền thống lâu đời của Nhật Bản, cho nên cũng giống như Trà đạo hay các môn võ thuật truyền thống của Nhật, lối diễn xuất của diễn viên đuợc thể hiện sinh động qua hình thức Kata, hình thức mẫu có sẵn.
Theo nguyên tắc của Kata thì trong lối diễn xuất của diễn viên không cho phép diễn viên ngẫu hứng thể hiện điệu bộ hay động tác của mình mà bắt buộc họ phải thể hiện theo những hình thức có sẵn trong Kabuki. Chính nhờ điều này đã giúp cho nghệ thuật sân khấu Kabuki có thể duy trì tính nghệ thuật và tính truyền thống một cách trọn vẹn cho tới ngày nay.
Hình 3.5: Tính hài hòa và đồng điệu trên sân khấu.
[Nguồn hình: http:// japan.org]
Hình 3.6: Hai diễn viên đang diễn xuất trên sân khấu theo hình thức Kata. [Nguồn hình: http:// japan.org]
Hình 3.7: Diễn viên đang thể hiện động tác bằng hình thức Mie-thái đô nổi bật
[Nguồn hình: http:// japan.org]
Trong Kabuki có rất nhiều hình thức diễn xuất. Hình thức đặc trưng nhất là Mie (Kiến đắc-thái độ nổi bật), người diễn viên sẽ thể hiện một điệu bộ gây ấn tuợng mạnh với khán giả và qua đó có thể biểu lộđược tính cách của nhân vật. Hình thức diễn xuất Tatê có nghĩa là chiến đấu cách điệu và hình thức diễn xuất này được sử dụng nhiều trong các vở kịch lịch sử. Roppo là hình thức diễn xuất xuất phát từ kịch tính kèm theo điệu bộ phóng đại. Và hình thức Damma thường được thể hiện trong các cảnh im lặng. [1- trang 400]
Hình 3.8: Diễn viên đang diễn xuất bằng hình thức Tate.
[Nguồn hình: http:// japan.org]
Hình 3.9: Diễn viên sử dụng hình thức Roppo để diễn xuất.
Hình 3.10: Diễn viễn đang diễn xuất bằng hình thức Damma.
[Nguồn hình: http:// japan.org]
Trong Kabuki cổđiển, ngay cả cấu trúc vở kịch và từ ngữ cũng được xếp vào khuôn mẫu, và lối diễn xuất của diễn viên cũng phải tuân theo những quy ước có sẵn. Khi Kabuki bước vào thời hiện đại, Kabuki dần có những biến đổi mới về hình thức, kết hợp giữa sân khấu truyền thống của mình với kịch nghệ của phương Tây nhờ tài năng của những soạn giả Kabuki và cả những soạn giả của các loại hình nghệ thuật sân khấu khác.
3.1.5. Nhà hát
Từ lúc thành lập cho tới ngày nay, qua thời gian phát triển Nhà hát Kabuki cũng như sân khấu của nó đạt được nhiều thành tựu lớn. Lúc ban đầu, Kabuki còn chưa được biểu diễn trong nhà hát vì nguời ta chưa xây dựng nhà hát dành riêng cho Kabuki. Nhưng càng về sau cùng với sự phát triển lớn mạnh của Kabuki lần lượt những nhà hát lớn, nhỏđuợc xây dựng.
Hình 3.11: Nhà hát Kabukiza ở Ginza là một trong những nhà hát Kabuki hàng đầu ở Tokyo.
[ Nguồn tranh: http://lichsuvn.info ]
Cùng với sân khấu, nhà hát ngày càng được cách điệu hóa trong hình thức diễn xuất và sự phức tạp trong việc trang điểm của người diễn viên. Trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt, vực dậy sau các cuộc tàn phá đã tạo cho nhà hát Kabuki có đựơc sự vững chãi trong việc tồn tại của nó.
Hình 3.12: Minamiza, nhà hát Kabuki ở Kyoto
[ Nguồn tranh: http://lichsuvn.info ]
Dần về sau, cùng với sự yêu thích của hầu hết người Nhật Bản, các nhà hát Kabuki ngày càng mọc lên. Tuy nhiên không phải vì thế mà những nhà hát Kabuki được xậy dựng từ lâu bị lãng quên mà ngược lại những nơi đó chính là nơi giao lưu và gìn giữ một cách trọn vẹn những giá trị truyền thống lâu đời của Kabuki. Người ta tìm đến nhà hát Kabuki vừa là tìm đến với kiến trúc trong lối thiết kế nhà hát Kabuki vừa là để thưởng thức nghệ thuật sân khấu Kabuki truyền thống được biểu diễn ở trong đó.
Hình 3.13: Một góc nhà hát Kabuki tại Tokyo
[Nguồn hình: http://nhatban.net]
Mặc dù các nhà hát lớn hầu hết tập trung ở những thành phố lớn như Tokyo, Kyoto, Oosaka nhưng lại có rất nhiều những nhà hát nhỏđuợc xây dựng ở Osaka và ở các vùng địa phuơng khác. Một số nhà hát lớn đuợc kểđến như: nhà hát Kabuki, nhà hát Quốc gia ở Tokyo; nhà hát Minami ở Kyoto; nhà hát Shochiku ở Osaka,…Và rất nhiều những nhà hát khác đuợc xây dựng ở những vùng địa phương. Chẳng hạn như: nhà hát Hakata ở Fukuoka, nhà hát Kanamaru ở Kagawa, nhà hát Misono ở Nagoza,..v.v..[14-trang 24]
3.2. Kabuki trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, Kabuki đã chịu rất nhiều những tổn thất lớn. Tổn thất lớn nhất là sự ra đi của vô số các diễn viên Kabuki nổi tiếng. Đồng thời, cuộc cải cách Minh trị cũng là mối đe dọa lớn của Kabuki. Bắt đầu cuộc cải cách là việc tiếp nhận những cái mới, đào thải những cái cũ. Việc ham thích, ưa
chuộng những hình thức giải trí mới đã làm cho Kabuki bị lép vế trong dòng văn hóa.
Luồng phát triển văn hóa Tây Âu ở Nhật Bản đã tạo ra những đối thủ nguy hiểm cho Kabuki như: truyền hình, điện ảnh. Giới trẻ Nhật Bản lại tìm thấy sựđam mê, vui thích ở những hình thức giải trí hiện đại khác như: truyện tranh, điện tử,…Những điều trên đã giúp cho các loại hình văn hóa hiện đại có cơ hội phát triển và lan rộng. Theo đó, các loại hình văn hóa truyền thống, trong đó có Kabuki, lại không có nhiều không gian như thế. Một con số khá lớn là 70% giới trẻ Nhật Bản hiện nay chưa được tận mắt xem Kabuki. Lý do đơn giản vì họ nói rằng do nội dung của vở kịch và cách dùng từ ngữ, câu văn mang tính chất cổ điển, khó hiểu. [3-trang 137]
Vì vậy, Kabuki không gây đuợc nhiều hứng thú cho người xem là giới trẻ so với các loại hình văn hóa, giải trí mới đương đại. Dần dần, những vở kịch Kabuki đuợc công diễn nhằm phục vụ cho các đối tuợng chủ yếu là người già và các du khách nước ngoài. Họ là những người thực sự muốn đi sâu vào tìm hiểu nền văn hóa huyền bí của đất nước Phù Tang.
Hình 3.13: Các du khách nước ngoài thử hóa trang theo Kabuki. [Nguồn hình: http:// celestecoleman.com]
Tuy nhiên, so với các loại hình văn hóa truyền thống khác ở Nhật Bản, nghệ thuật sân khấu Kabuki vẫn là loại hình kịch truyền thống đuợc yêu thích nhất. Kabuki vẫn được xem là đối tuợng được ưa chuộng của nhiều người. Không những
thế, một số diễn viên, đạo diễn của sân khấu Kabuki còn trở thành ngôi sao với các vai diễn xuất sắc, nổi bật trên Tivi hay màn ảnh rộng.
Hình 3.14: Diễn viên Kabuki Takizawa Hideaki - “chàng Tackey”, anh cũng là một ngôi sao trong lĩnh vực điện ảnh.
[Nguồn hình: http://www.maivoo.com]
Nhiều vở kịch Kabuki còn truyền tải đến người xem một vài nội dung phản ánh cuộc sống hiện đại đang diễn ra ngoài xã hội. Đây chính là hệ quả của việc gìn giữ sự tồn tại của Kabuki theo thời gian. Kabuki cùng với những giá trị truyền thống của nó được gìn giữ và yêu thích bằng sự tự hào và tự tôn dân tộc của người dân Nhật Bản. Vì thế Kabuki mặc dù có mang đôi chút màu sắc hiện đại nhưng vẫn giữđược hầu như là nguyên vẹn phong cách cổđiển của mình.