Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý của Xí nghiệp may Minh Hà

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp may Minh Hà" doc (Trang 32 - 34)

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở XÍ NGHIỆP MAY MINH HÀ.

4. Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý của Xí nghiệp may Minh Hà

Đứng trước nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển Xí nghiệp luôn quan tâm đến cải tiến bộ máy quản lý từ xí nghiệp tới các phân xưởng, với các tổ đội, các phòng ban giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng và các phòng nghiệp vụ.

* Ban giám đốc Xí nghiệp gồm 04 người: 01 giám đốc và 03 phó giám

đốc.

+ Giám đốc Xí nghiệp là người có quyền hành cao nhất trong Xí nghiệp, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước về hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.

+ Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc, điều hành các công việc dựa trên quyết định của Giám đốc.

* Các phòng ban chức năng của Xí nghiệp gồm:

+ Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế

những sản phẩm mới.

+ Trung tâm KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát hiện những sai sót về mặt kỹ thuật.

+ Phòng kế toán tài chính: giúp lãnh đạo Xí nghiệp trong công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch tài chính, nhu cầu vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong Xí nghiệp. Sợi Dệt Vải Nhuộm Vải dệt Nhập Cắt May Sản phẩm nhập

+ Phòng kế hoạch tiêu thụ: có chức năng xây dựng kế hoạch tháng, quý năm, căn cứ vào nhu cầu và các thông tin trên thị trường để xây dựng kế

hoạch giá thành, kế hoạch sản lượng nhằm thu lợi nhuận cao nhất, đảm bảo cung ứng vật tư kịp thời với giá cả thấp nhất.

+ Phòng xuất nhập khẩu: giúp Ban lãnh đạo trong việc tìm kiếm thị

trường để tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các phương án đầu tư.

+ Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực trong xí nghiệp.

+ Phòng bảo vệ quân sự: đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa hoả

hoạn cháy nổ trong toàn xí nghiệp.

+ Các phân xưởng chính là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm

đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc. Các quản đốc này chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý, bảo toàn, trong sản xuất gồm các tài sản và các nguồn nhân lực khác do Xí nghiệp giao.

+ Phân xưởng sợi: Chuyên sản xuất sợi để cung cấp cho dệt vải mộc. + Phân xưởng nhuộm: có nhiệm vụ nhận sợi từ phân xưởng sợi và tiến hành sản xuất vải mộc để cung cấp cho khâu sau:

+ Phân xưởng nhuộm: có nhiệm vụ nhận vải từ phân xưởng dệt và tổ

chức nhuộm in hoa

+ Phân xưởng cơ điện: làm nhiệm vụ cung cấp nước, năng lượng điện, hơi nước cho toàn Xí nghiệp.

+ Phân xưởng may là phân xưởng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

+ Phòng dịch vụ là bộ phận cung cấp các dịch vụ cho người lao động trong toàn xí nghiệp.

Ngoài ra còn các ca sản xuất, các tổ sản xuất chịu sự quản lý của tổ

trưởng.

Việc cải tiến nâng cấp bộ máy quản lý đã đem lại hiệu quả to lớn cho Xí nghiệp. Mỗi phòng ban phân xưởng đều có trách nhiệm chức trách riêng

phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Giữa các bộ phận

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp may Minh Hà" doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)