B. PHẦN NỘI DUNG
3.1.1.1. Hanamichi (Hoa đạ o)
Thiết kế sân khấu là công việc đòi hỏi về cả nghệ thuật thiết kế cũng như sự hiểu biết về Kabuki. Trong thiết kế sân khấu Kabuki, có một phần đựợc thiết kế nhô ra, huớng về phía khán giả và đuợc gọi là Hanamichi, có nghĩa là Hoa đạo. Đây cũng là lối đi ra, đi vào sân khấu của diễn viên. Trong những năm đầu của Kabuki, ngừơi sáng tạo ra Kabuki- Okuni-đã cùng với đoàn kịch của mình biểu diễn Kabuki trên sân khấu Hanamichi như thế này. Hanamichi không những đuợc sử dụng làm
lối đi lên, đi xuống sân khấu chính mà còn là nơi biểu diễn của những cảnh quay Kabuki quan trọng. [15-trang 103]
Hình 3.2: Đây là một cách thiết kế chung của sân khấu Kabuki.
[Nguồn hình: http://nhatban.net]
Sân khấu Kabuki sử dụng màn kéo với những màn vải rộng đen, màu xanh lục hay màu vàng cam, chủ yếu là những màu nóng. Màn sân khấu được kéo theo chiều dọc và thường được kéo dài từ phải sang trái sân khấu khi nghe tiếng gõ của hai thanh gỗ từ bộ phận âm thanh.
Người ta cũng dùng phông nền sân khấu trong các cảnh ngắn của vở kịch trước khi và sau khi hồi kịch chính được biểu diễn ở trên sân khấu. Cũng như các kiểu thiết kế sân khấu khác, sân khấu của Kabuki cũng bao gồm cánh gà trái (Kamite)và cánh gà phải (Shimote). Tuy nhiên, trong Kabuki lại có sự phân biệt về cánh gà hai bên. Cánh gà trái là những ghế ngồi danh dự, nó được dành cho các nhân vật thuộc đẳng cấp cao, những khách mời cao quý và những thông tín viên quan trọng hay là các viên chức cao cấp. Còn cánh gà phải là dành cho những người thuộc đẳng cấp thấp, và những thành viên trong gia đình.
Càng dần về sau, kỹ thuật thiết kế sân khấu và nhà hát Kabuki càng trở nên tinh xảo và tiến bộ hơn. Việc cải tiến trong Kabuki vào thế kỷ 18 làm cho việc biểu diễn các vở kịch Kabuki có những thay đổi to lớn. Nguồn động lực dẫn đến sự thay đổi này chính là mong muốn thực hiện thủ thuật “bất ngờ xuất hiện” hay “tự nhiên
biến mất” của diễn viên. Nhờ vào những tiến bộ này, mà có rất nhiều các thủ thuật sân khấu khác đựợc thực hiện trong Kabuki. Ngừơi ta thường dùng cụm từ “Keren” (ngoại liên) để chỉ tất cả các loại thủ thuật này.