Nghị định thư Kyoto là bước đi đầu tiên trong quá trình ứng phó đa phương trước biến đổi khí hậu Nó đặt ra những mục tiêu đến giai đoạ n 2010

Một phần của tài liệu Tài liệu Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 docx (Trang 38 - 40)

2012 sẽ cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính so với các mức phát thải của năm 1990. Khi mà các chính phủđang tham gia vào các vòng đàm phán về một khung hoạt động đa phương hậu 2012, được xây dựng tiếp nối giai đoạn cam kết hiện thời, điều quan trọng là phải rút ra được các bài học đã qua.

Ởđây có ba bài học đặc biệt quan trọng. Bài học thứ nhất là cần có mức độ tham vọng cao. Những mục tiêu được đặt ra trong thời kỳ cam kết đầu tiên là khá khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 5% đối với các nước đang phát triển. Bài học thứ hai là các mục tiêu phải có tính ràng buộc. Phần nhiều các nước đều chưa thực hiện được các cam kết của mình trong Nghịđịnh thư Kyoto. Bài học thứ ba là khung hoạt động đa phương phải bao quát được tất cả các nước phát thải nhiều nhất. Theo Nghịđịnh thư Prot°Col hiện hành, hai quốc gia phát triển lớn là Úc và Hoa Kỳ - đã thông qua hiệp định khung nhưng chưa phê chuẩn, do đó vẫn được miễn không phải thực hiện các mục tiêu này. Hiện cũng chưa có các mục tiêu mang tính định lượng cho các nước đang phát triển.

Dù vẫn còn quá sớm đểđưa ra một phán quyết cuối cùng về những kết quảđạt được từ Nghịđịnh thư Kyoto, nhưng số liệu tổng quát về phát thải không bao hàm phát thải từ chuyển đổi sử dụng đất tỏ ra không mấy khả quan. Phần lớn trong số 68 nước tham gia Nghịđịnh thưđang không thực hiện được mục tiêu. Hơn nữa, lượng phát thải liên tục gia tăng kể từ năm 2000.

Những kết quả ban đầu:

• Theo Nghịđịnh thư Kyoto, Liên minh châu Âu đã cam kết cắt giảm trung bình 8% tổng lượng phát thải. Nhưng thực tế, lượng cắt giảm chưa được 1%. Cơ quan Môi trường châu Âu còn dự báo với những chính sách như bây giờ thì tình trạng này sẽ còn kéo dài đến năm 2010. Lượng phát thải từ khu vực giao thông đã tăng thêm 25%, từ phát điện và sưởi tăng thêm 6%. Đểđạt được các mục tiêu Kyoto, sẽ cần phải tăng mạnh nguồn cung cấp năng lượng tái tạo, nhưng Liên minh châu Âu hiện chưa thực hiện đủ mức đầu tư cần thiết đểđạt được mục tiêu cung cấp 20% năng lượng tái tạo vào năm 2020.

• Vương quốc Anh đã đạt được mục tiêu trong Kyoto là cắt giảm 12% lượng phát thải, tuy nhiên lại chưa thực hiện được mục tiêu quốc gia là cắt giảm 20% so với các mức phát thải của năm 1990. Phần lớn lượng phát thải được cắt giảm từ trước năm 2000 - kết quả của các biện pháp tái cơ cấu công nghiệp và tự do hóa thị trường đã chuyển từ sử dụng than đá phát thải hàm lượng các-bon lớn sang sử dụng khí tự nhiên. Trong năm 2005 và 2006, lượng phát thải lại tăng do chuyển từ khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân về sử dụng than đá (chương 3). • Năm 2004, lượng phát thải của nước Đức đã giảm 17% so với mức phát

thải của năm 1990, nhờ quá trình cắt giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1995 sau khi nước Đức thống nhất và Đông Đức cơ cấu lại ngành công nghiệp (chiếm 80% tổng lượng cắt giảm), bên cạnh đó là phần cắt giảm phát thải của khu vực dân cư.

• I-ta-li-a và Tây Ban Nha đang còn cách quá xa các mục tiêu Kyoto của mình. Tại Tây Ban Nha, lượng phát thải đã tăng gần 50% từ năm 1990,

khi kinh tế nước này phát triển mạnh mẽ và các đợt hạn hán khiến việc sử dụng năng lượng từ than đá gia tăng. Tại I-ta-li-a, giao thông là nguyên nhân chính làm tăng lượng phát thải khí nhà kính.

• Theo Nghịđịnh thư Kyoto, Ca-na-đa đã tán thành mục tiêu cắt giảm 6%. Song trên thực tế, lượng phát thải khí nhà kính của Ca-na-đa còn tăng thêm 27% và nước này hiện vượt quá mục tiêu Kyoto khoảng 35%. Tuy cường độ khí nhà kính đã giảm, nhưng hiệu quảđạt được lại bịảnh hưởng bởi lượng phát thải gia tăng từ việc mở rộng sản xuất dầu mỏ và khí đốt. Tổng lượng phát thải khí nhà kính từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1990.

• Lượng phát thải của Nhật Bản vào năm 2005 cao hơn 8% so với các mức của năm 1990. Mục tiêu Kyoto là phải cắt giảm 6%. Cứ theo xu hướng hiện thời, dự kiến nước này sẽ phát thải vượt quá chỉ tiêu khoảng 14%. So với năm 1990, tuy phát thải từ công nghiệp giảm nhẹ, nhưng phát thải từ khu vực dân cư và giao thông lại tăng mạnh (tăng 50% đối với các phương tiện chở khách). Lượng phát thải từ các hộ gia đình thậm chí còn tăng nhanh hơn số lượng hộ.

• Hoa Kỳđã ký Nghịđịnh thư Kyoto nhưng chưa phê chuẩn hiệp ước. Nếu phê chuẩn, tới năm 2010, nước này sẽ phải cắt giảm 7% lượng phát thải so với các mức của năm 1990. Trên thực tế tổng lượng phát thải đã tăng thêm 16%. Cứ theo xu thế gia tăng như hiện thời thì đến 2010, ước tính lượng phát thải sẽ cao hơn các mức của năm 1990 là 1,8 Gt. Phát thải đã gia tăng ở tất cả các lĩnh vực quan trọng dù cường độ khí nhà kính của nền kinh tế Hoa Kỳđã giảm 25%, dựa trên tính toán tỉ lệ phát thải CO2 trên GDP.

• Cũng giống như Hoa Kỳ, nước Úc chưa phê chuẩn Nghịđịnh thư Kyoto. Tổng lượng phát thải của nước này đã tăng khoảng hai lần tỉ lệ mà lẽ ra Úc phải duy trì được sau khi đã tham gia Nghịđịnh thư, cụ thể lượng phát thải đã tăng 21% từ năm 1990. Mức độ phụ thuộc cao của nước Úc vào hoạt động sản xuất điện từ than đá đã góp phần làm lượng phát thải từ khu vực năng lượng tăng mạnh - thêm khoảng 40%.

Hướng tới giai đoạn từ năm 2012 trởđi, thách thức đặt ra là phải xúc tiến một hiệp định quốc tế có sự tham gia của tất cả các nước phát thải nhiều nhất với nỗ lực lâu dài đạt được một ngân sách các-bon bền vững cho thế kỷ 21. Rất ít những hành động ngày hôm nay của các chính phủ có thể tác động được đáng kểđến lượng phát thải giai đoạn 2010 - 2012: cũng giống như những tàu chở dầu, các hệ thống năng lượng có vòng quay rất lớn.

Điều cần thiết hiện thời là đề ra một khung hành động đểđối phó với khả năng biến đổi khí hậu nguy hiểm. Khung hành động này phải phác thảo được một lộ trình thời gian lâu dài cho các nhà hoạch định chính sách, với những thời kỳ cam kết ngắn hạn gắn vào các mục tiêu trung và dài hạn. Đối với các nước phát triển, những mục tiêu này bao gồm cắt giảm khoảng 30% lượng phát thải tới năm 2020 và tối thiểu 80% tới năm 2050 – như vậy mới thống nhất với lộ trình phát thải bền vững của chúng ta. Các nước đang phát triển sẽđược tạo điều kiện để cắt giảm phát thải qua hoạt động hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ (xem chương 3)

.

Hộp 1.3 Các nước phát triển không thực hiện được các cam kết Kyoto của mình

Nguồn: EEA 2006; Cơ quan Thông tin Năng lượng 2005; Chính phủ Ca-na-đa 2006; IEA 2006; Ikkatai 2007; Viện Pembina 2007a; Chính phủ Vương quốc Anh 2007c

1Th Th á c h th ứ c v ề k h í h ậ u t ro n g t h ế k ỷ 21

thống năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn là một đề tài tranh luận lớn. An ninh năng lượng - được định nghĩa khái quát là sự tiếp cận những nguồn năng lượng giá rẻ và đáng tin cậy - đang là

đề tài ngày càng được quan tâm trong các chương trình nghị sự quốc tế.

Từ năm 2000, giá dầu trên thực tếđã tăng năm lần lên khoảng 70 đô-la Mỹ một thùng. Tuy giá dầu có thể hạ, nhưng khó có khả năng quay lại mức giá thấp như cuối những năm 1990. Theo một số nhà bình luận, các xu hướng thị trường kể trên chính là bằng chứng cho thuyết ‘mức dầu đỉnh’ - tức ý kiến cho rằng theo thời gian, hoạt động sản xuất

đang trong giai đoạn suy thoái dẫn tới cạn kiệt các nguồn dự trữđã biết.71 Cùng với những phát triển về thị trường này, mối quan ngại chính trị về an ninh các nguồn năng lượng đã tăng lên khi phải đối mặt với những quan ngại ngày càng lớn về nguy cơ

khủng bố, bất ổn định chính trị trong các khu vực xuất khẩu trọng yếu, sự gián đoạn nguồn cung và tranh chấp giữa các nhà xuất và nhập khẩu.72

An ninh năng lượng và an ninh khí hậu - đi theo hai hướng khác nhau?

Bối cảnh an ninh năng lượng là rất quan trọng đối với những chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nếu hy vọng rằng việc giá các nguyên liệu hóa thạch tăng cao tất sẽ dẫn đến những biến chuyển hướng tới một tương lai ít phát thải các- bon thì lại có vẻ là không thực tế. Những người theo thuyết ‘mức dầu đỉnh’ đã phóng đại quá mức lập luận của mình. Quá trình khai thác, vận chuyển các nguồn cung cấp dầu mới hầu như chắc chắn sẽ tốn kém hơn, khó khăn hơn, và theo thời gian giá mỗi thùng dầu sẽ tăng dần. Tuy nhiên thế giới chưa phải lập tức đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn dầu mỏ: với mức tiêu thụ như hiện nay, trữ lượng dầu hiện có sẽđủ dùng trong bốn thập kỷ tới, ngoài ra có khả năng tìm thêm được những giếng dầu mới.73Điều đáng lưu ý là trữ

lượng nhiên liệu hóa thạch hiện thời nếu sử dụng hết thì sẽ quá đủđểđưa thế giới vượt qua ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm.

Với những công nghệ hiện thời, việc khai thác dù chỉ một phần nhỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch khổng lồ trên trái đất chắc chắn sẽ dẫn đến hệ quả

nguy hiểm đó. Dù áp lực nào đặt lên những nguồn dầu mỏ truyền thống chăng nữa, thì trữ lượng dầu

mỏ còn lại hiện thời vẫn nhỉnh hơn một chút so với tổng khối lượng đã khai thác kể từ năm 1750.

Đối với than đá, trữ lượng hiện thời gấp khoảng 12 lần lượng than đã sử dụng từ sau năm 1750 tới nay. Trong thế kỷ 21, chỉ cần sử dụng một nửa trữ lượng than đá hiện thời thôi cũng sẽ làm tăng thêm khoảng 400 phần triệu vào trữ lượng khí nhà kính trong khí quyển trái đất, tức là chắc chắn sẽ

khiến cho biến đổi khí hậu nguy hiểm trong giai

đoạn này.74 Với trữ lượng lớn các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên trái đất hiện tại thì việc quản lý ngân sách các-bon một cách thận trọng trở nên rất cần thiết.

Các xu hướng thị trường hiện thời lại càng cho thấy điều này là cần thiết. Một cách ứng phó đối với việc tăng giá dầu và khí tự nhiên là xu thế ‘quay sang dùng than đá’. Than đá là loại nhiên liệu hóa thạch rẻ nhất, phân bố rộng rãi nhất nhưng cũng chứa hàm lượng các-bon cao nhất thế giới: với mỗi

đơn vị năng lượng được sản xuất ra, lượng CO2 than đá sinh ra nhiều hơn dầu mỏ khoảng 40%, và nhiều hơn khí tự nhiên gần 100%. Ngoài ra, than

đá chiếm phần lớn trong những danh mục năng lượng hiện thời và tương lai của những nước phát thải nhiều CO2 như Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Hoa Kỳ. Kinh nghiệm của các nền kinh tếđang trong thời kỳ chuyển đổi đã cho thấy còn có những vấn đề lớn hơn. Hãy cùng xem xét phương hướng chính sách năng lượng của U-crai-na. Trong vòng từ 10 đến 15 năm vừa qua, than đá đã dần được thay thế bằng khí tự nhiên nhập khẩu có giá thành rẻ hơn (và ít ô nhiễm hơn). Tuy nhiên, do nguồn cung cấp năng lượng từ Nga bị gián đoạn vào đầu năm 2006 và giá nhập khẩu tăng gấp đôi, chính phủ U-crai-na đang cân nhắc khả năng quay trở

lại sử dụng than đá.75 Trường hợp này cho thấy an ninh năng lượng của một quốc gia có thể mâu thuẫn với những mục tiêu an ninh năng lượng toàn cầu.

Các kịch bản về nhu cầu sử dụng năng lượng

đều khẳng định rằng giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao sẽ không đưa thế giới đến một lộ trình phát thải bền vững. Dự kiến từ bây giờđến năm 2030, nhu cầu năng lượng sẽ tăng một nửa, trong đó 70% lượng gia tăng là từ các nước đang phát triển.76 Theo những dự kiến hiện thời, từ năm 2005 đến năm 2030, thế giới sẽ mất khoảng 20 nghìn tỉđô-la Mỹđểđáp ứng những nhu cầu năng lượng này.

Trữ lượng nhiên liệu hóa thạch hiện thời nếu sử dụng hết thì sẽ quá đủđểđưa thế giới vượt qua ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm.

1Th Th á c h th ứ c v ề k h í h ậ u t ro n g t h ế k ỷ 21

Phần lớn trong khoản đầu tư này vẫn đang dành cho các cơ sở hạ tầng có cường độ các-bon cao. Những cơ sở hạ tầng này sẽ tiếp tục sản sinh ra năng lượng và phát thải CO2 trong nửa cuối thế

kỷ 21. Có thểđánh giá các hệ quả bằng cách so sánh các kịch bản phát thải CO2 từ năng lượng do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và IPCC cùng xây dựng với những mô hình lộ trình phát thải bền vững:

Các lộ trình phát thải bền vững của chúng ta chỉ ra một đồ thị tới năm 2050 cần cắt giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn thế giới so với các mức năm 1990. Ngược lại, kịch bản của IEA cho thấy lượng phát thải sẽ

tăng khoảng 100%. Chỉ riêng từ năm 2004 đến năm 2030, dự kiến lượng phát thải từ năng lượng sẽ tăng thêm 14 Gt CO2, tương đương 55%.

• Trong khi lộ trình phát thải của chúng ta đề

ra mục tiêu cắt giảm trong khoảng ít nhất 80% lượng phát thải của các nước OECD, thì kịch bản tương ứng của IEA lại đưa ra mức tăng 40% - tương đương có thêm 4,4 Gt CO2. Hoa Kỳ sẽ chiếm khoảng một nửa lượng gia tăng

đó, tức là có lượng phát thải cao hơn các mức năm 1990 là 40% (Hình 1.15).

Theo IEA, các nước đang phát triển sẽ chiếm ba phần tư lượng gia tăng phát thải CO2 toàn cầu, trong khi lộ trình phát thải bền vững của chúng ta chỉ ra rằng đến năm 2050 cần phải cắt giảm khoảng 20% so với các mức năm 1990. Nếu tăng như dự báo thì tức là sẽ tăng gấp bốn lần các mức năm 1990.

Tuy lượng phát thải bình quân đầu người sẽ

tăng nhanh nhất tại các nước đang phát triển, nhưng mức độ hội tụ phát thải sẽ không cao.

Đến năm 2030, dự tính lượng phát thải của các nước OECD sẽ là 12 tấnCO2/ người, so với lượng 5 tấn CO2 tại các nước đang phát triển. Vào năm 2015, dự tính lượng phát thải bình quân đầu người của Trung Quốc và Ấn Độ

lần lượt sẽ là 5,2 và 1,1 tấn, còn của Hoa Kỳ là 19,3 tấn.

• Các kịch bản của IPCC đánh giá được sâu sắc

và toàn diện hơn so với các kịch bản của IEA, do đã tính thêm cả các nguồn phát thải khác nữa, trong đó có nông nghiệp, chuyển đổi sử

dụng đất, rác thải và nhiều loại khí nhà kính. Những kịch bản này cho thấy sẽ có xu hướng tăng nhanh và đến năm 2030, mức phát thải sẽ

khoảng 60–79 Gt CO2e. Mức tăng lượng phát thải thấp nhất cũng là 50% so với các mức cơ

sở của năm 1990. Một trong những kịch bản không có biện pháp giảm thiểu của IPCC cho thấy lượng phát thải sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba thập kỷ, đến năm 2030.77

Một phần của tài liệu Tài liệu Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 docx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)