Cây thanh lương trà ngọt ngào

Một phần của tài liệu Doctor zhivago p2 unknown (Trang 65 - 77)

1.

Các gia đình của du kích quân đã đi theo đồn quân từ lâu trên các chiếc xe ngựa chở con cái và vật dùng. Bám theo đồn xe ngựa là vơ số các gia súc, chủ yếu là bị, cĩ đến mấy ngàn con.

Cùng sống với vợ con du kích ở trong trại cĩ một nhân vật mới xuất hiện tên là Dlydarikha hoặc Kubarikha một người vợ lính, một y sĩ thú y chuyên nghiệp cịn bí mật làm nghề phù thủy.

Mụ đội chiếc mũ chào mào lệch sang một bên, mặc loại áo capốt màu vỏ đậu của bộ binh Vương quốc Scotland mà nước Anh trang bị cho Tổng Tư lệnh Konchak, nhưng mụ quả quyết với mọi người rằng hai thứ ấy mụ cắt khâu tù binh phục của một tên lính bị bắt, và tựa hồ Hồng quân đã giải thốt mụ khỏi nhà từ trung tâm ở thành phố Kegiem, nơi Konchak đã giam giữ mụ chả rõ vì lý do gì.

Lúc này, quân du kích đang đĩng trại ở địa điểm mới. Người ta dự kiến đây sẽ chỉ là nơi dừng chân tạm thời, trong lúc chờ thám thính tồn bộ khu vực lân cận và chọn được địa điểm thích hợp, an tồn hơn cho giai đoạn trú đơng. Nhưng tình hình sau đĩ diễn biến khác đi đã buộc họ phải đĩng trại ở đây suốt mùa đơng.

Địa điểm mới này chẳng giống chút nào so với khu Mõm Cáo mà họ rời bỏ cách đây chưa lâu. Đây là một khu rừng taiga rậm rạp, hiểm trở, một phần gần đường cái quan, cịn phía kia là rừng ngút ngàn, vơ tận. Những ngày đầu, khi bộ đội dựng lều trại và sắp xếp nơi ăn ở, Zhivago được rảnh rang hơn, chàng đi sâu vào rừng, thám hiểm một vài hướng và nhận thấy rất dễ bị lạc trong rừng. Cĩ hai chỗ khiến chàng chú ý và ghi nhớ trong đợt thám hiểm đầu tiên này. Một ở bên lối ra của trại và của khu rừng. Rừng cây độ này đã trụi lá, nên người ta cĩ thể nhìn suốt qua như qua một chiếc cổng mở toang. Chỗ ấy cĩ một cây thanh lương trà rất đẹp, màu lá hung hung, mọc đơn độc, là cây duy nhất khơng bị rụng lá giữa ngàn cây. Nĩ mọc trên cái gị nhỏ, nổi hẳn phía trên lớp đất thấp ẩm ướt và chĩa cao lên bầu trời màu xám chì cuối thu những chùm hạt cứng xịe ra như tấm mộc nhỏ.

Những chú chim nhỏ, lơng sặc sỡ như bình minh sương giá, các chú sẻ ngơ và hồng tước đậu trên, cây thanh lương trà, thong thả lựa những hạt lớn nhất mà mổ, rồi nghển đầu, vươn cổ ra nuốt một cách khĩ khăn.

Cĩ một sự gần gũi sống động nào đĩ giữa chim và cây. Tựa hồ cây thanh lương trà đã nhìn thấy tất cả những cái đĩ, khăng khăng cự tuyệt một hồi lâu, rồi mới chịu thua, co mình lại trước bầy chim nhỏ, và nhượng bộ vạch áo, chìa vú như mẹ cho con bú. "Thơi được, các con nhiễu sự quá. Đây thì ăn đi, ăn đi ăn cho no nê đi". Rồi nĩ cười.

Chỗ thứ hai cịn tuyệt hơn, nằm trên một cái gị cao mà một phía là sườn dốc dựng đứng. Tưởng chừng dưới chân sườn dốc phải thấy một phong cảnh khác hẳn trên đỉnh gị, một con sơng, hoặc một cái khe sâu, hay một bãi cỏ dày chả ai cắt chẳng hạn. Thế nhưng dưới ấy cũng chả khác gì trên này, cĩ điều là ở dưới độ sâu chĩng mặt, các ngọn cây cách xa chỗ ta đứng trên gị. Chắc là hậu quả của một vụ đất sụt.

Tựa hồ cánh rừng âm u và uy nghi ấy đang nĩi với lên mây, bỗng bị sẩy chân sa xuống vực và lẽ ra phải sụt sâu xuống lịng đất, nhưng đến giây phút cuối cùng lại thốt hiểm nhờ cĩ phép màu, bám được chân trên mặt đất, khơng hề sây sát suy suyển gì, nên bây giờ vẫn bình yên rì rào ở dưới kia.

Song cánh rừng trên gị cao ấy tuyệt vời nhờ ở điểm khác. Tồn bộ mép gị được viền bằng những khối đá hoa cương thẳng đứng, như các phiến đá bằng phẳng lát quanh ngơi mộ thời tiền sử Lần đầu tới chỗ đĩ, Zhivago quả quyết rằng đây hồn tồn khơng phải là tác phẩm của thiên nhiên, mà mang dấu ấn bàn tay con người. Rất cĩ thể thời cổ xưa, đây là nơi thờ thần của một bộ lạc nào đĩ, nơi họ đến tế lễ và dâng hiến vật. Chính tại đây, vào một buổi sáng u ám rét mướt, người ta đã thi hành án tử hình đối với mười một tên dính dáng nhiều nhất vào âm mưu phản loạn và hai y tá nấu rượu trái phép.

Hai mươi người được chọn trong số những chiến sĩ du kích trung kiên nhất với cách mạng, mà hạt nhân là tiểu đội bảo vệ ban tham mưu, đã dẫn bọn kia tới đây. Đội áp giải đi sát nhau thành một vịng bán nguyệt quanh đám tội phạm, lăm lăm súng trong tay, dồn thúc bọn kia lên chỗ mép gị cao, nơi chúng khơng cĩ lối thốt nào hết, trừ phi nhảy xuống vực sâu Những cuộc hỏi cung, sự giam cầm lâu dài với bao sự nhục mạ đã khiến bọn tội phạm mất hết vẻ con người. Râu tĩc bờm xờm, chúng trở nên đen đủi, tiều tụy và hốc hác, trơng như các bĩng ma. Chúng đã bị tước khí giới ngay lúc bị bắt, khơng ai nghĩ đến chuyện khám xét chúng một lần nữa trước khi xử bắn. Làm như vậy cĩ vẻ quá ti tiện và giễu cợt đối với những kẻ kề bên cái chết.

Bất thình lình Rzhanitski, một người bạn của Vdovichenko đang đi bên gã, và cũng là một phần tử vơ chính phủ kỳ cựu như gã kia, nổ liền ba phát súng vào tốp chiến sĩ áp giải, nhắm vào Sivobliu. Rzhanitski là một thiện xạ, nhưng hắn run tay vì hồi hộp nên bắn trượt. Các chiến sĩ áp giải khơng lao vào đánh đập hoặc hạ sát Rzhanitski để trả lời hành động mưu sát của hắn, trước khi cĩ lệnh chỉ huy, cũng vẫn vì sự tế nhị và thương xĩt mấy người đồng chí cũ, Rzhanitski vẫn cịn ba viên đạn nữa trong khẩu brawning tự nổ phát thứ tư trúng vào chân phạm nhân Pascolia.

Y tá Pascolia rú lên, ơm lấy chân, quỵ xuống và bắt đầu luơn miệng rên rỉ vì đau. Hai tên đi cạnh là Sanka và Dakha nâng y dậy và xốc nách y dìu đi để khỏi bị những đứa bạn khác, trong cơn kinh hồng chung, giày xéo lên người y, bởi chẳng ai cịn chút tỉnh táo gì nữa. Pascolia khơng thể bước bằng chân bị thương, nên phải nhảy lị cị hoặc đi cà nhắc tới mép đá nơi bọn phạm nhân bị dồn tới. Y cứ luơn mồm la ơi ối.

Tiếng rên la khơng giống tiếng người của y cĩ sức lây lan. Như theo hiệu lệnh chung, cả đám phạm nhân khơng cịn kiềm chế được nữa. Một cảnh tượng quái dị bắt đầu. Tiếng nguyền rủa, cầu khẩn, than thân trách phận, văng tục, tuơn ra như mưa.

Gã thiếu niên Teresa lột cái mũ lưỡi trai viền vàng của học sinh trung học mà gã vẫn cịn đội, quỳ xuống mà bị lùi theo đám phạm nhân về phía mép đá khủng khiếp. Gã cứ vừa bị vừa gục đầu bái lạy những chiến sĩ áp giải, khĩc sướt mướt, nửa tỉnh nửa mê van xin họ:

- Các anh ơi, em biết mình cĩ tội rồi, hãy tha cho em, khơng bao giờ em dám tái phạm nữa. Đừng giết em. Đừng bắn em. Em chưa sống được mấy tí, em chết thế này thì trẻ quá. Cho em sống thêm ít ngày nữa, để em được nhìn thấy mẹ em, người mẹ yêu quý của em, dù chỉ một lần nữa thơi. Tha thứ cho em, các anh ơi, hãy thương em. Em xin hơn chân các anh. Em sẽ đi quẩy nước cho các anh. Ối giời đất ơi, khổ thân con, khổ thân con, chết con rồi, ơi mẹ ơi là mẹ ơi. Từ giữa đám phạm nhân, cĩ kẻ kêu lên thảm thiết, khơng rõ là tên nào:

ta đã cùng bảo vệ và chiến đấu cho cùng một lý tưởng kia mà. Xin hãy lượng tình thả chúng tơi ra. Chúng tơi sẽ suốt đời ghi lịng tạc dạ sự tốt bụng của các đồng chí, chúng tơi sẽ tỏ ra xứng đáng, sẽ chứng minh bằng hành động. Các đồng chí điếc hay sao mà khơng thèm trả lời? Ơi, các người thật quá nhẫn tâm. Cĩ người lớn tiếng chửi Sivoblui:

- Này tên Judas, thằng phản Chúa kia! Chúng tao phản bội gì mày hả? Chính mày, đồ chĩ, mới là kẻ phản bội ba lần, sao mày khơng chết đi! Mày từng thề trung thành với Sa hồng, rồi mày lại giết chết Sa hồng hợp pháp của mày, mày thề trung thành với chúng tao, rồi mày lại bán rẻ chúng tao. Mày hãy cút đi mà hơn thằng quỷ sứ Liveri của mày trước khi mày phản bội nĩ. Rồi thế nào mày cũng sẽ bán rẻ nĩ thơi.

Trước lúc chết, Vdovichenko vẫn giữ được bình tĩnh. Hắn ngẩng cao đầu với mớ tĩc bạc bay phất phơ trước giĩ và khuyên Rzhanitski bằng giọng nĩi oang oang như một chiến sĩ cơng xã nĩi với một chiến sĩ cơng xã khác :

- Đừng tự hạ mình như thế Rzhanitski! Lời kháng nghị của cậu khơng làm chúng mủi lịng đâu. Tụi Oprichnich(1) mới này, bọn đao phủ lành nghề của nhà tù kiểu mới này sẽ chẳng hiểu nổi cậu đâu. Nhưng chớ ngã lịng. Lịch sử sẽ xét lại tất cả. Hậu thế sẽ bêu xấu tụi Buốcbơng (2) của chế độ chính ủy và những việc làm đen tối của chúng. Chúng ta chết như những người tử vì đạo ở buổi bình minh của cách mạng thế giới. Cuộc cách mạng tinh thần muơn năm! Chủ nghĩa vơ chính phủ thế giới muơn năm!

Một loạt hai mươi phát súng, được bắn theo hiệu lệnh ngầm nào đĩ chỉ riêng tốp chiến sĩ áp giải hiểu được với nhau, đã quật ngã một nửa số phạm nhân, gần như giết chết ngay thẳng cẳng. Loạt súng thứ hai kết liễu mấy tên cịn lại. Kẻ giãy giụa lâu nhất là gã thiếu niên Teresa Galudin, nhưng rồi cuối cùng gã cũng nằm cứng đơ.

Chú thích:

(1) Lính cấm vệ của Sa hồng Ivan Groznyi ( Ivan hung đế) thế kỷ 16, khét tiếng tàn bạo. (2) Một triều đại thống trị ở Pháp trong khoảng hai thế kỷ 16-18.

2.

Người ta khơng từ bỏ ngay ý định rời căn cứ trú đơng tới một địa điểm khác, xa hơn về phía Đơng. Một thời gian dài các nhĩm trinh sát vẫn tiếp tục đi tìm hiểu tình hình phía bên kia đường cái quan, dọc theo đường thủy phân giữa Vysck và Kegiem. Liveri thường rời trạm đi sâu vào vùng taiga, để bác sĩ ở nhà một mình.

Nhưng di chuyển bây giờ đã muộn và cũng chẳng cĩ chỗ nào thích hờp. Thời kỳ này du kích đang phải chịu những thất bại nặng nề nhát. Trước khi bị tiêu diệt hồn tồn, bọn bạch vệ quyết định giáng một địn kết liễu vĩnh viễn các đơn vị khơng chính quy ở trong rừng, nên chúng đã tập trung tồn bộ lực lượng để bao vây họ. Vịng vây bốn phía cứ siết chặt dần. Tình thế của du kích sẽ khơng thể cứu vãn, nếu bán kính vịng vây thu hẹp hơn nữa. Nhưng bể rộng mênh mơng của cuộc bao vây đã cứu họ. Trước ngưỡng cửa mùa đơng, kẻ thù khơng đủ lực lượng trải dài khắp miền taiga bao la hiểm trở và siết chặt vịng vây hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, du kích cũng khơng thể di chuyển tới bất cứ đâu. Dĩ nhiên, giả sử cĩ một kế hoạch di chuyển hứa hẹn các ưu thế quân sự nhất định, thì cũng cĩ thể chọc thủng vịng vây, vừa giao chiến vừa tiến tới dịa điểm mới.

Nhưng một kế hoạch như thế chưa được soạn thảo. Mọi người đều kiệt sức. Các cán bộ chỉ huy cấp dưới tự họ cũng đã mất tinh thần, nên chả cịn uy tín gì với các chiến sĩ dưới quyền. Các cán bộ chỉ huy cấp trên thì tối nào cũng họp hội đồng quân sự, đưa ra những giải pháp trái ngược nhau.

Đành phải từ bỏ việc tìm kiếm địa điểm trú đơng khác để củng cố căn cứ hiện tại giữa chốn rừng sâu này. Vào mùa đơng, do tuyết dày, quân địch sẽ khơng thể mị tới đây, vì chúng khơng đủ dụng cụ trượt tuyết. Chỉ cần củng cố hầm hào và tích trữ lương thực càng nhiều càng hay.

Bixyurin phụ trách hậu cần đã báo cáo về tình hình thiếu bột mì và khoai tây gay gắt. Tuy nhiên gia súc cịn rất nhiều nên Bixyurin dự kiến rằng mùa đơng này thực phẩm chính sẽ là thịt và sữa.

Thiếu quần áo ấm một số anh em du kích ăn mặc phong phanh. Họ đã giết hết chĩ trong căn cứ. Những người thạo nghề thuộc da đã lấy da chĩ may áo tylup cho anh em du kích, loại áo mặt trong là da, mặt ngồi là lơng.

Bác sĩ Zhivago khơng được cung cấp phương tiện chuyên chở nữa. Xe ngựa bây giờ được dùng cho những nhu cầu quan trọng hơn. Ở chặng di chuyển cuối cùng, người ta đã phải dừng cáng để khiêng những thương bệnh binh nặng nhất suốt bốn mươi dặm đường.

Tủ thuốc cửa bác sĩ Zhivago chỉ cịn kí-ninh, iốt và muối glaube. Iốt cần dùng cho việc giải phẫu và băng bĩ lại ở dạng tinh thể phải đem hồ tan trong rượu cồn. Người ta bắt đầu hối tiếc dạo trước đã thủ tiêu việc nấu rượu, bèn cho gọi những người trước đây từng dính vào vụ nấu rượu trái phép lại, số người này được tha bổng vì nhẹ tội nhất, và nay được giao nhiệm vụ sửa lại những dụng cụ hư hỏng hoặc làm bộ đồ mới để cất rượu. Việc nấu rượu mạnh được phục hồi nhằm phục vụ hoạt động y tế. Mọi người trong căn cứ chỉ lắc đầu nhấm nháy mắt với nhau. Tệ nhậu nhẹt say sưa lại tái diễn, càng làm tăng thêm tình trạng sa sút tinh thần trong căn cứ.

Người ta cất được loại rượu mạnh đến một trăm độ. Chất lỏng nặng độ ấy hồ tan rất dễ dàng các tinh thể iơt và các loại thuốc viên khác. Chính nhờ cách ngâm vỏ cây kí-ninh vào loại rượu mạnh đĩ mà ít lâu sau, vào mùa đơng, bác sĩ Zhivago đã chữa trị được bệnh sốt phát ban mới tái phát cùng với thời tiết giá rét.

3.

Trong những ngày ấy, bác sĩ cĩ gặp Palyk và gia đình anh ta. Suốt mùa hè vừa rồi, vợ con anh ta đã phải long đong vất vả trên những con đường làm bụi, trong cảnh màn trời chiếu đất như bao kẻ tị nạn khác. Họ khiếp đảm vì những cảnh tượng đáng sợ từng phải chứng kiến và nơm nớp đợi chờ những nỗi truân chuyên mới. Tình cảnh lang thang dãi dầu để lại dấu vết khĩ phai mờ trên cơ thể họ. Người vợ và ba đứa con của Palyk, một trai, hai gái, đều cĩ mái tĩc sáng, cứng kèo, cháy nắng và hai hàng lơng mày rậm trắng bệch trên bộ mặt rám nắng đen đủi, sạm màu sương giĩ. Trong khi mấy đứa con cịn quá bé để mang những nét phong trần nào đấy, thì khuơn mặt người mẹ lại mất hết sắc màu của cuộc sống, những nỗi hiểm nguy và chấn động từng trải qua chỉ để lại vẻ cân xứng khơ héo của đường nét, cặp mơi mím chặt mỏng như sợi chỉ và vẻ bất động căng thẳng của một nỗi đau khổ luơn sẵn sàng tự vệ

Palyk yêu thương vợ con, nhất là ba đứa con, đến mức quẫn trí, và với một sự khéo tay khiến Zhivago phải ngạc nhiên, anh ta dùng một gĩc lưỡi rìu được mài sắc đẽo gọt gỗ thành các thứ đồ chơi cho con - thành các chú thỏ, chú gấu và gà trống. Khi vợ con mới đến, Palyk phấn khởi, vui lên đơi chút, sức khỏe khá dần. Nhưng mới nghe tin, rằng thế nào người ta cũng tách các gia đình ra khỏi dịch vụ du kích, vì sự hiện diện của họ cĩ ảnh hưởng xấu tới tinh thần trong căn cứ, rằng ban chỉ huy sẽ đưa hết số thường dân vơ dụng cùng đồn xe chớ dân tị nạn đến một địa điểm khác xa hơn, cĩ lực lượng bảo vệ hẳn hoi. Người ta nĩi

Một phần của tài liệu Doctor zhivago p2 unknown (Trang 65 - 77)