Tỉnh Phương trình dự báo R
Hà Nội YwM2=25,13-1,77×T2XII3III+ 0,27×R2XII3III 0,58 Hà Tây YwM1=22,58-1,40×T13III +0,31×R3XII3II 0,69
Hải
Dương YwS42=25,0-1,05×T2I2II-0,74×T3II2III-0,7×N3II1III+0,24×R3I3III 0,61 Thái
Bình YwM1=19,96-1,20×T1-3III- 0,18×R2XII+ 0,24×R1-3II 0,73 Hải
Phòng YwM2=17,79-0,45×T2XII3I+1,09×T1-3III+0,16×N2IV2VI 0,72 Hà
Nam YwS42=27,68-1,08×T3XII3II-0,75×T1III+0,10×R1-2II 0,73 Thanh
Hoá YwM2=9,81-0,57×T1-3III+0,06×R3I3III 0,57 Nghệ
An YwM2=9,96-0,24×T1-3I-0,36×T3II1III+0,06×R2III 0,62
Nguồn: Nguyễn Thị Hà, 2006 [11]
Trong đó:
YwM: Năng suất thời tiết tính theo phương pháp năng suất xu thế trung bình trượt (tạ/ha);
YwS: Năng suất thời tiết tính theo phương pháp năng suất xu thế phân
đoạn tuyến tính (tạ/ha);
R: Tổng lượng mưa của các tuần trong giai đoạn tương ứng (mm); N: Tổng số giờ nắng của các tuần trong giai đoạn tương ứng (giờ); T: Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình của các tuần trong giai đoạn
tương ứng (0C).
Các chỉ sốđi kèm T, R, N chỉ các tuần của giai đoạn.
Các mô hình nói trên đều sử dụng các thông tin khí tượng nông nghiệp tuần. Các mô hình này hiện đang được dùng trong đánh giá điều kiện khí tượng nông nghiệp (KTNN) hình thành năng suất và tính toán năng suất các
cây trồng trên ở phần lãnh thổ phía Bắc với độ chính xác cao.
Song song cùng việc phát triển các mô hình thời tiết cây trồng, các mô hình khác cùng được nghiên cứu ứng dụng. Điển hình trong số đó có thể kể đến DSSAT, CROPSYS, ORIZA2000... Một số công cụ cho phép đánh giá riêng phần ảnh hưởng của điểu kiện ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng cũng đã được nghiên cứu như các phương pháp tính toán cân bằng nước, bốc thoát hơi tiềm năng, các chỉ số hạn ảnh hưởng đến năng suất, lượng mưa tích luỹ đầu mùa và cuối mùa, mùa sinh trưởng (FAOSTAT, CROPWAT...)
Từ năm 2005 trở lại đây, thông qua việc xác định các tham số của mô hình động thái hình thành năng suất một số cây trồng cạn của tác giả mà các hoạt động nghiệp vụ phục vụ giám sát, cảnh báo khí tượng nông nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp đã được đẩy mạnh hơn cho các tỉnh Nam Bộ (Ngô Tiền Giang, 2005) [10]. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình động thái xác định công thức luân canh cây trồng vùng phù sa trung tính ít chua ĐBSCL cho đến nay chưa có công trình nào hay một tác giả nào nghiên cứu ứng dụng. Cho nên đây là vấn đề nghiên cứu đầu tiên và còn mới mẻ, rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp ởĐBSCL.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương) được trồng tại vùng phù sa trung tính ít chua ĐBSCL.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên vùng phù sa trung tính ít chua ĐBSCL; - Nghiên cứu xác định các tham số khí hậu - đất - cây trồng ở vùng phù sa trung tính ít chua ĐBSCL bằng kết quả thí nghiệm các cây trồng (lúa, ngô, đậu tương);
- Xác định các tham số của mô hình động thái;
- Thực nghiệm số lựa chọn và đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức luân canh vùng phù sa trung tính ít chua ĐBSCL;
2.3 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.3.1 Địa điểm
- Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp;
- Trạm Thực nghiệm Khí tượng Thuỷ văn Nông nghiệp Trà Nóc - Cần Thơ, Phân Viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường phía Nam.
2.3.2 Thời gian: 2006 - 2010.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Điều tra, phân tích điều kiện tự nhiên với sản xuất nông nghiệp
Điều tra thu thập và phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá mối quan hệ của các cơ cấu cây trồng, các công thức luân canh với điều kiện khí hậu, thuỷ văn và đất đai từng tiểu vùng.
2.4.2 Bố trí thí nghiệm
Toàn bộ các thí nghiệm được thực hiện tại Trạm Thực nghiệm Khí tượng Thuỷ văn Nông nghiệp Trà Nóc. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần nhắc lại cho riêng từng giống. Đối với lúa, đậu tương diện tích mỗi ô thí nghiệm 100 m2, đối với ngô: 200m2.
Quy trình chăm sóc theo quy trình của khuyến nông Cần Thơ. 2.4.2.1 Thí nghiệm trên lúa
Thí nghiệm xác định các tham số của mô hình động thái hình thành năng suất cây lúa được bố trí trong các vụ đông xuân, xuân hè và hè thu qua các năm 2000, 2001, 2002 và 2003 (bảng 2.1).
Lượng giống lúa sạ: 10-12kg/1000m2. Phương pháp sạ: sạ hàng bằng máy.
Chếđộ bón phân: theo quy trình khuyến nông Cần Thơ.