KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Điều tr thành phàn côn trùng và nhện hại cây dưa hấu, mức độ hại của ba cây hại chính và biện quản lý chung theo hướng tổng hợp , vụ đông xuân 2009 tại tỉnh hà tỉnh (Trang 86 - 88)

VIII Bộ nhện nhỏ Acarina

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

5.1 KT LUN

1.Ở tỉnh Hòa Bình, dưa hấu là một trong số ít loại cây ñược trồng tập trung, mang tính chất sản xuất hàng hóa. Hầu hết người trồng dưa có nhiều kinh nghiệm và có ý thức ñầu tư thâm canh cao hơn so với nhiều loài cây trồng khác. Tuy nhiên, việc canh tác dưa của nông dân trong tỉnh cũng còn nhiều hạn chế như: Dưa hấu mới chỉ ñược trồng một vụ/năm, chủ yếu trên chân ñất 1 vụ lúa. Kỹ thuật còn nhiều bất cập (sử dụng phân hóa học còn mất cân ñối, không ñảm bảo mật ñộ, khoảng cách, phòng trừ sâu bệnh chủ yếu bằng biện pháp hóa học vv). Năng suất ñạt bình quân 14,5 ± 2,5 tấn/ha, thấp hơn ñáng kể so với nhiều vùng trồng dưa hấu truyền thống khác trong cả nước.

2. Trong vụ xuân 2009, ñã thu thập ñược 42 loài côn trùng và nhện gây hại trên dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình, thuộc 22 họ của 7 Bộ côn trùng và 1 Bộ nhện nhỏ. Loài sâu hại phổ biến và có ý nghĩa quan trọng nhất là rệp bông

Aphis gossypii Glover. Thành phần loài thu thập ñược có thể chưa ñầy ñủ, xong ñây là danh lục sâu hại dưa hấu lần ñầu tiên ñược công bố ở Việt Nam, sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích cho các nghiên cứu có liên quan tiếp theo.

3. Diễn biến mật ñộ của các ñối tượng hại chính như rệp muội, bọ trĩ nhện ñỏ chịu tác ñộng rõ rệt của yếu tố thời vụ. Trong 3 thời vụ thì trà muộn có mật ñộ rệp muội và nhện ñỏ cao hơn, riêng với bọ trĩ thì trà chính vụ có mật ñộ cao hơn.

4. Thời ñiểm gây hại mạnh nhất của rệp bông là 45-55 ngày sau khi trồng, của bọ trĩ là 35-45 ngày sau khi trồng, của nhện ñỏ là 35-50 ngày sau khi trồng.

5. Trong 3 ñối tượng hại chính ñã theo dõi, ảnh hưởng lớn nhất với năng suất dưa hấu là rệp bông, kếñến là bọ trĩ dưa và cuối cùng là nhện ñỏ 2 chấm.

6. Việc sử dụng các loại gốc ghép khác nhau tạo sự khác biệt có ý nghĩa về mức ñộ gây hại của 3 loài hại chính, trong ñó rõ ràng nhất là rệp bông. Các loại gốc ghép ảnh hưởng rõ rệt tới trọng lượng quả và năng suất thu hoạch nhưng không ảnh hưởng có ý nghĩa với ñộ Brix của thịt quả.

7. Biện pháp phủ bạt có tác dụng hạn chế mật ñộ sâu hại ở giai ñoạn sinh trưởng ñầu của cây dưa hấu (trước 21 ngày sau trồng). Các biện pháp bấm ngọn, tỉa dây và phủ bạt kết hợp bấm ngọn, tỉa dây có tác dụng hạn chế tốt mật ñộ rệp bông và bọ trĩ hại dưa hấu từ 35 ngày sau trồng ñến cuối vụ; riêng tác dụng với nhện ñỏ là không rõ nét so với ñối chứng.

8. Sử dụng thuốc Actara bằng cách pha 1-2 gam thuốc trong 1 lít nước rồi tưới cho 40 gốc dưa sau khi trồng có thể khống chế mật ñộ rệp bông và nhện ñỏở trước 35 ngày sau khi trồng và trước 28 ngày ñối với bọ trĩ.

5.2 ðỀ NGH

1. Triển khai ứng dụng các biện pháp phòng ngừa sâu hại có hiệu quả mà ñề tài ñã nghiên cứu vào thực tế sản xuất như biện pháp xử lý ñất làm bầu, ñất trồng; biện pháp sử dụng gốc ghép, biện pháp phủ bạt hay bấm ngọn tỉa dây.

2. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện qui trình canh tác cây dưa hấu theo hướng VietGAP phục vụ mục tiêu xuất khẩu và tiêu thụ nội ñịa.

Một phần của tài liệu Điều tr thành phàn côn trùng và nhện hại cây dưa hấu, mức độ hại của ba cây hại chính và biện quản lý chung theo hướng tổng hợp , vụ đông xuân 2009 tại tỉnh hà tỉnh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)