Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin (Trang 87 - 88)

V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

a. Lợi nhuận:

Do cĩ sự chênh lệch về lượng giữa giá trị hàng hố và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên khi bán hàng hĩa đúng giá trị trừ đi phần tư bản ứng ra, nhà tư bản cịn thu về tiền lời (ngang bằng với m) và được gọi là lợi nhuận, ký hiệu P:

Vậy: Lợi nhuận là hình thái chuyển hĩa của giá trị thặng dư, được quan niệm như con đẻ của tồn bộ tư bản ứng trước.

“Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của tồn bộ tư bản ứng trước mang hình thái chuyển hĩa là lợi nhuận”

W = C + V + m = K + m = K + P

Nguyên nhân của sự chuyển hố m thành P:

+ Sự hình thành K = (C + V) đã xố nhồ vai trị khác biệt giữa C và V.

+ Do chi phí SX TBCN luơn nhỏ hơn chi phí SX thực tế nên khi bán hàng hố chỉ cần giá cả lớn hơn K một chút là đã thu lời.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin

+ m và P giống nhau ở chỗ: đều cĩ chung một nguồn gốc là kết quả của lao động của cơng nhân.

+ Khác nhau:

* về mặt chất:

* m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ V cịn p thì được xem như tồn bộ tư bản ứng trước đẻ ra.

* P che giấu quan hệ bĩc lột TBCN, che giấu nguồn gốc thực sự của nĩ.

* Giữa m và P cĩ sự khơng nhất trí về lượng:

♦ cung = cầu → giá cả = giá trị → P = m

♦ cung > cầu → giá cả < giá trị → P < m

♦ cung < cầu → giá cả > giá trị → P > m

♦ trong một thời gian nhất định, xét trên bình diện tồn bộ nền kinh tế: tổng giá cả = tổng giá trị, do đĩ tổng P = tổng m.

b. Tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận là lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản ứng ra để sản xuất - kinh doanh. ( P′ )

P′ = × 100% = × 100%

Trong thực tế, người ta thường tính tỷ suất lợi nhuận hàng năm bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm và tư bản ứng trước

Tỷ suất lợi nhuận là hình thái chuyển hố của tỷ suất giá trị thặng dư. Sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thăng dư: - Về chất:

• m’ biểu hiện mức độ bĩc lột của nhà tư bản đối với LĐ;

• cịn P’ nĩi lên mức doanh lợi của đầu tư tư bản. - Về lượng: P’ < m’.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì cĩ lợi hơn. Do đĩ, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:

+ Tỷ suất giá trị thặng dư: tỷ suất gía trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản:Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư khơng đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng truớc càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đĩ mà tăng lên, làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.

+ Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến khơng đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Bốn nhân tố trên đây đều được các nhà tư bản sử dụng, khai thác một cách triệt để để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Song, với những đặc điểm, điều kiện khác nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận lại đạt được khác nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt vĩi nhau và dẫn tới việc hình thành lợi nhuận bình quân.

Một phần của tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w