Các nghiên cứu về imin và dẫn xuất imin-curcumin

Một phần của tài liệu Đề tài tách, tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học của các dẫn xuất curcumin từ bột curcuminoid thương phẩm (Trang 32 - 37)

Một trong các hướng nghiên cứu về cur hiện nay là nâng cao khả năng ứng dụng và hoạt tính dựa trên các nguyên tắc sau:

- Tạo phức với các kim loại chuyển tiếp. - Tổng hợp các hợp chất imin.

- Encapsule hoá cur.

- Tạo các dẫn xuất cur với glucose, glycin, alanin, acid acetic…

Trong các hướng nghiên cứu trên thì các nghiên cứu về các dẫn xuất imin ngày càng thể hiện nhiều tiềm năng cho ngành dược phẩm.

J.S.Shim và cộng sự[20] đã tổng hợp được một số dẫn xuất hydrazinocurcumin (HC) và hydrazinobenzoylcurcumin (HBC).

Hình 1.15. Phản ứng tổng hợp hydrazinocurcumin

Kết quả nghiên cứu cho thấy HC có hoạt tính ức chế tế bào BAEC (bovine aortic endothelial cell), ngăn chặn tiến trình angiogenesis (một trong các tiến trình phát triển của ung thư) cao hơn 30 lần so với cur. Ngoài ra HC còn có khả năng ức chế một số dòng tế bào: HT29, NH3T3, Chang.

Riêng HBC thể hiện hoạt tính ức chế dòng tế bào BAEC mạnh hơn cur nhưng kém hơn HC. HBC có hoạt tính ức chế mạnh lên tế bào HCT15, ở nồng độ 40µM HBC thì hầu như toàn bộ lượng tế bào HCT15 bị ức chế sau hơn 48 giờ. Tuy nhiên, cũng như HC, HBC không thể hiện hoạt tính ức chếđối với APN (amino peptidase N).

Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy HBC có khả năng cản trở quá trình phát triển của tế bào ung thư ruột kết (ruột già – HCT15 colon cancer cells) bằng cách kết hợp với nhóm chức năng trung gian khác là Ca2+/CaM. Ca2+/CaM là một protein

đa chức năng, bản thân nó không có hoạt tính nào đặc biệt nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy nó có liên quan và thường có những biểu hiện bất thường đối với một vài loại tế bào ung thư. Vì vậy, nó được xem như một chất mang lý tưởng cho các chất khác trong đó Ca2+đóng vai trò là cầu nối gắn kết những chất có hoạt tính sinh học với CaM. Kết quả nghiên cứu cho thấy HBC có thể gắn trực tiếp lên protein Ca2+/CaM với độ tương thích cao.

C. Selvam và cộng sự [18] đã tổng hợp một số dẫn xuất imin–curcumin và qua khảo sát các hoạt tính sinh học của các dẫn xuất này cho thấy dẫn xuất HC và isoxazolcurcumin kháng viêm cao hơn cur tương ứng.

Hình 1.17. Phản ứng tổng hợp một số dẫn xuất imin từ curcuminoid[18]

S.Mishra cùng các cộng sự[13]đã tổng hợp được 2 dẫn xuất: Hydrazinocurcumin và 3-Nitrophenylpyprazolcurcumin có khả năng ức chế sự phát triển của Plasmodium falciparum cao hơn so với cur.

Hình 1.18. 3-nitrophenylpyrazolcurcumin

Hình 1.19. Hydrazinocurcumin

Curcuminsemicarbazone (CSC) được tổng hợp từ phản ứng thế một nguyên tử

cho thấy hợp chất này thể hiện hoạt tính chống peroxy hóa lipid của microsome gây ra bởi bức xạ γ trong thử nghiệm TBARS tương tự như cur. Cả hai chất đều thể

hiện hoạt tính ức chế quá trình peroxy hóa này ở mọi liều sử dụng, điều này chứng tỏ rằng cấu trúc diceton khi liên kết với các nhóm chức khác vẫn không mất đi hoạt tính sinh học của cur.

Hình 1.20. Công thức cấu tạo của curcuminsemicarbazone [13]

Cur thể hiện hoạt tính bắt gốc DPPH nhanh hơn nhiều so với CSC. Điều này

được lý giải là do có nhóm thế hút điện tử semicarbazone nên làm giá trị thế oxy hóa của nhóm phenolic trong CSC hơn trong cur.

Nhóm tác giảĐào Hùng Cường, Lê Hải Lợi (Đại học Đà Nẵng) [1]đã tổng hợp thành công dẫn xuất pyrazole giữa phenylhydrazin và cur, dẫn xuất isoxazol giữa hydroxylamin và cur. Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế gốc tự

do DPPH của chúng, kết quả cho thấy hai dẫn xuất này đều có khả năng kháng oxy hóa và kháng 4 chủng vi khuẩn E.Coli, P.aeruginosa, B.subtillis, S.aureus. Tuy nhiên các hoạt tính sinh học của hai dẫn xuất này đều kém hơn so với cur.

Tác giả Lê Xuân Tiến (Đại Học Bách Khoa TPHCM)[4] đã tổng hợp thành công isoxazolcurcumin (IOZ) và hydrazinocurcumin (HC) từ cur. Qua khảo sát các hoạt tính sinh học của 2 dẫn xuất này cho thấy IOZ và HC có tính kháng oxy hóa tương tự như cur. Trong đó IOZ và HC có khả năng gây độc cho dòng tế bào ung thư Hep-G2 cao hơn cur riêng HC cho hoạt tính cao gấp 2 lần so với cur.

Tác giả Đặng Thị Mĩ Lệ, Đỗ Thị Xuân Vui (Đại Học Nông Lâm )[2], đã tổng hợp thành công 2-Hydrazinobenzothiazolcurcumin (HBTC), 2,4- Difuorophenyl- hydrazinocurcumin (DFPHC) từ cur, qua khảo sát hoạt tính sinh học của 2 dẫn xuất

này cho thấy chúng có tính kháng oxy hóa tương đương cur, DFPHC và cur có hoạt tính gây độc đối với dòng tế bào Hep-G2, không gây độc tế bào RD, LU và không làm tăng hoạt tính gây độc đối với 3 dòng tế bào đã khảo sát.

CHƯƠNG 2

NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Đề tài tách, tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học của các dẫn xuất curcumin từ bột curcuminoid thương phẩm (Trang 32 - 37)