II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
4. 1 Về phía Tổng công ty
4. 1. 1. Tổ chức phòng Marketing:
Tổng công ty có 16 đơn vị xuất nhập khẩu, mỗi đơn vị đều có phòng xuất nhập khẩu riêng. Hiện nay các phòng xuất nhập khẩu này thực hiện các hoạt động bán hàng.. theo định hướng tiêu thụ sản phẩm, chứ chưa theo
định hướng Marketing. Vì vậy để tăng cường hoạt động xuất khẩu theo
định hướng Marketing cần thành lập phòng Marketing.
Như trên đã nói do có nhiều đơn vị thành viên tham gia xuất khẩu Tổng công ty nên thành lập phòng Marketing chịu trách nhiệm quản lý chung và có sự phân định chức năng của phòng này rõ ràng so với các phòng ban khác
Chức năng cụ thể của phòng Marketing có thể bao gồm: - Xác lập các mục tiêu Marketing chung cho Tổng công ty - Nghiên cứu thị trường, phát hiện cơ hội kinh doanh
- Xây dựng các chiến lược Marketing, kế hoạch và chương trình thực hiện cấp Tổng công ty
- Quản lý việc thực hiện các hoạt động Marketing của từng đơn vị
thành viên
- Thiết lập quan hệ công chúng và các nhóm hữu quan - Quản lý thống nhất các chính sách:
Chính sách sản phẩm: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Quản lý các dòng sản phẩm hiện tại
Về giá: Chính sách giá bán chung cho các đơn vị thành viên Thiết lập và quản trị hệ thống phân phối
Chính sách xúc tiến khuyếch trương
Kết cấu của phòng Marketing: Tổng công ty nên tổ chức phòng Marketing theo chức năng. Bởi lẽ các tổ chức này vừa đơn giản về mặt hành chính, mặt khác sản phẩm xuất khẩu mang tính tương đối đồng nhất, các thị trường không đòi hỏi áp lực thích nghi cao
Phòng Marketing nên bao gồm 2 bộ phận:
+Bộ phận chức năng Marketing: thực hiện các hoạt động Marketing như nghiên cứu và lựa chọn thị trường, xác lập chiến lược Marketing …
+Bộ phận quản lý hoạt động Marketing của các đơn vị thành viên Phòng Marketing Bộ phận quản lý hoạt động Marketing của các đơn vị thành viên Bộ phận chức năng Marketing Người quản lý quảng cáo và kích thích tiêu thụ Người quản lý nghiên cứu Marketing Người quản lý sản phẩm Người quản lý hệ thống kênh phân phối Người quản lý giá
4. 1. 2. Tạo nguồn vốn cho xuất khẩu và sử dụng hợp lý vốn
Để huy động vốn phục vụ cho xuất khẩu Tổng công ty có thể huy
động và khai thác từ các nguồn sau: -Vốn trong nước:
+ Tận dụng triệt để và bổ sung thêm nguồn vốn lưu động hiện có + Khai thác và điều hoà hợp lý nguồn vốn khấu hao của các đơn vị
thành viên
+ Sử dụng các nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi
+Huy động vốn Nhà nước: vốn đầu tư từ ngân sách, vốn tín dụng
đầu tư từ lãi suất ưu đãi
+Huy động nguồn vốn đóng góp của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ngành
+Khai thác nguồn vốn vay của ngân hàng và các tổ chức kinh tế
trong nước bằng lãi suất thương mại
+Sử dụng điều hoà nguồn vốn nhàn rỗi của các thành viên -Vốn từ nước ngoài
+Các khoản viện trợ chính thức có lãi suất ưu đãi
+Các khoản vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế nước ngoài theo lãi suất thương mại
+Vay vốn thông qua liên doanh, liên kết
Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ về xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự về
Marketing
4. 2. Kiến nghị với Nhà nước
Xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng và cần thiết cho việc phát triển vùng cà phê rộng lớn. Việc đầu tư cần làm là xây dựng hệ thống thuỷ
lợi, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao, xây dựng hệ thống kho tàng, bảo quản và dự trữ sản phẩm, các cơ sở dịch vụ
sửa chữa máy móc thiết bị có liên quan
Áp dụng chính sách cho vay dài hạn để tư nhân có điều kiện mở
rộng diện tích cà phê. Đối với cà phê thâm canh áp dụng chính sách cho vay ngắn hạn
4. 2. 2. Chính sách thuế nông nghiệp:
Nhà nước nên thu thuế theo hạng đất và thuế sự biến động của giá trên thị trường nhằm mục đích để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cà phê xuất khẩu trên thế giới giảm mạnh.
Cần kéo dài thời gian miễn giảm thuế đối với vùng đất trống, đồi trọc đưa vào sản xuất cà phê để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích canh tác, gia tăng khoảng thời gian sau 3-5 năm kể từ khi vườn cây
được đưa vào khai thác
4.2.3. Xây dựng hệ thống công ty chuyên chế biến và xuất khẩu.
Số lượng công ty phải cân bằng đr tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán và độc quyền ép giá thu mua đối với người sản xuất cà phê
4. 2. 4. Hình thành tổ chức hỗ trợ xuất khẩu
Nhà nước nên thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ khuyến khích
đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp. Các hình thức hoạt động của tổ chức này
+ Hỗ trợ ngoại tệ dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi + Cấp thủ tục đặc biệt
+ Tổ chức trao đổi giữa các nhà hoạch định mục tiêu chính sách với nhà xuất khẩu
4. 2. 5. Hỗ trợ tài chính xuất khẩu:
Nhà nước nên hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu qua:
+Thực hiện các loại tín dụng thương mại với lãi suất ưu đãi +Cho vay với lãi suất ưu đãi
+Ưu đãi về thuê mặt bằng và vốn cho sản xuất
Đồng thời cần bảo đảm và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu