Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại Hải Phòng (Trang 37 - 39)

Trong mỗi doanh nghiệp Phòng Kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất luôn là mối quan tâm của nhà quản lý.

Do quy mô và tính chất hoạt động bộ máy kế toán của Công ty đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung. Theo đó Phòng Kế toán tài vụ thực hiện việc hƣớng dẫn, kiểm tra giám sát hạch toán kế toán toàn Công ty. Các phòng ban trực thuộc Công ty thì có nhiệm vụ xử lý các chứng từ ban đầu và các tài liệu có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gửi lên phòng Kế toán – tài vụ để phòng Kế toán kiểm tra phân loại và tập hợp vào sổ sách kế toán. Đối với các tổ đội xây dựng thì chỉ tính giá thành công trình hoàn thành và tập hợp các chứng từ có liên quan để nộp lên phòng Kế toán tài vụ của Công ty, còn các công tác kế toán khác diễn ra bình thƣờng.

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán tại Công ty CP đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại HP

(1) Kế toán trƣởng:

- Là ngƣời đứng đầu phòng Kế toán- tài vụ chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kế toán, phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên trong phòng kế toán.

- Theo dõi, cập nhật và thực hiện các chính sách chế độ mới nhất của nhà nƣớc về công tác hạch toán kế toán.

- Tổng hợp cung cấp các thông tin tài chính cho nhà quản lý và các đối tƣợng có liên quan về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

- Kiểm soát tình hình kinh tế - tài chính của Nhà nƣớc tại Công ty. (2) Kế toán tổng hợp:

- Tiến hành định khoản các nghiệp vụ nội sinh, kết chuyển, khoá sổ cuối kỳ. - Theo dõi, tổng hợp tài liệu kế toán theo kỳ kế toán. Lập các báo cáo định kỳ hoặc khi có yêu cầu của nhà quản lý.

(3) Kế toán TSCĐ:

- Theo dõi tình hình mua sắm, thanh lý nhƣợng bán TSCĐ. KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán thuế Kế toán thanh toán Kế toán tiền lƣơng Thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán Tài sản cố định Kế toán tổng hợp

- Theo dõi giá trị TSCĐ, tính khấu hao và giá trị còn lại của các TSCĐ đang sử dụng ở các bộ phận trong doanh nghiệp.

(4) Kế toán công nợ:

- Theo dõi các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải thu của khách hàng khi công trình xây dựng đã hoàn thành và thanh toán các khoản nợ phải trả cho các tổ đội xây dựng.

- Theo dõi, đôn đốc các khoản nợ phải thu nhƣng có khả năng khó đòi. (5) Kế toán thuế:

- Theo dõi các khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào, thuế môn bài... - Cuối kỳ kế toán lập tờ khai thuế nộp cho cục thuế để xác định số thuế đƣợc khấu trừ và số thuế còn phải nộp.

(6) Kế toán thanh toán:

- Theo dõi, ghi chép các khoản thanh toán của Công ty qua Ngân hàng.

- Kiểm tra, giám sát sự biến động về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trong quá trình hoạt động của Công ty.

(7) Kế toán tiền lƣơng:

- Lập bảng chấm công, bảng thanh toán lƣơng, bảng tính và phân bổ tiền lƣơng cùng các bảng biểu khác có liên quan.

- Tính lƣơng và các khoản trích theo lƣơng phải trả cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc.

- Theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lƣơng trong doanh nghiệp, thanh toán các khoản thu – chi công đoàn.

(8) Thủ quỹ:

- Chịu trách nhiệm nhập, xuất tiền khi có phiếu thu, chi có đầy đủ chữ ký của Tổng giám đốc cùng kế toán trƣởng.

- Định kỳ kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế và đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt để xác định chênh lệch và tìm nguyên nhân.

Một phần của tài liệu công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại Hải Phòng (Trang 37 - 39)