Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một phần của tài liệu Luận văn "Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế" pdf (Trang 40 - 43)

II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2001

Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

2.1 Những thành tựu:

Bảng: cơ cấu GDP và cơ cấu vốn đầu tư theo ngành (%)

Nguồn: NGTK. GDP và vốn đầu tư được tính theo giá hiện hành

Tổng vốn đầu tư ở khu vực I thấp và giảm dần: 13,8% năm 2000, còn 6,5% vào năm 2008 so với tỉ trọng của nhóm ngành này trong GDP năm 1995 là 27% và năm 2008 là 20% thì số đầu tư nói trên là quá thấp. Trong khu vực I, đầu tư giảm chủ yếu trong nông nghiệp, tỷ trọng của ngành này trong GDP cũng giảm rất nhanh từ 23% trong GDP năm 1995 còn có 15% vào năm 2008.

Nội lực của khu vực I là khá mạnh nếu xét từ yếu tố thiên nhiên và nguồn lao động. Nó cũng hấp dẫn khi trên thực tế có hàng ngàn tỷ đồng đầu tư vào nuôi tôm, nuôi

Cơ cấu GDP Cơ cấu vốn đầu tư

1995 2000 2005 2008 1995 2000 2005 2008 Nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực I 27.2 24.5 21.0 22.1 13.3 13.8 7.5 8.4 NN và LNghiệp 23.0 19.8 15.8 18.1 12.5 11.4 5.9 4.8 Thủy sản 2.9 3.4 3.9 4.0 0.7 2.5 1.7 1.6 Khu vực II 28.8 36.7 41.0 39.7 34.1 39.2 42.6 40.6 Khai thác mỏ 4.8 9.6 10.6 8.9 5.0 6.3 7.8 8.3 CN chế biến 15.0 18.6 20.6 21.1 17.1 19.3 19.9 17.7 SX và pp điện 2.1 3.2 3.4 3.2 9.2 11.2 11.0 10.5 Xây dựng 6.9 5.4 6.3 6.5 2.8 2.4 3.8 4.1 Khu vực III 44.1 38.7 38.0 38.2 52.7 46.9 49.9 53.0 Thương mại 16.4 14.2 13.6 13.9 1.2 2.0 5.4 4.6 KS nhà hàng 3.8 3.2 3.5 4.4 5.3 2.9 1.9 1.9 Vận tải,tt liên lạc 4.0 3.9 4.4 4.5 15.7 13.2 14.1 14.7 Tài chính tín dụng 2.0 1.8 1.8 1.8 0.1 0.9 0.6 1.2 KH và công nghệ 0.6 0.5 0.6 0.6 0.3 1.2 0.4 0.6 Tài sản và tư vấn 5.4 4.3 4.0 3.6 3.0 2.7 1.7 5.8 Quản lý NN 3.6 2.7 2.7 2.8 3.1 2.6 2.8 2.1 GD và đào tạo 3.6 3.4 3.2 2.6 2.5 4.0 2.9 2.7

cá và theo sau đó là các nhà máy chế biến. Nhưng nông nghiệp do phương thức canh tác của nó, phục thuộc rất nhiều vào thời tiết và khí hậu nên nó là ngành kém hấp dẫn, khó thu hút đầu tư từ bên ngoài vào. Đặc biệt khi gắn nó với nhiệm vụ an ninh lương thực, chống lạm phát thì không thể có mức giá thu hút đầu tư. Do vậy cần có chính sách khuyến khích đầu tư của những người từ trong ngành.

Không thể đánh giá một cách đơn giản về vai trò của nông nghiệp bằng các số liệu về % của nó trong GDP là bao nhiêu hay chỉ vì xu thế đang giảm mà xem nhẹ nó. Cần xem xét các tác động và ảnh hưởng của nó tới ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu, công ăn việc làm và hàng loạt các vấn đề xã hội. Với tỷ trọng là 20% mà khu vực I chiếm trong GDP thì không phải là nhỏ. Tỷ trọng đó còn lớn hơn so với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà phải mất nhiều năm nhọc công xây dựng chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng mới có được.

Đầu tư mạnh vào khu vực II đã nâng tỷ trọng của khu vực này từ ít hơn 30% hồi năm 95 lên 42% vào năm 2008.Đầu tư nhiều vào khu vực II không chỉ là từ nội bộ khu vực mà còn bởi tác động rất lớn từ Chính phủ về phương diện chính sách và qua kênh phân bổ vốn, bão lãnh vốn cho các DNNN.

Bảng: cơ cấu GDP và vốn đầu tư theo thành phần sở hữu vốn (%)

Nguồn: NGTK. GDP và Vốn đầu tư được tính theo giá hiện hành

Cơ cấu GDP theo thành phần Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần

1995 2000 2005 2008 1995 2000 2005 2008

Nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100

KT nhà nước 40.2 38.5 38.4 34.4 42.0 59.1 47.1 28.6

KT ngoài NN 53.5 48.2 45.6 47.0 27.6 22.9 38.0 40.4

Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế cho thấy bức tranh phân bổ nguồn lực giữa các tác nhân tham gia quá trình đầu tư. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lúc cao nhất lên đến 59% năm 2000, năm 2008 là 37%. Nguồn vốn chảy vào thành phần kinh tế này là từ ngân sách nhà nước, vốn từ các ngân hàng, có thể còn là nguồn vay khác với sự bảo lãnh của Chính phủ. Một so sánh khác, nếu tính theo giá cố định thì tỷ trọng của thành phần kinh tế này ở vào khoảng 40% GDP từ 1995 đến 2008 nhưng trong cơ cấu đầu tư thì chiếm đến 55% từ 2000 đến 2005.

Các số liệu trên cho thấy hiệu quả vốn đầu tư ở thành phần kinh tế này là thấp, càng gia tăng đầu tư vào đây thì hiệu quả càng giảm.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vào khoảng 20 đến 30 % trong tổng vốn đầu tư và vào khoảng từ 14 – 18% GDP. Vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung và trở thành thành phần quan trọng trong tổng mức đầu tư vào nền kinh tế. Tác động nó không dừng lại ở phần mà nó làm ra, đóng góp vào GDP mà còn tạo ra mối liên hệ với các thành phần kinh tế khác trong quá trình đặt hàng và lan tỏa của hiệu ứng đầu tư khi kích thích đầu tư ở các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên số vốn của thành phần kinh tế này không phải hoàn toàn từ nước ngoài chảy vào mà còn có một phần từ vốn vay trong nước và vốn tích lũy trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam, sự chuyển vốn của công ty mẹ trong quá trình đầu tư mua sắm.

Khi qui mô của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn lên và quá trình hoạt động ở Việt Nam đủ lâu, thành phần kinh tế này sẽ tiếp cận các nguồn tín dụng và tài nguyên trong nước không khác gì các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước thì vấn đề sẽ khác, hoàn toàn khác. Sự cạnh tranh phân bổ tài nguyên, nguồn lực, từ nguồn vốn tín dụng, điện năng… sẽ là khó khăn lớn, rất lớn cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là với kinh tế cá thể. Tác động và ảnh hưởng như thế nào cònphải xem xét những ngành mà đầu tư nước ngoài hướng đến hiện nay để hình thành nên những cấu trúc trong tương lai.

Kinh tế ngoài nhà nước (với đại bộ phận là cá thể) với gần ½ GDP nhưng chỉ chiếm ít hơn 30% trong tổng vốn đầu tư cho thấy sự yếu kém về nội lực của thành phần kinh tế này. Điều đó cũng chỉ ra rằng cạnh tranh quyết liệt trong thời gian tới để giành

lấy thị phần, giành lấy nguồn lực bất lợi nghiêng về thành phần kinh tế này. Với viễn cảnh đó đòi hỏi chính sách phải có sự nâng đỡ với thành phần kinh tế này.

2.2 Những nguyên nhân:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam chưa rõ rệt do một số nguyên nhân sau: - Kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ, chính sách đầu tư Việt Nam tuy có những cải biến đáng kể nhưng chưa tương xứng với yêu cầu để xác định cơ cấu đầu tư được định vị trrong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Chính sách đầu tư VN có những cải biến đáng kể của một nền kinh tế đang chuyển đổi, tính thị trường trong huy động và phân bố nguồn lực ngày càng rõ nét, song mức độ vận hành cơ chế thị trường chưa sâu.

- Cơ chế khuyến khích đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư chưa phù hợp và kém tính linh hoạt. Chính sách đầu tư chưa hướng vào các ngành công nghệ cao, ngành có lợi thế cạnh tranh và có đóng góp tích cực cho chất lượng tăng trưởng.

- Chính sách đầu tư chưa quan tâm thỏa đáng đến quy hoạch dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu quy hoạch và không đồng bộ, công tác dự báo đầu tư còn hết sức hạn chế.

- Chính sách đầu tư chưa ổn định, thiếu tính linh hoạt trong một số trường hợp không phù hợp với thực tế và một số chính sách đưa ra mang tính chất tình thế hơn là tính chất dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn "Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế" pdf (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w