Thứ nhất: Về nội dung chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân cộng trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp). Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp. . . cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng. Hiện nay, tại Công ty , kế toán ghi nhận chi phí nhân viên phân xưởng vào chi phí nhân công trực tiếp. Để đảm bảo theo đúng quy định và không làm ảnh hưởng đến tỷ trọng của các loại chi phí trong giá thành sản phẩm, Công ty cần mở tài khoản chi tiết 6271 để hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng.
Cụ thể, trong tháng 9 năm 2011, kế toán tại đơn vị tính tổng chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là 1.075.506.390(đ) lương cơ bản là 1.068.756.390 (đ). Trong đó, tổng chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là 72.158.950 (đ) lương cơ bản là 65.408.950 (đ). Như vậy chi phí nhân công trực tiếp sau khi tách chi phí nhân viên phân xưởng là 1.003.347.440 (đ)
Công ty nên hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau: Nợ TK 622: 1.003.347.440 Có TK 334: 1.003.347.440 Nợ TK 622: 220.736.437 Nợ TK 334 85.284.532 Có TK 3382: 20.066.949 Có TK 3383: 220.736.436 Có TK 3384: 45.150.635 Có TK 3389: 20.066.9 Nợ TK 6271: 72.158.950 Có TK 334: 72.158.950 Nợ TK 6271: 14.524.969 Nợ TK 334: 5.559.761 Có TK 3382: 1.443.179 Có TK 3383: 14.389.969 Có TK 3384: 2.943.403 Có TK 3389: 1.308.179
Thứ 2: Về việc trích trƣớc tiền lƣơng công nhân nghỉ phép
Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà khi chi phí phát sinh trong tháng nào thì hạch toán vào tháng đó. Điều đó gây ra biến động về chi phí trong doanh nghiệp. Vì tiền lương nghỉ phép là khoản tiền mà phải trả cho công nhân trong những ngày họ được nghỉ phép theo chế độ nhưng vẫn được hưởng lương. Mặt khác, số lượng Công ty nghỉ phép nhiều
và không đều nhau, có thể họ nghỉ hết số ngày được nghỉ phép trong một tháng, do đó nếu hạch toán như Công ty thì lương nghỉ phép được trả vào chi phí nhân công trực tiếp tháng đó sẽ tăng đột biến. Vì vậy, Công ty cần trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuât sản phẩm. Để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán lập kế hoạch trích trước. Trước hết, kế toán tiền lương phải xây dựng tỷ lệ trích trước hàng tháng,tỷ lệ này xây dựng căn cứ vào số lượng công nhân sản xuất, mức lương cơ bản.
Tiền lương nghỉ phép Lương cơ bản phải trả cho CN trong tháng Số ngày phải trả theo = x nghỉ phép kế hoạch năm 26 bình quân Công ty
Tỷ lệ Tiền lương nghỉ phép phải trả theo kế hoạch năm
trích trước = x 100% Tổng tiền lương chính phải trả cho CN sản xuất
trong năm theo kế hoạch
Mức trích Tiền lương chính phải trả cho CN Tỷ lệ tiền lương sản xuất trong tháng trích trước
Hàng tháng, kế toán sử dụng tài khoản 335 để phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Kế toán căn cứ vào kết quả tính toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất để hạch toán
Nợ TK 622 Có TK 335
Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất: Nợ TK 335
Có TK 334
Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất: Nợ TK 334
Có TK 111,112
Cuối năm, kế toán sẽ tiến hành so sánh số chi lương nghỉ phép thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất với mức lương nghỉ phép trích trước để tìm ra chênh lệch (nếu có)
+ Nếu số trích trước > số thực chi Nợ TK 335
Có TK 711
+ Nếu số trích trước < số thực chi , kế toán thực hiện hạch toán phần lương còn thiếu như bình thường
Nợ TK 622 Có TK 334
Việc hạch toán này đảm bảo cho việc tính lương được thực hiện theo đúng chế độ và tránh những biến động do chi phí nhân công gây ra.