Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty:

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH đinh nguyễn (Trang 44 - 50)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐINH NGUYỄN

3.2.3.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty:

Tổng giá trị tài sản lưu động của công ty chiếm hơn một nửa tổng tài sản của công ty. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty. Từ số liệu thực tế ta tính được các chỉ tiêu phản ánh tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:

Bảng 3.6: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

(Đơn v: Ngàn đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1. Doanh thu 57.099.776 69.257.360 86.468.565

2. Lợi nhuận trước thuế 655.903 925.370 971.854

3. Vốn lưu động bình quân 39.630.406 39.842.926 47.071.930 4. Sức sản xuất của vốn lưu động(1)/(3) 1.44 1.74 1.84

5. Sức sinh lợi của vốn lưu động (2)/(3) 0.017 0.023 0.021 6. Suất hao phí của vốn lưu động 1/(4) 0.69 0.57 0.54 (Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty TNHH ĐINH NGUYỄN)[6]

Với chỉ tiêu của vốn lưu động tăng đều đặn qua các năm thể hiện doanh thu mà một đồng vốn lưu động đưa lại ngày càng tăng. Nhưng nhìn chung chỉ tiêu này của các năm đều ở mức thấp so với các công ty thương mại khác. Điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa hiệu quả. Cũng có thể đánh giá vốn lưu động qua chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm, nó phản ánh số vốn lưu động cần thiết cho một đồng doanh thu và tính bằng cách lấy nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất.

Tiếp theo ta xét đến chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ. Do vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn nên chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2009 có sự giảm sút so với năm 2008. Nhìn chung sức sinh lợi của vốn lưu động còn chưa cao. Trong những năm tới công ty cần có giải pháp nâng cao chỉ tiêu này.

Bên cạnh đó, suất hao phí của vốn lưu động lại giảm dần cụ thể năm 2007 là 0.69, năm 2008 là 0.57 và năm 2009 là 0.54.Nghĩa là công ty sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động.

Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải xét đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động trong kỳ. Số vòng quay càng nhiều thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn ,hiệu quả kinh doanh càng cao.

Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của vốn lưu

động = Tổng số vốn lưu động

Chỉ tiêu này của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2007 số vòng quay là 1.44 lần, năm 2008 là 1.74 lần ,năm 2009 là 1.84 lần .So với các công ty thương mại khác thì tốc độ quay vòng này cũng ở mức chưa cao. Thời gian tới công ty cần tăng tốc độ này và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nếu có thể.

3.2.4.Khả năng thanh toán của công ty.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp gắn liền khả năng sống còn của công ty .Để di sâu vào khả năng thanh toán công ty trước hết ta đi vào phân tích tỷ số kết cấu giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu :

Bảng 3.7 :Kết cấu vốn của công ty TNHH Đinh Nguyễn Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Số Tiền Tỷ trọng % Số Tiền Tỷ trọng% 1.Nợ ngắn hạn 22.486.009 39.2 25.099.249 36.5 2.Nợ dài hạn 17.114.609 29.8 19.421.175 28.24 3.Vốn chủ sở hữu 17.755.869 30.96 24.245.008 35.26

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty TNHH ĐINH NGUYỄN)[6]

Nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn vay.

Năm 2008 .Nợ ngắn hạn 39% .Nợ dài hạn 30% Vốn chủ sở hữu 31%

(Nguồn :Phòng kế toán-Công ty TNHH Đinh Nguyễn )[6]

Năm 2009 .Nợ dài hạn 28% Nợ ngắn hạn 37% Vốn chủ sở hữu 35%

(Nguồn :Phòng kế toán-Công ty TNHH Đinh Nguyễn )[6]

Biểu đồ 3.3:Kết cấu vốn của công ty năm 2009

Với cơ cấu nguồn vốn năm 2008 có nguồn vốn chủ sở hữu là 30.96 % và năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 35.26 % , điều này cho ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu công ty chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn. Điều này rõ ràng khả năng sinh lời của công ty chưa cao .Nhưng năm 2009 có dấu hiệu tốt hơn năm 2008 (35.26% >30.96% ).Một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của công ty trong tương lai sẽ được cải thiện.

Bảng 3.8 :Tình hình thanh toán của công ty năm 2007-2009.

Đơn vị :ngàn đồng Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Nợ ngắn hạn 15.867.113 22.486.009 25.099.249 2.Nợ dài hạn 22.623.053 17.114.609 19.421.175 3.Vốn chủ sở hữu 14.916.474 17.755.869 24.245.008 4.Tài sản lưu động 39.630.406 39.842.926 47.071.930 5.Khả năng thanh toán hiện hành (4\1) 2.49 1.77 1.88 6.Hệ số mắc nợ ((1+2)\3) 2.58 2.23 1.84

Bảng phân tích cho thấy rằng: nợ phải trả ngắn hạn có sự biến động qua các năm :năm 2008 tăng hơn năm 2007 là 6.618.896 ngàn đồng tương đương là 41.7 %, năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 2.613.240 ngàn đồng , tương đương là 11.6% ,tốc độ tăng của nợ phải trả ngắn hạn giảm dần. Trong khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng lên nhanh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối :năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2.839.395 ngàn đồng tương đương là 19.03%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6.489.139 ngàn đồng tương đương là 36.5% Thực tế cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên hoàn toàn là nguồn vốn quỹđây là dấu hiệu tài chính tốt, nó cho thấy Công ty có đủ khả năng tài chính mạnh, đảm bảo Công ty có đủ vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, trang bị kỹ thuật công nghệ mới bằng số vốn của mình.

Qua phân tích trên ta thấy : hệ số nợ của Công ty năm 2007 là khá cao (2.58) nhưng giảm dần xuống theo chiều hướng tốt năm 2008 là 2.23, năm 2009 là 1.84. Điều đó cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp ngày càng tốt. Điều này cũng được thể hiện thông qua sự tăng lên không ngừng của hệ số tự tài trợ. Nó chứng tỏ Công ty ngày càng độc lập về mặt tài chính, số tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của Công ty ngày càng tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình tài chính khả quan của Công ty còn được thể hiện thông qua khả năng thanh toán, các trị số về khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán của vốn lưu động rất tốt.

Doanh nghiệp có đủ khả năng đểđáp ứng các khoản nợ ngắn hạn nhưng lại ít bị ứa đọng vốn thể hiện qua khả năng thanh toán của vốn lưu động khá hợp lý: năm 2007 là 2.49, năm 2008 là 1.77, năm 2009 là 1.88.

Tuy nhiên tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty là có xu hướng thấp dần , năm 2007 là 2.49, năm 2008 là 1.77 và năm 2009 là 1.88. Kết hợp với chỉ tiêu khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm song lại khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành (đến hạn, quá hạn....) do lượng tiền mặt các năm đều ít. Vì vậy Công ty phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu sao cho nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngày.

3.2.4.Đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn.

Với kết quả trên bước đầu ta thấy doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm với tốc độ cao.Tuy nhiên, để thấy được tình hình thực tế của hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta cần tính ra các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn. Kết quả tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Doanh thu/ Tổng vốn KD 1.069 1.207 1.257 Lợi nhuận trước thuế/ Tổng vốn KD 0.012 0.016 0.014 Doanh lợi vốn chủ sở hữu(lợi nhuận/

vốn chủ sở hữu từng kỳ) 0.044 0.052 0.04

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty TNHH Đinh Nguyễn)[6]

Trước hết ta xem xét chỉ tiêu doanh thu/ Tổng vốn: Chỉ tiêu này năm 2007 là 1,069, tức là bình quân cứ một đồng vốn tạo ra được 1.069 đồng doanh thu, năm 2009 là 1.257,tức là bình quân cứ một đồng vốn tạo ra 1.257 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đều tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các công ty thương mại khác. Điều này cho thấy sức sản xuất của đồng vốn còn hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ quay vòng vốn chậm, còn để cho vốn nhàn rỗi hoặc là do thận trọng trong đầu tư.

Tiếp theo xét đến chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn bình quân. Chỉ tiêu này sẽ cho biết số lợi nhuận mà một đồng vốn đưa vào kinh doanh mang lại là bao nhiêu. Từ số liệu tính toán được ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua các năm. Năm 2009 đạt 0.014 tức là cứ một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh sẽ mang lại 0,014 đồng lợi nhuận. Giá trị này đã giảm so với năm 2008 và đạt ở mức thấp. Năm 2008 chỉ tiêu này là 0.016. Năm 2009 chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn vẫn đạt ở mức thấp, lại có xu hướng giảm là bởi công ty đã đầu tư chi phí lớn để mở rộng thị trường mà hiệu quả thu lại năm này không cao nên đã làm cho lợi nhuận thấp.

Tiếp theo ta xét đến chỉ tiêu rất quan trọng có ý nghĩa quyết định trong đánh giá kết quả kinh doanh là chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. Doanh lợi vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Tất nhiên chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ việc đầu tư vốn của chủ sở hữu càng có hiệu quả. Nhìn vào bảng số liệu tính toán được ta thấy chỉ tiêu này của công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2009 doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty là 0,04, tức là cứ một đồng vốn mà các thành viên bỏ ra để kinh doanh thì sẽ mang lại cho họ 0,04 đồng lợi nhuận trong năm. Con số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Hai năm trước đó, năm 2008 và năm 2007, chỉ tiêu này đạt 0,052 và 0,044, đây là mức thấp của các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Như vậy trong năm 2009 có sự giảm sút về hiệu quả của đồng vốn. Nguyên nhân là do chi phí của năm 2009 quá cao, mặc dù doanh thu tăng nhưng vẫn không thể mang lại hiệu quả cao .

So sánh chỉ tiêu doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu ta thấy doanh lợi vốn cao hơn nhiều. Có hiện tượng đó là do phần vốn vay của công ty có một phần lớn vay tư nhân , chi phí trả lãi vay lớn làm giảm lợi nhuận thực của chủ sở hữu.Như vậy trên chỉ tiêu lợi nhuận, ta thấy được hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn và vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm gần đây chưa cao.

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH đinh nguyễn (Trang 44 - 50)