0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tưở Việt Nam:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN "TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ" PDF (Trang 30 -34 )

I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN KINH TẾVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 –

1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tưở Việt Nam:

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Nhìn chung, tổng số vốn đầu tư huy động được tăng dần qua các năm kể từ 2001 cho đến 2009 phù hợp với sức tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng của vốn đầu tư trong giai đoạn này mang dấu hiệu rất khả quan. Cụ thể: năm 2001, tổng số vốn huy động được chỉ đạt được 170,5 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2009, con số này là 704,7 nghìn tỷ đồng tức tổng vốn đầu tư tăng gấp 4 lần trong vòng 9 năm. Điều này phản ánh dấu hiệu lạc quan trong lĩnh vực đầu tư (đầu tư phát triển) trong nền kinh tế Việt Nam.

Xét về cơ cấu vốn, nếu như trong các năm 2001 và 2002, vốn đầu tư được chú trọng đến khu vực kinh tế nhà nước chiếm lần lượt 60% và 57% trên tổng số vốn đầu tư, thì bắt đầu tư năm 2003 trở đi, cơ cấu vốn đã có sự chuyển dịch. Tức là quan tâm rót vốn vào 2 khu vực kinh tế còn lại (khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) nhưng chưa rõ rệt. Năm 2009, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế ước tính tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP. Trong đó, khu vực nhà nước tăng 40,5%; khu vực ngoài nhà nước tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,8%. Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, đạt 106,8% kế hoạch năm. (bảng 1)

Bảng 1: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Năm Cơ cấu

Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2001 170,5 102,0 38,5 30,0 35,4 2002 200,1 114,7 50,6 34,8 37,4 2003 239,3 126,6 74,4 38,3 39,0 2004 290,8 139,8 109,8 41,2 40,7 2005 343,1 161,6 130,4 51,1 40,9 2006 404,7 185,1 154,0 65,6 41,5 2007 521,7 208,1 184,3 129,3 45,6 2008 580 257 180 143 41.3 2009 704.2 363 207 134.7 42.8 Nguồn: Tổng cục thống kê

1.1 Đầu tư trong nước:

Năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt 163 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 21,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn trái phiếu chính phủ ước đạt 48 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,8%; vốn đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân ước đạt 223,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 31,7%.

Vốn vay và vốn của các DNNN cho đầu tư chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư, điều này cho thấy việc tỷ trọng vốn đầu tư tăng là do nhà nước tăng cường tập trung đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, các chương trình phát triển về văn hoá, xã hội, y tế, xoá đói, giảm nghèo.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

* Một số vấn đề:

- Tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nhà nước đạt mức cao hơn nhiều so với các năm trước, bố trí vốn tập trung, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải…Tuy nhiên, việc giải ngân còn thấp so với yêu cầu đặt ra, trong đó đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

- Tình trạng chậm tiến độ xây dựng các công trình, dự án tuy có giảm nhưng vẫn chưa được khắc phục. Công tác chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, công tác xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt dự án chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều dự án, công trình phải chỉnh sửa thiết kế và tổng dự toán, đã ảnh hưởng và làm chậm tiến độ triển khai thực hiện.

Cụ thể, ngành và địa phương, tỷ lệ dự án chậm tiến độ năm 2009 khoảng 12,7% (năm 2008 là 18,2%; năm 2007 là 14,8%; năm 2006 là 13,1%). Số dự án phải thực hiện điều chỉnh trong 6 tháng đầu năm 2009 là 6.478, chiếm 20,2% tổng số dự án; trong đó, 4% dự án điều chỉnh về nội dung đầu tư, 7,1% dự án điều chỉnh về tiến độ, và 12,7% dự

án điều chỉnh tổng mức đầu tư.

- Tình hình vi phạm quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản dù đã giảm so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Trong 6 tháng đầu năm 2009, có 4.182 dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, chiếm khoảng 13% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong ký (năm 2008 là 18,9%; năm 2007 là 17,6%; năm 2006 là 13,4%).

Các vi phạm gồm 4.076 dự án chậm tiến độ đề ra, chiếm 12,7% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ; 51 dự án không phù hợp với quy hoạch, chiếm 0,2%; 29 dự án đấu thầu không đúng quy định, chiếm 0,1%; 108 dự án phê duyệt chậm, chiếm 0,3%; 149 dự án chất lượng xây dựng thấp, chiếm 0,5%; 94 dự án lãng phí, chiếm 0,3%.

1.2 Đầu tư nước ngoài:

Khu vực FDI tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Cụ thể:

Tuy chỉ bằng 30% năm 2008, nhưng FDI vào Việt Nam năm 2009 đạt con số 21,48 tỷ USD cũng vẫn là kết quả khả quan. Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song Việt Nam đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm nay, theo kế hoạch ban đầu chỉ là 20 tỷ USD.

Cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí là 16,34 tỷ USD bằng 24,6% so với năm 2008 và 215 dự án xin bổ sung vốn với tổng vốn tăng thêm là 5,13 tỷ USD bằng 98,3% so với năm 2008. Riêng tháng 12, Việt Nam có 1,78 tỷ USD vốn đăng kí và bổ sung.

Nguồn số liệu: bộ kế hoạch và đầu tư

1.2.2 ODA

Tổng giá trị vốn ODA được ký kết thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ năm 2009 ước đạt 6.144,4 triệu USD. Trong đó, vốn vay là 5.929,4 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 215 triệu USD. Tổng số vốn ODA giải ngân năm 2009 ước đạt trên 3.600 triệu USD, bao gồm vốn vay khoảng 3.255 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 345 triệu USD.

Trong số 28 nhà tài trợ cho Việt Nam năm nay, có 5 đối tác đa phương (ADB, EC, UN Agencies, WB và International NGOs), và 23 đối tác song phương. Trong các nước trực tiếp viện trợ ODA cho Việt Nam, đứng đầu là Cộng hòa Pháp với 280,96 triệu USD, Hàn Quốc 268,7 triệu USD, Đức 186 triệu USD, Hoa Kỳ 128,12 triệu USD... Hàn

TT Ngành Số dự án mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượng dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm

(triệu USD) 1 Dvụ lưu trú và ăn uống 32 4.982,6 8 3.811,7 8.794,2

2 KD bất động sản 39 7.372,4 4 236,1 7.608,5

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN "TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ" PDF (Trang 30 -34 )

×