STT Địa điểm Gieo Trỗ Chín 1 Mỹ Tho 26/X 13/I 13/II 2 Cần Thơ 30/X 17/I 17/II 3 Sóc Trăng 30/X 17/I 17/II 4 Rạch Giá 1/XI 18/I 18/II 5 Cà Mau 8/XI 25/I 25/II
3.3.3 Thời vụ lúa mùa (hè thu)
Đối với vùng ĐBSCL sau khi thu hoạch lúa đông xuân, những nơi chủ động tưới thì tiếp tục cày, bừa gieo lúa hè thu. Cụ thể thời vụ gieo trồng lúa hè thu hay mùa ởđồng bằng Nam Bộ (bảng 3.33).
Bảng 3.33. Thời vụ lúa hè thu ởĐBSCL (theo mùa mưa)
STT Địa điểm Giống (TGST- ngày)
Ngày
gieo (sạ) Trỗ Chín 1 Mỹ Tho 80 7/VI 25/VII 25/VIII 2 Cần Thơ 110 15/V 26/VII 26/VIII 3 Sóc Trăng 140 16/V 7/VIII 7/IX 4 Rạch Giá 120 7/V 23/VII 23/VIII 5 Cà Mau 150 27/IV 27/VIII 27/IX
3.3.4 Thời vụ các cây màu lương thực, ngắn ngày trông chờ vào mưa
Đối với các cây trồng cạn ngắn ngày hoặc lúa cạn trên diện tích trông chờ vào mưa, cơ sở khoa học xác định thời vụ là:
- Đối với vụ xuân hè là ngày tích luỹ mưa đầu mùa được 75mm với suất bảo đảm 80% cụ thể thời vụ ở các nơi xem ở bảng 3.22 hoặc sử dụng ngày bắt đầu có hệ sốẩm (K = P/PET) = 0,5 với suất bảo đảm 80%.
- Đối với vụ thu đông sử dụng ngày tích luỹ sau đạt 300mm hoặc 100mm tuỳ nơi và tuỳ giống cây trồng. Đồng thời cũng có thể sử dụng ngày kết thúc mùa mưa hoặc chỉ số ẩm (K = P/PET)= 1,0 với suất bảo đảm 20% (bảng 3.34, 3.35).
Bảng 3.34. Thời vụ hoa màu cạn trông chờ vào mưa
STT Địa điểm Ngày gieo (ngày tích luỹ mưa 75mm) Ngày thu hoạch (giống 3 tháng) Ngày thu hoạch (giống 4 tháng)
1 Mỹ Tho 27/V 27/VIII 27/IX
2 Cần Thơ 21/V 21/VIII 21/IX
3 Sóc Trăng 24/V 24/VIII 24/IX
4 Rạch Giá 8/V 3/VIII 8/IX
5 Cà Mau 15/V 16/VIII 15/IX
Bảng 3.35. Thời vụ các cây trồng cạn vụ thu đông trông chờ vào mưa
STT Địa điểm Ngày gieo Ngày thu hoạch (giống 3 tháng)
Ngày thu hoạch (giống 4 tháng)
1 Mỹ Tho 10/X 10/I 10/II
2 Cần Thơ 4/X 4/I 4/II
3 Sóc Trăng 10/X 10/I 4/II
4 Rạch Giá 4/X 4/I 4/II
3.3.5 Công thức luân canh cây trồng theo điều kiện khí hậu
Điều kiện khí hậu nông nghiệp (chế độ nhiệt ẩm) cho phép xác định công thức, thời vụ luân canh cây trồng, nhưng thực tế điều kiện đất đai và nguồn nước không cho phép thì cũng không thực hiện được các công thức và cơ cấu luân canh cây trồng như mong muốn.
Các tác giả: Nguyễn Văn Luật, 1997 [22], Nguyễn Công Thành, 1997 [29] đã khẳng định không nên độc canh cây lúa trên một diện tích đất canh tác khi cho kết quả không ổn định mà phải chuyển sang làm màu, đầu tư chiều sâu để đa dạng sản phẩm, tăng giá trị sản lượng và kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
Đặt vấn đề như vậy không có nghĩa là phủ nhận vai trò của 3 vụ lúa, 2 vụ lúa một năm ở những nơi chủđộng nước, độ phì nhiêu của đất khá, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đối với những nơi này, vấn đề quan tâm là phải sắp xếp cơ cấu giống và thời vụ sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu và thiên tai đểđạt hiệu quả kinh tế. Nếu trên diện tích đất 2 vụ lúa hoặc 3 vụ lúa ngay cả ở nơi trồng 1 vụ lúa không ổn định, nên xem lại việc bố trí cơ cây trồng cho phù hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước đểđạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đồng bằng Nam Bộ là vùng khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo điển hình: - Nhiệt độ trung bình năm: 25 - 270C;
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình năm: 16 - 170C; - Tổng nhiệt độ năm xấp xỉ 10.0000C;
- Tổng lượng mưa năm dao động từ 1.500 - 2.000mm; - Bốc thoát hơi tiềm năng từ 1.300 - 1.700mm;
- Mùa sinh trưởng được tính theo ngày bắt đầu và kết thúc mùa mưa dao động từ 210 - 250 ngày, bắt đầu vào cuối tháng IV kết thúc vào cuối tháng XI đầu tháng XII.
Công thức luân canh cây trồng chủ yếu là 3 vụ lúa hoặc 2 lúa và 1 vụ màu. Riêng công thức luân canh cây trồng ở ĐBSCL chủ yếu phụ thuộc vào lũ hoặc phèn, mặn do hạn hán gây ra ở các vùng ven biển.
Biến trình của một số yếu tố khí hậu nông nghiệp chính và thời vụ luân canh cây trồng ở trạm Cần Thơ đại diện cho vùng (hình 3.14) (Nguyễn Văn Viết, 2007) [44].
Hình 3.14. Biến trình của một số yếu tố khí hậu nông nghiệp chính và thời vụ luân canh cây trồng ở Trạm Cần Thơđại diện cho vùng ĐBSCL
Ngoài ra trong công thức luân canh cây trồng phải chú ý bố trí cơ cấu giống phù hợp với mùa vụ trên từng vàn đất đối với từng tiểu vùng cụ thể. Đặc biệt chú ý sử dụng tỷ lệ hợp lý các nhóm giống có thời gian sinh trưởng phù hợp với từng điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước và né tránh tác hại của thiên tai đối với từng tiểu vùng và từng vụ.
Do điều kiện khí hậu nông nghiệp ĐBSCL về cơ bản phù hợp với đại đa số cây lương thực ngắn ngày vùng nhiệt đới ẩm. Với công thức luân canh lấy lúa làm nền, trồng lúa vào thời vụ tối ưu nhất; tiếp theo là cây gì đạt hiệu quả kinh tế, bằng mô hình động thái kết nối với bài toán kinh tế sẽ đảm bảo
chọn lựa một công thức cây trồng phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế.
3.3.6 Xác định chi phí sản xuất
Chi phí giá thành sản xuất được xác định trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các thí nghiệm của nông trường Cờ Đỏ - Ô Môn - Cần Thơ; các thí nghiệm của trạm Thực nghiệm Khí tượng Thuỷ văn Nông nghiệp ĐBSCL (bảng 3.36). Các thông tin về đơn giá khác tham khảo từ Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại (bảng 3.37, 3.38).
Bảng 3.36. Định mức chi phí sản xuất ởĐBSCL (1000 đồng)
Nội dung Lúa Ngô lai Đậu tương Đông xuân Hè Thu Xuân Hè
Giống 856 590,7 384 315 562 Phân 1760 1384,0 1496 2858 2768 Thuốc 1297,5 1155,3 900 950 1050 Khác 5091,0 2578,7 1975 1425 2630 Tổng chi 9004,5 5708,7 4755 5548 7010 Bảng 3.37. Chỉ số giá bán sản phẩm (năm trước=100%)
Năm Lúa Ngô Đậu tương
2000 90,3 98,4 90,4 2001 98,4 88,1 105,4 2002 90,4 108,6 98,5 2003 112,8 96,8 105,4 2004 99,1 104,1 99,3 2005 114,3 105,2 110,4 2006 103,2 102,5 107,6 2007 103,3 119 118,4 2008 115,9 135,8 130,9 2009 151,6 107,2 98,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010 [33]
Bảng 3.38. Đơn giá các mặt hàng (1000 đồng)
Năm Lúa Ngô Đậu tương
2000* 1,853 2,200 5,799 2001 1,823 1,938 6,112 2002 1,648 2,105 6,020 2003 1,859 2,038 6,346 2004 1,843 2,121 6,301 2005 2,106 2,231 6,956 2006 2,173 2,287 7,485 2007 2,245 2,722 8,862 2008 2,602 3,696 11,601 2009 3,945 3,962 11,462 * Nguồn: Bộ Thương mại, 2010
Tác giả sẽ sử dụng giá, các chi phí cơ bản này trong các tính toán kinh tế của từng công thức luân canh khác nhau
3.3.7 Thực nghiệm số xác định công thức luân canh đạt hiệu quả kinh tế Như trên đã phân tích, để đảm bảo an ninh lương thực, với các đặc điểm về điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sản xuất lúa (thuỷ triều lên xuống 2 lần trong tháng - hoàn toàn chủ động nước thông qua hệ thống kênh rạch) nên tác giả cố định vụ lúa đông xuân. Trên cơ sở cố định một vụ, các công thức luân canh cơ bản đối với vùng phù sa trung tính ít chua ĐBSCL có thể xảy ra theo các phương án:
- Lúa đông xuân - lúa xuân hè - lúa hè thu (1) - Lúa đông xuân - lúa xuân hè - ngô (2) - Lúa đông xuân - ngô - lúa hè thu (3)
- Lúa đông xuân - lúa xuân hè - đậu tương (4) - Lúa đông xuân - đậu tương - lúa hè thu (5) - Lúa đông xuân - ngô - đậu tương (6) - Lúa đông xuân - đậu tương - ngô (7)
Hình 3.15. Sơđồ công thức luân canh lấy lúa làm nền trên vùng đất phù sa trung tính ít chua ĐBSCL
Mô hình động thái hình thành năng suất cây trồng đã được tham số hoá và kiểm nghiệm đủđiều kiện cho phép mô phỏng năng suất của các cây trồng (lúa, ngô, đậu tương) với các thời vụ gieo trồng khác nhau. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành mô phỏng năng suất trung bình tỉnh của các cây trồng trong các vụ với điều kiện khí hậu từ 2000 - 2009 (bảng 3.39-3.41).
Trên cơ sở các kết quả mô phỏng, tác giả tiến hành kết hợp đánh giá hiệu quả kinh tế với giá do tổng cục thống kê, bộ thương mại công bố. Trên cơ sởđó, tiến hành tính toán mức đầu tư, hiệu quả kinh tế các công thức luân canh (bảng 3.42, 3.43).
Bảng 3.39. Kết quả mô phỏng năng suất lúa (tạ/ha)
Năm
Đông xuân Xuân hè Hè thu
Thực thu Mô phỏng Thực thu Mô phỏng Thực thu Mô phỏng 2000 57,1 55,95 26,89 28,742 36,6 36,094 2001 56,0 57,711 28,7 25,956 36,1 36,711 2002 63,6 61,472 16,6 19,965 38,6 37,961 2003 61,1 62,994 20,38 17,386 38,3 38,861 2004 68,0 67,15 9,26 10,587 40,9 40,694 2005 69,7 69,272 6,35 7,118 42,0 41,628 2006 66,9 67,617 10,87 9,586 40,9 41,511 2007 68,0 67,811 8,22 8,59 43,6 43,356 2008 68,5 68,267 6,91 7,33 45,1 44,9 2009 67,3 67,583 8,79 8,258 44,8 45,1
Bảng 3.40. Kết quả mô phỏng năng suất ngô (tạ/ha)
Năm Xuân hè Hè thu
Thực thu Mô phỏng Thực thu Mô phỏng
2000 32,7 31,922 32,01 31,415 2001 33,0 34,406 32,2 33,43 2002 41,3 39,7 39,3 37,834 2003 41,7 42,833 39,38 40,537 2004 47,1 46,844 44,9 44,522 2005 50 49,322 47,49 46,947 2006 47,5 48,25 45,59 46,404 2007 48,9 48,911 47,41 46,897 2008 50,0 49,242 46,51 46,748 2009 46,4 47,183 45,68 45,668
Bảng 3.41. Kết quả mô phỏng năng suất đậu tương (tạ/ha)
Năm Xuân hè Hè thu
Thực thu Mô phỏng Thực thu Mô phỏng
2000 11,1 12,182 10,87 11,996 2001 15,86 15,032 15,48 14,612 2002 16,4 16,478 15,6 15,717 2003 16,5 16,809 15,58 15,899 2004 18,53 18,378 17,66 17,464 2005 19,3 19,009 18,33 18,091 2006 18,35 18,901 17,61 18,179 2007 20,45 20,106 19,82 19,274 2008 20,46 20,463 19,03 19,43 2009 19,44 19,612 19,14 18,99
Bảng 3.42. Lãi thuần của các cây trồng theo thời vụ (1000đ/ha)
Năm Lúa
Đông xuân Xuân hè Hè thu
2000 1.363,04 979,55 570,89 2001 1.518,25 985,04 (22,31) 2002 1.127,99 548,48 (1.464,15) 2003 2.707,94 1.516,74 (1.522,43) 2004 3.368,29 1.789,45 (2.804,28) 2005 5.584,50 3.058,38 (3.255,92) 2006 5.691,65 3.313,50 (2.671,54) 2007 6.220,18 4.025,46 (2.826,40) 2008 8.759,56 5.974,96 (2.847,63) 2009 17.655,99 12.082,61 (1.497,34)
Bảng 3.42. Lãi thuần của các cây trồng theo thời vụ (1000đ/ha)- tiếp
Năm Ngô Đậu tương
Xuân hè Hè thu Xuân hè Hè thu 2000 1.474,84 1.363,30 (935,66) (53,52) 2001 1.120,57 931,40 1.187,78 1.921,07 2002 2.808,39 2.415,62 1.920,52 2.452,36 2003 3.179,35 2.711,53 2.666,27 3.078,82 2004 4.387,93 3.895,42 3.580,25 3.994,33 2005 5.457,53 4.927,58 5.223,55 5.574,95 2006 5.487,48 5.065,28 6.147,70 6.597,27 2007 7.764,13 7.215,98 9.818,80 10.071,45 2008 12.652,22 11.730,41 15.738,97 15.530,59 2009 13.146,82 12.546,54 14.478,71 14.755,79
Bảng 3.43. Lãi thuần của các công thức luân canh (triệu đồng/ha/năm)
Năm
Công thức Lúa đông
xuân-lúa xuân hè- lúa hè thu
Lúa đông xuân - lúa xuân hè-
ngô hè thu
Lúa đông xuân - ngô xuân hè -
lúa hè thu
Lúa đông xuân- lúa xuân hè- đậu tương hè thu 2000 2,9 3,7 3,4 2,3 2001 2,5 3,4 2,6 4,4 2002 0,2 4,1 2,5 4,1 2003 2,7 6,9 4,4 7,3 2004 2,4 9,1 5 9,2 2005 5,4 13,6 7,8 14,2 2006 6,3 14,1 8,5 15,6 2007 7,4 17,5 11,2 20,3 2008 11,9 26,5 18,6 30,3 2009 28,2 42,3 29,3 44,5
Bảng 3.43. Lãi thuần của các thức luân canh (triệu đồng/ha/năm) (tiếp)
Năm
Công thức Lúa đông xuân - đậu
tương xuân hè - lúa hè thu
Lúa đông xuân - ngô xuân hè - đậu tương
hè thu
Lúa đông xuân - đậu tương xuân hè - ngô
hè thu 2000 1,0 2,8 1,8 2001 2,7 4,6 3,6 2002 1,6 6,4 5,5 2003 3,9 9,0 8,1 2004 4,1 11,8 10,8 2005 7,6 16,6 15,7 2006 9,2 17,8 16,9 2007 13,2 24,1 23,3 2008 21,7 36,9 36,2 2009 30,6 45,6 44,7
Hình 3.17. Tổng chi phí và tổng thu nhập các công thức năm 2001
Hình 3.19. Tổng chi phí và tổng thu nhập các công thức năm 2003
Hình 3.21. Tổng chi phí và tổng thu nhập các công thức năm 2005
Hình 3.23. Tổng chi phí và tổng thu nhập các công thức năm 2007
Hình 3.25. Tổng chi phí và tổng thu nhập các công thức năm 2009
Qua kết quả tính toán hiệu quả kinh tế các công thức luân canh cơ bản đối với vùng phù sa trung tính ít chua ĐBSCL có thể xảy ra theo các phương án nhận thấy:
- Việc độc canh cây lúa luôn cho hiệu quả thấp nhất trong khi chi phí đầu tư cho công thức luân canh này (19 triệu/năm) thấp hơn không đáng kể so với các công thức luân canh khác (mức đầu tư cao nhất cũng chỉđạt xấp xỉ 22 triệu/năm),
- Trong công thức luân canh 3 vụ lúa, thay thế một vụ (xuân hè hoặc hè thu) bằng một vụ màu (ngô hoặc đậu tương) cho thấy hiệu quả tăng rõ rệt (hình 3.30). Tuy nhiên, trong công thức luân canh 2 lúa 1 màu, khi thay vụ xuân hè bằng các cây trồng cạn (ngô, đậu tương) thấp hơn so với việc luân canh thay thế vụ lúa hè thu (hình 3.31). Đối với cả hai vụ xuân hè, hè thu, thay thế bằng đậu tương thể hiện hiệu quả kinh tế cao hơn đối với việc thay thế bằng cây ngô (hình 3.32).
- Luân canh 1 lúa, 2 màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Đặc biệt là công thức lúa - ngô - đậu tương (hình 3.33, 3.34).
Như vậy, trên cơ sở mô hình động thái, dự báo giá cả và chi phí, dự báo khí hậu nông nghiệp, hoàn toàn cho phép xác định năng suất có thể có, các chi phí và giá cả nông sản. Từ đó cho phép nhà hoạch định, các doanh nghiệp nông nghiệp hay người dân chủ động lựa chọn cho mình một công thức luân canh phù hợp.
Hình 3.26. Biến động hiệu quả công thức luân canh 2 lúa một màu
Hình 3.27. Biến động hiệu quả công thức luân canh 2 lúa một màu trong việc thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu
Hình 3.28. Biến động hiệu quả công thức luân canh 2 lúa 1 màu (đậu tương, ngô)
Hình 3.29. Biến động hiệu quả công thức luân canh 3 lúa; 2 lúa 1 màu, 1 lúa 2 màu
3.4 Những vấn đề hạn chế của mô hình động thái
Mô hình động thái hình thành năng suất cây trồng được nghiên cứu và tham số hoá cho các cây lúa, ngô, đậu tương trên vùng đất phù sa trung tính ít chua ở vùng ĐBSCL. Khi ứng dụng, lựa chọn công thức luân canh kèm theo hiệu quả kinh tế cần lưu ý do có những hạn chế sau:
- Đối với các tham số khí hậu, việc tính toán được dựa trên các nghiên cứu cơ bản của WMO, độ chính xác đạt trên 95%.
- Đối với số liệu sinh học, các tham số được xác định trên vùng phù sa trung tính ít chua với mức phân bón đã bảo đảm cân bằng dinh dưỡng (theo tính toán của khuyến nông) không tách riêng biệt theo từng yếu tố phân bón khác nhau.
- Tốc độ quang hợp trong giai đoạn hiện tại ở nồng độ CO2 360- 380ppm mà không có sự điều chỉnh đánh giá ở các nồng độ CO2 khác nhau. Do vậy khi sử dụng mô hình nếu có sự khác nhau về nồng độ CO2 cần phải nghiên cứu tiếp.
- Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề kinh tế được mô phỏng trong thời gian đã qua với các giá quy định. Trong thực tế, khi áp dụng bài toán này để lựa chọn công thức luân canh phù hợp cần có những tư vấn sâu hơn về giá