Kinh nghiệm từ Nghịđịnh thư Kyoto đã đem lại những bài học quan trọng để xây dựng ngân sách các-bon trong thế kỷ 21. Nghịđịnh thưđã đề ra một khung hoạt động đa phương, trong đó nêu rõ những giới hạn phát thải khí nhà kính. Thông qua
đàm phán trong khuôn khổ UNFCCC, chúng ta
Đánh giá mục tiêu giảm nhẹ nghiêm túc từ góc độ
kinh tế học sẽ có ý nghĩa lớn về mặt kinh doanh.
1Th Th á c h th ứ c v ề k h í h ậ u t ro n g t h ế k ỷ 21
Hướng đến tương lai, các kịch bản sử dụng năng lượng và phát thải trong tương lai đều cho thấy chắc chắn một viễn cảnh khí hậu hết sức nguy hiểm, trừ khi thế giới có thể thay đổi được tiến trình phát triển. đã mất 5 năm đểđạt được một hiệp định, và phải mất thêm 8 năm nữa để hiệp định đó được đủ số
nước phê chuẩn cần thiết để có hiệu lực.68 Mục tiêu hàng đầu về cắt giảm lượng khí nhà kính là giảm 5% so với các mức phát thải năm 1990.
Nghịđịnh thư Kyoto vốn đã không đặt ra những mục tiêu đặc biệt tham vọng về mức cắt giảm trên tổng lượng phát thải toàn cầu. Đã thế, những mức giới hạn tối đa về phát thải lại không được áp dụng cho các nước đang phát triển. Thêm vào đó, quyết
định không phê chuẩn Nghịđịnh thư này của Hoa Kỳ và Úc còn làm hạn chế hơn nữa quy mô cắt giảm dự kiến. Có thể thấy được hệ quả từ những trường hợp ngoại lệ này khi đánh giá lượng phát thải CO2 từ năng lượng. Từ năm cơ sở là 1990, cam kết trong khuôn khổ Nghịđịnh thư Kyoto trên thực tế sẽ cắt giảm được 2,5% lượng phát thải CO2 từ năng lượng tính tới thời hạn đích 2010/2012.69
Quá trình thực hiện các mục tiêu đến nay là
đáng thất vọng. Năm 2004, tổng lượng phát thải khí nhà kính của các nước trong Phụ lục I thấp hơn 3% so với các mức của năm 1990.70 Tuy nhiên, con số bề nổi đó đã che đậy hai vấn đề lớn. Một là, từ năm 1999, tổng lượng phát thải luôn theo xu thế tăng, từđó đặt ra những câu hỏi về việc liệu ta có đạt được mục tiêu chung hay không. Hai là, kết quả thực hiện của các quốc gia rất khác nhau (Hình 1.14). Phần lớn trong tổng lượng cắt giảm xuất phát từ lượng cắt giảm phát thải mạnh của Liên bang Nga và các nền kinh tếđang trong thời kỳ chuyển đổi khác – trong một số trường hợp đã giảm hơn 30%. Kết quả này phần nhiều do ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng những năm 1990 hơn là do việc cải cách chính sách năng lượng. Bây giờ lượng phát thải lại đang gia tăng cùng với thời kỳ phục hồi kinh tế. Nếu tính chung thành một nhóm thì các nước trong Phụ lục I không trong giai đoạn chuyển đổi - chủ yếu là các nước OECD - đã tăng lượng phát thải khí nhà kính thêm khoảng 11% trong thời gian từ năm 1990 đến 2004 (Hộp 1.3).