5. Kết cấu của đề tài
1.9.1.4. Kế toán sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan chất lượng, mẫu mã, quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên quan trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, việc chấp hành kỷ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên…
- Sản phẩm hỏng sửa chữa được là sản phẩm bị hỏng, nhưng về kỹ thuật có thể sửa chữa được và khi sửa chữa phải có lợi ích về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm bị hỏng, nhưng về kỹ thuật không thể sửa được, hoặc sửa chữa được nhưng không có lợi về kinh tế.
Có 2 trường hợp là: sản phẩm hỏng trong định mức cho phép và sản phẩm hỏng ngoài định mức.
* Sản phẩm hỏng trong định mức:
Sản phẩm hỏng trong định mức là một tỷ lệ sản phẩm hỏng nhất định, được chấp nhận, do không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất.
- Sản phẩm hỏng rong định mức có thể sửa chữa:
Sơ đồ 1.4: Kế toán sản phẩm hỏng trong định mức có thể sửa chữa
TK 154 TK 154SC TK 138
K/C Cuối kỳ K/C CPSX Khoản thu bồi thường
CPSX sản phẩm hỏng
TK 621, 622, 627 TK 154
Tập hợp K/C CPSC K/C CPSC sản phẩm hỏng
CPSC sản phẩm hỏng vào đối tượng tính giá thành K/C CPSC sản phẩm hỏng
- Sản phẩm hỏng trong định múc không sửa chữa được:
Sơ đồ 1.5: Kế toán sản phẩm hỏng trong định mức không sửa chữa đƣợc
TK 154 TK 138, 334
Khoản thu bồi thường
TK 152, 111 Giá trị phế phẩm thu hồi
- Sản phẩm hỏng ngoài định mức:
Sản phẩm hỏng ngoài định mức là các sản phẩm hỏng khi có điều kiện thất thường, ngoài tỷ lệ sản phẩm hỏng nhất định được chấp nhận, do nguyên liệu chất lượng kém, máy móc hư, chủ quan của công nhân…
Kế toán phản ánh tương tự như sản phẩm hỏng trong định mức nhưng khoản thiệt hại (sau khi trừ các khoản thu bồi thường) tính vào giá vốn hàng bán.
Sơ đồ 1.6: Kế toán sản phẩm hỏng ngoài định mức
TK 154 TK 138, 334
Khoản thu bồi thường
TK 152, 111 Giá trị phế liệu thu hồi
TK 632 Khoản thiệt hại của sản phẩm hỏng