Công bằng xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh thá

Một phần của tài liệu Tài liệu Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 docx (Trang 44 - 45)

nhau v mt sinh thái

Người ta có thểđưa ra nhiều lý thuyết về công bằng xã hội và những cách tiếp cận vấn đề hiệu quảđể đánh giá các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu. Có lẽ Adam Smith - triết gia thuộc trường phái Khai Sáng đồng thời là nhà kinh tế học, là người

đã đưa ra được cách đánh giá hữu hiệu nhất. Khi xem xét làm thế nào để xác định hành động nào

đó có công bằng và có đạo đức hay không, Smith

đã đề xuất một phép thửđơn giản: “hãy đánh giá cách hành xử của chúng ta như thể ta tưởng tượng một người quan sát công bằng và công tâm bất kỳ

sẽđánh giá cách hành xửđó”.80

“Người quan sát công bằng và công tâm” như

vậy hẳn sẽđánh giá khá bi quan về một thế hệđã không làm gì để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu. Có thể coi việc để mặc cho các thế hệ tương lai phải

đối mặt với những nguy cơ thảm họa tiềm tàng là không nhất quán với cam kết bảo vệ những giá trị

con người cơ bản. Điều 3 của Tuyên ngôn Quốc tế

về Nhân quyền đã khẳng định rằng “mỗi người

đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể”. Không làm gì trước những nguy cơ nảy sinh từ biến đổi khí hậu cũng là trực tiếp vi phạm các quyền quốc tế nói trên.

Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ là trọng tâm của quan điểm về phát triển bền vững. Hai thập kỷđã trôi qua kể từ khi Ủy ban Thế giới về

Môi trường và Phát triển đưa khái niệm phát triển bền vững vào trọng tâm của chương trình nghị

sự quốc tế. Thiết nghĩ cũng cần phải khẳng định lại nguyên tắc cơ bản của khái niệm này, ít nhất cũng là để nhấn mạnh rằng nguyên tắc này sẽ bị vi phạm nghiêm trọng đến mức nào nếu như người ta vẫn tiếp tục không chịu coi việc giảm nhẹ biến

đổi khí hậu là vấn đề cần ưu tiên: “Phát triển bền vững nhằm đáp ứng những nhu cầu của các thế

hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai”.81

Quan điểm này vẫn có tiếng vang lớn và được áp dụng trong các cuộc tranh luận chính sách công về biến đổi khí hậu. Tất nhiên, phát triển bền vững không có nghĩa là mỗi thế hệ sẽ bảo toàn tuyệt đối, không tác động gì lên môi trường tự nhiên. Điều cần giữ gìn là những cơ hội cho các thế hệ tương lai được thực sự tự do, chọn lựa và theo đuổi cuộc sống như mình mong muốn.82 Biến đổi khí hậu rốt cuộc sẽ hạn chế những tự do và chọn lựa đó, và sẽ

không cho phép con người chủđộng kiểm soát số

phận của mình

Suy tính cho tương lai không có nghĩa là chúng ta sẽ giảm bớt sự quan tâm đến công bằng xã hội ngay trong hiện tại. Một người quan sát công tâm chắc hẳn cũng sẽđánh giá liệu việc không hành

động gì trước nguy cơ xảy ra biến đổi khí hậu sẽ

nói lên điều gì về thái độđối với công bằng xã hội, tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ngày nay. Một phần nền tảng đạo đức của bất kỳ xã hội nào cũng cần phải được đánh giá dựa trên cách xã hội

đó đối xử với những thành viên dễ bị tổn thương nhất của mình ra sao. Nếu để những người nghèo phải chịu gánh nặng từ vấn đề biến đổi khí hậu mà họ không gây ra, tức là chúng ta đã quá dung thứ

cho bất bình đẳng và bất công trong xã hội. Về khía cạnh phát triển con người, hiện tại và quá khứ có sự liên hệ chặt chẽ. Về lâu dài, sẽ không có sựđánh đổi nào giữa việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu và sự phát triển các khả năng của con người. Như Amartya Sen đã nhận định trong phần viết Thách thức ởđây là vẫn

phải duy trì tiến bộ phát triển con người ngày hôm nay, trong khi đó vẫn phải

đối mặt với việc biến đổi khí hậu đang gây ra những nguy cơ ngày càng lớn đối với phần lớn nhân loại.

1Th Th á c h th ứ c v ề k h í h ậ u t ro n g t h ế k ỷ 21

đặc biệt của ông cho báo cáo này, sự phát triển con người và bền vững về mặt môi trường là những phần không thể tách rời để tạo nên tự do đích thực cho con người.

Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng những chính sách được thiết kế hợp lý sẽ thể hiện một cam kết mở rộng phạm vi những quyền tự do chính đáng của con người mà không làm tổn hại

đến khả năng của các thế hệ sau phát huy những quyền tự do này.83 Thách thức ởđây là vẫn phải duy trì tiến bộ phát triển con người ngày hôm nay, trong khi đó vẫn phải đối mặt với việc biến đổi khí hậu đang gây ra những nguy cơ ngày càng lớn đối với phần lớn nhân loại.

Hiện tượng biến đổi khí hậu đang buộc chúng ta phải nhìn nhận khác đi về mối tương quan phụ

thuộc giữa con người với nhau, và điều này mang một ý nghĩa sâu xa. Các triết gia Hy Lạp đã từng lập luận rằng quan hệ giữa con người có thểđược hình dung là những đường tròn đồng tâm, bắt đầu từ gia đình, mở rộng ra quê hương, đất nước, và toàn thế giới - càng xa tâm thì càng ít gắn bó. Các nhà kinh tế học Khai sáng như Adam Smith và các triết gia như David Hume đôi khi cũng sử dụng mô hình này để giải thích về những động lực thúc đẩy con người. Trong thế giới ngày nay, sự tương quan phụ thuộc về mặt kinh tế và sinh thái ngày càng rõ ràng, những đường tròn đồng tâm đang dần thu hẹp khoảng cách. Như triết gia Kwame Appiah đã từng viết: “Khi ta quen biết ai, ảnh hưởng đến ai, ta phải có trách nhiệm với người đó: nói lên điều này chẳng qua cũng là khẳng định bản chất khái niệm đạo đức”.84 Ngày nay, chúng ta “quen biết” những con người ở rất xa về khoảng cách địa lý - và chúng ta cũng hiểu rằng cách chúng ta sử dụng năng lượng có thể “ảnh hưởng” đến cuộc sống của họ qua biến đổi khí hậu.

Nhìn nhận từ quan điểm này, biến đổi khí hậu

đang đặt ra những câu hỏi hóc búa về vấn đềđạo

đức. Việc sử dụng năng lượng, và kèm theo đó là phát thải khí nhà kính, không phải là những khái niệm trừu tượng. Chúng là các mặt thể hiện mối tương quan phụ thuộc giữa con người với nhau. Khi một người bật một bóng đèn tại châu Âu hay một máy điều hòa nhiệt độ tại châu Mỹ, qua hệ thống khí hậu toàn cầu, những hành động

đó đều ít nhiều tác động đến một số trong nhóm những người dễ bị tổn thương nhất thế giới - đó là những nông dân làm ăn quy mô nhỏ, mưu sinh

bằng số tiền ít ỏi tại Ê-tô-pi-a, là người dân sống tại những khu ổ chuột ở Manila, hay khu vực đồng bằng châu thổ sông Hằng. Những hành động đó cũng tác động đến các thế hệ tương lai, không chỉ bản thân con cháu mình mà còn là con cháu của những người dân trên toàn thế giới. Với bằng chứng về những tác động của biến đổi khí hậu tới tình trạng nghèo đói và những nguy cơ thảm họa trong tương lai, thì việc xem nhẹ những trách nhiệm xuất phát từ sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh thái và từđó gây ra biến đổi khí hậu cũng sẽ đồng nghĩa với sự phủ nhận những giá trịđạo đức của con người.

Trên hết, vấn đềđạo đức khi đối mặt với biến

đổi khí hậu thực sự bắt nguồn từ những khái niệm về ý thức bảo vệ sinh thái, công bằng xã hội và trách nhiệm đạo đức. Trong một thế giới mà con người thường bị chia tách bởi những đức tin riêng thì những khái niệm kể trên luôn vượt qua mọi khoảng cách về tôn giáo và văn hóa. Đó sẽ là cơ

sởđầy tiềm năng để những người đứng đầu các nhóm có chung đức tin và những người khác cùng nhau hành động (xem Hộp 1.4)

Một phần của tài liệu Tài liệu Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 docx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)