HAN JNB/DAR/ NBO/CMN

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam” ppt (Trang 99 - 101)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

63 HAN JNB/DAR/ NBO/CMN

NBO/CMN

Thông thường 75 TACT 7.00 6.50 5.50 5.00 4.50

Nguồn : Bảng giá hàng hóa mùa đông 2001 Số 02/01-HAN-PUB, ban kế

hoạch tiếp thị hàng hóa - Tổng công ty Hàng không Việt Nam ban hành ngày 24/10/2001.

* Biện pháp cắt giảm chi phí mà các hãng hàng không đang sử dụng hiện nay không chỉ để đối phó với tình hình làm ăn kém đi vì khủng hoảng mà còn là một biện pháp tốt để hãng hàng không có thể giảm giá vé nhằm đưa ra thị trường mức cước cao phù hợp có thể chấp nhận được. Với mức giá hợp lý hàng không mới có thể cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác

để mở rộng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

* Mạng đường bay hiện nay được coi là khá hợp lý. Mạng đường bay trong nước được sắp xếp phù hợp có thể hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên có một thực tế là một số đường bay nội địa chưa phát huy được vai trò, không sinh lợi nhuận. Trừ một số đường bay lẻ đến vùng sâu vùng xa cần phải duy trì nhiều đường bay trong số đó tỏ ra không cần thiết trong tình hình kinh tế

hiện nay, trong khi nhiều vùng có tiềm năng về vận chuyển hàng không lại chưa có đường bay thường lệ. Mạng đường bay trong nước phải được đặt trong tổng thể hệ thống vận tải công cộng thống nhất trong cả nước với

nhiều loại hình vận tải. Xây dựng ba trung tâm vận tải hàng không tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Lấy đường bay Hà Nội - Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh làm trục vận tải hàng không chính với hai trục phụ trợ là Hà Nội - Đà Nẵng và Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ

với mạng đường bay hợp lý hàng không mới có thể thu hút khách hàng đặc biệt là trong chuyên chở hàng hoá phục vụ nhu cầu phát triển của thương mại.

* Bên cạnh đội máy bay chở khách hiện đại hàng không Việt Nam cũng phải tính đến việc xây dựng đội máy bay chở hàng chuyên dụng khai thác các thị trường vận tải hàng hoá có nhu cầu lớn như trục Bắc – Nam với các mặt hàng hoa quả, hải sản, đồ điện tử và hàng may sẵn...Việc vận tải hàng hoá bằng cách tận dụng chỗ trống của máy bay chở khách là tương đối hợp lý về kinh tế trong điều kiện hiện nay nhưng bộc lộ nhiều nhược điểm như

gây ô nhiễm khoang hành khách, hạn chế mở rộng chủng loại hàng chuyên chở...Đây là một yếu tố mang tính quyết định đối với mục tiêu mở rộng buôn bán thông qua ngành hàng không. Chính do việc không có máy bay chuyên dụng chở hàng hoá mà việc phát triển thương mại đặc biệt là trong buôn bán với nước ngoài qua đường hàng không của nước ta thời gian qua

đã vấp phải rất nhiều trở ngại.

* Cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuậtđảm đương được việc khai thác, bảo dưỡng sửa chữa máy bay thế hệ mới và tiến tới đáp ứng các yêu cầu dịch vụ kỹ thuật của các hãng hàng không quốc tế bay đến Việt Nam. Hàng không Việt Nam cũng cần đào tạo các cán bộ quản lý có trình độ cao theo công nghệ mới và phương thức kinh doanh kinh tế thị trường.

* Phối hợp chặt chẽ với các ngành trong nền kinh tế để kích cầu tăng nguồn khách. Phối hợp liên minh với ngành du lịch nhằm khai thác thế

* Thực hiện việc vay vốn thông qua các tổ chức tín dụng xuất khẩu (COFACE, EXIMBANK USA,SACE ...) hình thức này đảm bảo tài trợ cho 85% nhu cầu vốn đầu tư mua máy bay, đây là một trong những nguồn vốn vay đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đội máy bay. Tận dụng nguồn vốn ODA, FDI, vốn hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà cung cấp máy bay, khí tài ... để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo cơ bản người lái, cán bộ kỹ thuật đầu ngành và cán bộ quản lý với số lượng lớn, dự

kiến khoảng 20 triệu USD cho giai đoạn đến 2005.

* Chủ trương là tập trung nghiên cứu các đề tài và ứng dụng thành tựu khoa học, bảo đảm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty với các định hướng nghiên cứu chủ yếu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam” ppt (Trang 99 - 101)