NHU CẦU CÀ PHÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1 Đặc điểm của sản phẩm cà phê:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối với sản phẩm cà phê tại Tổng công ty cà phê Việt Nam “ pdf (Trang 32 - 37)

1. Đặc điểm của sản phẩm cà phê:

Trên thế giới chủ yếu trồng 2 nhóm cà phê chính: Nhóm cà phê vối Robusta và nhóm cà phê chè Arabica, riêng trong mỗi nhóm lại có rất nhiều loại giống cà phê khác nhau. Tuy nhiên ở đây ta chỉ dừng lại ở việc phân chia cà phê theo nhóm :

Cà phê vối Robusta thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt

độ thích hợp nhất là 24 0c-26 0c , độ cao khoảng 500-2000m. Cà phê vối

được trồng nhiều nhất ở châu phi và Châu á - Thái Bình Dương trong đó Inđônêxia và Việt Nam là 2 nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.

Cà phê chè Arabica lại ưa khí hậu mát mẻ và có khả năng chịu rét thường được trồng ở độ cao trên dưới 2000m, nhiệt độ 20 0c-250c. Hiện nay cà phê chè được trồng nhiều nhất ở Nam Mỹ và một số ít ở Châu Phi và Châu á -Thái Bình Dương. Trong đó Braxin và Colombia là 2 nước có sản lượng cà phê lớn nhất chiếm tới hơn 60% tổng sản lượng cà phê toàn thế

giới.

*Phẩm chất đặc trưng của từng loại cà phê bao gồm:

Phẩm chất ngoại quan: kích cỡ của hạt, độ đồng đều, màu sắc hạt, màu sắc nước pha, độ bóng, tỷ lệ hạt lỗi, hạt xấu

Phẩm chất cảm quan: Mùi thơm tự nhiên, vị đắng, vị chát, vị

chua ngọt, cảm giác ngậy béo (thể chất), cảm giác sau nuốt (dư vị)

Quan trọng nhất là đặc trưng về cảm quan, được đánh giá qua người uống, nhà thử nếm về nồng độ, và sự cân đối giữa các loại mùi vị, sự ngon miệng, sự sảng khoái tinh thần.... qua đó đánh giá được đúng chất lượng của từng loại sản phẩm.

+Cà phê vối: Quả mỏng vỏ, ít nước, hạt nảy nhân đều, hương vị

thơm đậm, nước pha sẫm màu, vị béo bùi, hơi đắng, khá sốc, dễ gây say, giàu nồng độ caffeine

+Cà phê chè: Quả dày vỏ, mọng nước, nhân nhỏ hơn, hương vị thơm mát, êm dịu, ít vị đắng chát, nồng độ caffeine ít hơn, nước uống có màu dịu, dễ uống, sau uống cảm giác sảng khoái dễ chịu

Các sản phẩm từ cà phê bao gồm: cà phê nhân, cà phê đã qua chế

biến (cà phê hoà tan, rang xay). Quá trình chế biến như sau: cà phê quả sau khi thu hoạch qua 1 dây chuyền chế biến gồm nhiều khâu để cho ra cà phê nhân thành phẩm. Quả tươi hái vềđược xát (xát khô hoặc ướt ), sau đó đem phơi, sấy để được cà phê thóc. Từ cà phê thóc người ta làm sạch tạp chất, xát vỏ, đánh bóng, phân loại để cuối cùng được cà phê nhân thành phẩm. Từ cà phê nhân thành phẩm qua chế biến ra các loại cà phê bột, cà phê hoà tan.

2. Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới:

Hiện nay trên thế giới có tới 169 nước nhập khẩu cà phê. Phần lớn lượng cà phê được tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển, là những nước có nhịp sống hiện đại nhu cầu về cà phê ngày càng tăng. Thực tế các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê vẫn nhập khẩu cà phê từ nước khác cho tiêu dùng nội địa vì lợi thế so sánh. Họ thích thay đổi khẩu vị hay vì hương vị đặc biệt của mỗi loại cà phê. Thông thường các nhập khẩu cà phê với 2 mục đích: tiêu dùng, nhập về chế biến rồi lại tái xuất sang nước thứ ba.

Trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng lên cùng sự gia tăng của số lượng cà phê được sản xuất. Tuy nhiên sản lượng sản xuất luôn cao hơn nhu cầu tiêu thụ hay nói cách khác tốc độ tăng của sản lượng sản xuất luôn cao hơn tốc độ tăng của nhu cầu. Đó là do tiêu thụ cà phê chủ

yếu tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, các nước này có tỷ lệ tăng dân số rất thấp, thu nhập bình quân không tăng lên nhiều.

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA THẾ GIỚI

Đơn vị: triệu bao

Năm Sản xuất Tiêu thụ

1999/2000 96, 67 101, 86

2000/2001 108, 089 103, 51

2001/2002 111, 55 105, 6

2002/2003(dự báo) 115, 1 107, 5

Nguồn: Dự báo của ICO

Năm 2000-2001 sản lượng toàn thế giới đạt 108, 089 triệu bao, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ đạt 103, 51 triệu bao thấp hơn sản lượng sản xuất 4, 78 triệu bao, sang vụ 2001/2002 sản lượng ở mức 111, 55 triệu bao trong khi tiêu thụ ở mức 105, 6 triệu bao thấp hơn sản lượng 5, 95 triệu bao.

Hiện hay các thị trường tiêu thụ cà phê chủ yếu của thế giới là Mỹ, EU, Nhật với mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt khá cao

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI 1997/1998 1998/1999 1999/2000 2000/2001 2001/2002 1997/1998 1998/1999 1999/2000 2000/2001 2001/2002 EU 33, 71 34 34, 4 34, 9 35, 3 Mỹ 18, 2 18, 1 18 17, 9 17, 9 Nhật 5, 9 6, 0 6, 1 6, 2 6, 8 Các nước khác 17, 4 17, 6 18 18, 4 18, 9

Thị trường Mỹ tuy rằng lượng tiêu thụ bình quân đầu người tương

đối thấp khoảng 4kg/người nhưng dân số đông nên toàn thị trường Mỹ tiêu thụ hiện nay hàng năm khoảng 5,3 tỷ USD.

Thị trường EU vẫn là một thị trường ổn định với lượng tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất thế giới hiện nay khoảng 6kg/người, Tuy có xu hướng uống ít cà phê ở lớp trẻ nhưng cà phê vẫn là đồ uống quan trọng nhất được tiêu dùng ở thị trường này, tổng kim ngạch của cà phê Đức năm 2001 là 5,37 tỷ USD và ngày càng có xu hướng tiêu dùng cà phê pha nhanh. Với Pháp thì thị trường này có khoảng 95% dân số ở tuổi trưởng thành uống cà phê hàng ngày cà phê rang loại 100% Arabica rất được ưa chuộng. Đối với Anh thì chè là đồ uống phổ biến nhất, thị trường này tiêu dùng loại cà phê tốt hơn, nhu cầu về cà phê đặc biệt và chất lượng cao sẽ

tăng lên trong những năm tới. Còn ở Italia thì kỹ thuật rang, pha khác với những nước khác, loại cà phê pha nhanh từ cà phê rang xay bằng hơi nước

được tiêu thụ như một tập quán hay một thói quen mang tính xã hội và ít bị thay thế bởi các loại đồ uống khác.

Thị trường Nhật Bản đã tăng lên nhanh ở mức 6 triệu bao vào vụ

2001/2002. Theo dự đoán thị trường này sẽ tăng hàng năm khoảng 2% chủ

yếu là cà phê rang xay. Thị trường Trung Quốc là thị trường có tiềm năng lớn nhất với dân số trên 21,2 tỷ người, loại cà phê được ưa chuộng nhất là loại cà phê hoà tan chuộng sữa, thị trường này còn nhạy cảm với giá nên không ổn định.

Các nước sản xuất cà phê cũng tiêu thụ một lượng đáng kể, Braxin có lượng tiêu thụ bình quân 3, 2kg/người cho đến nay đã đạt mức 10 triệu bao hàng năm, Colombia có xu hướng tiêu dùng cà phê hoà tan với khối lượng hơn 2 triệu bao hàng năm , Inđônêxia từ khi có những phục hồi đáng kể về kinh tế thì mức tiêu thụ đã tăng lên đạt mức 2, 1 triệu bao mỗi năm.

3. Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới: phê thế giới:

Hoạt động xuất khẩu của các nước chịu tác động của các nhân tố

như: thời tiết, khí hậu, hạn ngạch, giá cả, nhân tố tâm lý.

Về thời tiết, khí hậu: Tình hình thời tiết trên thế giới luôn biến động khó dự đoán trước được. Sương giá, mưa lũ và hạn hán kéo dài là nguyên nhân chính làm giảm sản lượng cà phê thu hoạch và xuất khẩu. Đây là yếu tố đẩy giá cà phê lên cao hay thấp. Trong thời gian gần đây tình hình thời tiết tại Braxin luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất và các thương gia buôn bán cà phê trên thế giới. Những dự báo về tình hình thời tiết khô hạn làm ảnh hưởng đến sản lượng cà phê ở nước này và tác động mạnh đến xu hướng giá cà phê trên thị trường thế giới. Khi dự báo thời tiết tại các nước như Braxin, Colombia diễn ra theo chiều hướng xấu, các nước xuất khẩu cà phê có xu hướng dự trữ lại để chờ thời điểm giá lên cao mới bán ra. Điều này kéo theo giá cà phê tại thị trường thế giới tăng lên.

Hạn ngạch của ICO (Tổ chức cà phê quốc tế): Hạn ngạch này không

được duy trì thường xuyên, cho đến nay hạn ngạch này hầu như không còn tác dụng, điều này làm cho các nhà xuất khẩu cà phê khó đoán biết 1 cách chính xác lượng cà phê được tung ra thị trường trong thời gian tới. Thay vào đó, hiệp hội các nước sản xuất cà phê thế giới ACPC do các nước đứng

đầu là Braxin, Colombia thành lập để kiểm soát giá cả. ACPC đề ra kế

hoạch giữ lại cà phê, nội dung kế hoạch là các nước thành viên sẽ giữ lại 1 lượng cà phê không xuất ra thị trường thế giới nhằm điều tiết giá cả đạt tới mức mong muốn, Hiện nay trước tình hình giá cà phê xuống thấp ACPC đã

đề ra kế hoạch tạm trữ 20%lượng cà phê xuất khẩu. Nó có thể sẽ làm giảm lượng cung từ các thuộc ACPC, dẫn đến giá có thể tăng lên chút ít.

Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến quyết định của các nhà xuất khẩu cà phê. Chỉ cần những tin đồn về tồn kho

cà phê ở những nước sản xuất lớn là đủ đè nặng lên không khí mua bán trên thị trường. Không chỉ sản lượng tăng giảm ở nước này hay nước khác mà chính là sự cạnh tranh lúc ghìm hàng để nâng giá, khi lại tung ra 1 khối lượng lớn làm cho giá cà phê biến động bất thường không thể nào có thể

dự đoán trước được

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối với sản phẩm cà phê tại Tổng công ty cà phê Việt Nam “ pdf (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)