Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của mô hình thâm canh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ phân bón và MEPIQUAT CHLORIDE đến một số chỉ tiêu sinh lý,sinh trưởng và phát triển của một số giống bông mới ở ninh thuận (Trang 84 - 89)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của mô hình thâm canh

đạt năng suất cao

Từ những kết quả nghiên cứu trên, với mục tiêu là xây dựng các mô hình thâm canh cho năng suất cao trên cơ sở điều khiển chỉ số diện tích lá thích hợp, chúng tôi tiến hành bố trí các mô hình thực nghiệm trên giống VN02-2 nh− sau:

Nội dung Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

1. Mật độ (vạn cây/ha) 5,0 7,5 10,0

2. Phân bón

(kg N- P2O5- K2O/ha) 100 - 50 - 50 150 - 75 - 75 150 - 75 - 75 3. Phun PIX (ml/ha) 50 - 75 - 100 50 - 100 - 150 50 - 100 - 200 4. Thời kỳ phun PIX

(Ngày sau gieo) 30 - 45 - 60 30 - 45 - 60 30 - 45 - 60 Kết quả theo dõi động thái LAI của các mô hình thâm canh trên giống bông lai VN0-2 đ−ợc trình bày ở bảng 4.22.

Bảng 4.22.Động thái LAI của giống VN02-2 ở các mô hình thâm canh LAI (m2 lá / m2 đất) qua các giai đoạn ... (ngày sau gieo) Mô hình 30 50 60 70 80 90 Cuối vụ 1 0,46 2,38 3,22 4,39 3,90 3,65 2,89 2 0,70 2,85 3,50 4,80 4,10 3,51 2,82 3 0,92 2,96 4,09 4,97 4,29 4,23 3,30 Lsd0,05 0,1 - 0,39 0,36 - 0,29 0,34 Cv (%) 11,2 15,4 8,8 6,1 5,4 6,2 9,1 Số liệu bảng 4.22 cho thấy, t−ơng tự với kết quả nghiên cứu ở các phần 4.1, 4.2 và 4.3, LAI của giống bông lai VN02-2 tăng dần từ đầu vụ đến giai đoạn ra hoa rộ thì đạt cực đại, sau đó giảm dần về cuối vụ. LAI của các mô hình có sự sai khác nhau qua các giai đoạn. Mô hình 3 (mật độ 10,0 vạn

cây/ha, phân bón 150: 75: 75 kg N: P2O5: K2O/ha và phun 50: 100: 200 ml PIX/ha) có LAI tối đa cao nhất, kế đến là mô hình 2 (mật độ 7,5 vạn cây/ha, phân bón 150: 75: 75 kg N: P2O5: K2O/ha và phun 50: 100: 150 ml PIX/ha), thấp nhất là mô hình 1 (mật độ 5,0 vạn cây/ha, phân bón 100: 50: 50 kg N: P2O5: K2O/ha và phun 50: 75: 100 ml PIX/ha).

Bảng 4.23. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông của các mô hình Mô hình Số quả /cây Số quả /m2 KL quả (g) NSTT (tạ/ha) NSSVH (tạ/ha) Hệ số kinh tế 1 15,7 78,3 4,92 38,5 66,3 0,58 2 11,1 83,6 4,85 40,5 82,3 0,50 3 8,3 82,6 4,62 38,1 85,4 0,45 Lsd0,05 0,73 - 0,13 - 5,97 0,06 Cv% 5,04 5,14 2,22 4,11 6,18 9,92

Số liệu bảng 4.23 về ảnh h−ởng của các biện pháp kỹ thuật ở các mô hình đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bông hạt. Các mô hình canh tác khác nhau có số quả trên cây sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Cụ thể, mô hình 1 cho số quả/cây cao nhất, kế đến là mô hình 2 và thấp nhất là mô hình 3. Tuy nhiên, do mô hình 2 và 3 có mật độ gieo trồng cao nên cho số quả /m2 t−ơng đ−ơng với mô hình 1.

Năng suất sinh vật học có sự sai khác giữa các mô hình, trong đó mô hình 3 có năng suất sinh vật học cao nhất, kế đến là mô hình 2 và thấp nhất là mô hình 1. Tuy nhiên, năng suất bông hạt giữa các mô hình sai khác không đáng kể. Do vậy, các mô hình càng thâm canh cao thì hệ số kinh tế càng thấp. Phân tích mối quan hệ giữa LAI tối đa và năng suất bông hạt của giống VN02-2 ở các mô hình cho kết quả ở hình 4.13. Khi LAI tối đa tăng từ 4,4 đến 4,8 thì năng suất bông có xu h−ớng tăng, nh−ng nếu LAI tiếp tục tăng thì năng suất bông bắt đầu giảm. Kết quả này một lần nữa đ6 khẳng định rằng, đối với

giống bông lai VN02-2, trong điều kiện vụ m−a tại Ninh Thuận, để đạt đ−ợc năng suất cao thì cần điều khiển LAI tối đa không v−ợt quá 4,8 m2 lá/ m2 đất.

38,5 4,4 40,5 4,8 38,1 5,0 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 35,0 40,0 45,0 MH 1 MH2 MH3 Mô hình

Hình 4.13. Quan hệ giữa LAI và năng suất bông ở các mô hình

NSTT (tạ/ha) LAI (m2 lá/m2 đất)

Bảng 4.24. Hiệu quả kinh tế của các mô hình thâm canh

STT Nội dung Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

1. Năng suất bông hạt (tạ/ha) 38,5 40,5 38,1 2. Tổng thu (1000 đ/ha) 23.100,0 24.300,0 22.860,0 3. Tổng chi (1000 đ/ha) 4.004,1 5.457,9 5.832,9 - Giống 750,0 1.125,0 1.500,0 - Phân bón 2.007,6 3.011,4 3.011,4 - Thuốc BVTV 1.021,5 1.021,5 1.021,5 - PIX 225,0 300,0 300,0

4. L6i thuần (1000 đ/ha) 19.095,9 18.842,1 17.027,1

5. Tỷ suất lợi nhuận 4,77 3,45 2,92

Ghi chú: Giá hạt giống bông : 125.000 đ/kg Giá bông hạt: 6.000 đ/kg Giá phân bón và thuốc BVTV đ−ợc tính theo giá tại thời điểm sử dụng

Tính toán hiệu quả kinh tế của các mô hình thâm canh bông cho kết quả ở bảng 4.24. Nhìn chung, các mô hình thâm canh cho l6i thuần t−ơng đối cao. Xét về giá trị tuyệt đối, mô hình 1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (gần 19,1 triệu đồng/ha), kế đến là mô hình 2 (18,8 triệu đồng/ha) và thấp nhất là mô hình 3 (17,0 triệu đồng/ha). Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận, mô hình 1 cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất (4,77), trong khi đó mô hình 2 chỉ đạt 3,45 và mô hình 3 đạt 2,92.

Tóm lại:

- Kết quả nghiên cứu diện rộng ở các mô hình thâm canh bông đạt năng suất cao trên giống VN02-2 một lần nữa đ} khẳng định tính đúng đắn của kết quả nghiên cứu trong các thí nghiệm ô nhỏ.

- Đối với giống bông lai VN02-2 trong vụ m−a tại Ninh Thuận, có thể áp dụng tổ hợp biện pháp kỹ thuật canh tác chính nh− sau:

Mật độ trồng: 5,0 vạn cây/ha

Phân bón: 100 kg N + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O/ha

Phun PIX: Liều l−ợng phun 50: 75: 100 ml/ha vào các giai đoạn 30: 45: 60 ngày sau gieo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ phân bón và MEPIQUAT CHLORIDE đến một số chỉ tiêu sinh lý,sinh trưởng và phát triển của một số giống bông mới ở ninh thuận (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)