Nguyên lý cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế tự động hóa pilot mạ niken crom phục vụ phòng thí nghiệm khoa hóa (Trang 33 - 35)

Sau khi tìm hiểu và phân tích các phương án nhóm nghiên cứu đã tổng hợp những ưu điểm của các phương án kết hợp với yêu cầu về quy trình và bể mạ do khoa Hóa cung cấp để đi đến phương án thiết kế như sau:

Hình 2.5: Các cụm cơ cấu của hệ thống

1. Cụm cơ cấu khung đỡ; 2. Các bể mạ; 3. Cụm cơ cấu di chuyển khay sản phẩm; 4. Cụm cơ cấu khung lắc; 5. Khay sản phẩm.

¾ Nguyên lý cấu tạo của hệ thống:

Mô hình hệ thống mạ Nikel – Crom được biểu diễn ở hình 3.3. Các bộ phận được tính toán thiết kế có thể tách rời để dễ dàng di chuyển, được thực hiện hoàn toàn tự động. Các bể mạ chứa các hóa chất cần thiết cho quy trình mạ sản phẩm.

Cơ cấu di chuyển là bộ phận quan trọng của hệ thống mạ Nikel - Crom. Cơ cấu có nhiệm vụ đưa và nhúng khay sản phẩm qua các bể mạ.

Cơ cấu khung đỡ giữ cho hệ thống làm việc ổn định trên mặt phẳng đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho việc di chuyển hệ thống sang vị trí khác.

Cơ cấu khung lắc là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm được mạ.

¾ Nguyên lý làm việc của hệ thống:

Sản phẩm cần mạ được đặt vào bể chứa sản phẩm. Khi có tín hiệu cài đặt mạ Nikel hay Crom từ bộ phận điều khiển thì hệ thống bắt đầu hoạt động. Cơ cấu di chuyển sẽ đưa khay sản phẩm qua từng bể mạ khác nhau nhờ cảm biến xác định vị trí. Khi có khay sản phẩm thì cơ cấu khung lắc sẽ hoạt động để cho hóa chất tiếp xúc nhanh hơn nhằm tiết kiệm thời gian cho quy trình thực hiện. Bộ điều khiển trung tâm sẽ xử lý tín hiệu từ cảm biến để kiểm soát quá trình làm việc.

2.4.3 Thiết kế cụm cơ cấu khung đỡ [5] 2.4.3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Đề tài thiết kế tự động hóa pilot mạ niken crom phục vụ phòng thí nghiệm khoa hóa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)