Phân tích khả năng hoạt động:

Một phần của tài liệu do an chuyen nganh (Trang 29 - 32)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. tổng tài sản bình quân 2.804.890.122.303 3.187.281.851.837 3.364.072.766.1072.Gía vốn bán hàng 183.823.225.751 185.734.392.992 154.577.429.886 2.Gía vốn bán hàng 183.823.225.751 185.734.392.992 154.577.429.886

3. khoản phải thu bình quân 272.494.926.154 495.808.626.722 601.012.004.1414.hàng tồn kho bình quân 31.341.371.540 33.788.645.506 28.173.979.725 4.hàng tồn kho bình quân 31.341.371.540 33.788.645.506 28.173.979.725 5. Nguyên giá TSCĐ bình quân 2.130.582.221.592 1.437.222.165.980 1.708.752.043.373 6. VCSH bình quân 2.347.309.721.520 2.387.381.157.563 2.397.603.980.793 7. Doanh thu thuần 424.508.110.542 459.415.356.047 332.190.919.819

Vòng quay HTK 6 5 5

Kì thu tiền bình quân 231,09 388,52 651,33

Vòng quay khoản phải thu 1,56 0,93 0,55

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,15 0,14 0,10 Số vòng quay hàng tồn kho

Để đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào thì ta đi xem xét số vòng quay hàng tồn kho của công ty. Qua tính toán cho ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty trong năm 2010 là 6 vòng có nghĩa là khoảng 60 ngày 1 vòng quay. Sang năm 2011 vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm xuống chỉ còn 5 và ỏn định qua năm 2012, có nghĩa là khoảng 72 ngày một vòng quay . So sánh tỷ số này với một số công ty trong cùng ngành như công ty cổ phần thủy điện Thác Bà (TBC) có số vòng quay là 6,434 và công ty cổ phần thủy điện Cần Đơn có số vòng quay là 18,8454 trong năm 2010. Công ty TBC có số vòng quay 16,0229 năm 2011 và 22,7558 năm 2012 còn công ty SJD có số vòng quay 20,6437 năm 2011 và 29,897 vào năm 2012 , qua so 2010 thì ta có thể nói rằng công ty VSH có số vòng quay thấp nhất tương đương có số ngày một vòng quay hàng tồn kho lớn nhất hay công ty VSH quản lý hàng tồn kho của mình kém hiệu quả hơn 2 công ty trên do đó công ty nên có chinh sách điều chỉnh , quản ly hàng tồn kho để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Kì thu tiền binh quân

Nghiên cứu phân tích kì thu tiền bình quân cho ta biết được số ngày bình quân mà hàng hóa bán ra được thu hồi . phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2010 công ty có kì thu tiền binh quân bằng 231,09 có nghĩa là bình quân 231,09 ngày công ty mới thu hồi được nợ. Năm 2011 kì thu tiền bình quân của công ty tăng lên 388,52 . Năm 2012 hệ số này tiếp tục tăng lên 651,33. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do khoản phải thu của công ty có chiều hướng tăng cao qua mỗi năm. Năm 2011 khoản phải thu bình quân tăng 223.313.700.568 đồng tương đương tăng 81,95% so với năm 2010. Năm 2012 khoản phải thu bình quân tăng

105.203.377.419 đồng tương đương tăng 21,22% so với 2011. So sánh cới các công ty trong cùng ngành như công ty TBC co kì thu tiền bình quân năm 2010 là 178,4 ngày năm 2011 là 204,29 năm 2012 là 128,47 , công ty SJD có kì thu tiền bình quân năm 2010 là 65,03 năm 2011 là 84,58 năm 2012 là 112,91 . qua so sánh ta có thể thấy rằng kì thu tiền của công ty rất cao so với các công ty cùng ngành điều này thì không tốt cho công ty nó làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty kem hiệu quả do vốn bị chiếm dụng nhiều. Công ty cần có chinh sách bán hàng cũng như quản lý các khoản phải thu cho phù hợp để nang cao hiệu quả trong kinh doanh.

Vòng quay các khoản phải thu

Qua tính toán và cụ thể là bảng số liệu trên thì ta thấy rằng vòng quay các khoản phải thu của công ty đang có xu hướng giảm dần. năm 2010 vòng quay các khoản phải thu là 1,56 , năm 2011 vòng quay khoản phải thu giảm xuống còn 0,93 và năm 2012 xuống còn 0,55. Nguyên nhân của sự giảm liên tục này là do khoản phải thu bình quân của công ty ngày

càng tăng , không những thế còn tăng mạnh qua mỗi năm. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty do bi chiếm dụng vốn nhiều.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Qua bảng số liệu ta thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản của công ty có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Năm 2010 hiệu xuất sử dụng tài sản của công ty là 0,15 có nghĩa là trong năm cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,15 đồng doanh thu. Năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm còn 0,14 có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0,14 đồng doanh thu. Năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản giảm chỉ còn 0,1 cho thấy 1 đồng tài sản bỏ ra chỉ tạo được 0,1 đồng doanh thu.

Nguyên nhân của sụ giảm này là do tổng tài sản bình quân đều tăng lên qua mỗi năm trong khi đó doanh thu thuần tăng chậm hơn vào năm 2011 và còn có xu hướng giảm vào năm 2012. Làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm.

2.4.3. Phân tích tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. tổng tài sản 3.028.830.646.955 3.345.733.056.718 3.382.412.475.4962. Tài sản ngắn hạn 1.658.768.899.826 1.811.131.832.651 1.467.516.629.020 2. Tài sản ngắn hạn 1.658.768.899.826 1.811.131.832.651 1.467.516.629.020 3. Tài sản dài han 1.370.061.747.129 1.534.601.224.067 1.914.895.846.476 4. Vốn chủ sở hữu 2.430.005.134.073 2.344.757.181.053 2.450.450.780.532 5. nợ phải trả 598.825.512.882 1.000.975.875.665 931.961.694.964

Hệ số nợ 19,77% 29,92% 27,55%

Cơ cấu đầu tư tài sản của DN 1,21 1,18 0,77

Tỷ suất tự tài trợ TSDH 177,36% 152,79% 127,97% Biểu đồ 6: Tỷ sổ đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản.

a. Tỷ số đòn bảy tài chính

Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Năm 2010 công ty có hệ số nợ 19,77 % điều này cho ta thấy 19,77% tài sản của công ty đươc tài trợ bằng nguồn vốn đi vay. Năm 2011 tỷ số này tăng lên đáng kể hệ số nợ của công ty là 29,92 % có nghĩa là công ty có 29,92% tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm công ty đã tăng cường đi vay nhằm mục đích chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2010, 2011 và bổ sung nguồn vốn lưu động của công ty. Năm 2012 hệ số nơ của công ty là 27,55% điều này cho thẩy trong năm công ty có 27,55% tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay.

So sánh với các công ty trong cùng ngành trong năm 2010 công ty TBC có hệ số nợ là 10% công ty SJD có hệ số nợ là 49.62%. Năm 2011 công ty TBC có hệ số nợ là 4,79% công ty SJD có hệ số nợ là 45,09% . năm 2012 công ty TBC có hệ số nợ là 3,9% công ty SJD có hệ số nợ là 35,25 %. Qua so sánh với các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực ta thấy rằng so với đối thủ cạnh tranh thì công ty VSH có hệ số nợ ở mức trung bình, vừa phải.

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy rằng cơ cấu đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2012 đang có sự dịch chuyển. Công ty đang giảm đầu tư cho khoản mục TSNH và tăng cường đầu tư cho khoản mục TSDH. Năm 2010 cơ cấu đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp là 1,21 cho thấy TSNH của doanh nghiệp nhiều hơn tài sản sản dài hạn của doanh nghiêp 1,21 lần. Năm 2011 cơ cấu đầu tư vào tài sản của công ty là 1,18 thấp hơn năm 2010 . Năm 2012 cơ cấu đầu tư vào tài sản của công ty là 0,77 lúc này tỉ trọng của TSDH đã lớn hơn TSNH.

c. Tỷ xuất tự tài trợ TSDH

Tỷ suất này cung cấp thông tin cho biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và các tài sản dài hạn là bao nhiêu. Qua tính toán và qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ suất tài trợ TSDH có xu hướng giảm dần. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty là 177,36%. Năm 2011 tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty giảm xuống còn 152,79% nguyên nhân của sự giảm sút này là do vốn chủ sở hữu của công ty trong năm có giảm sút và tài sản dài hạn tăng lên so với năm 2010. Năm 2012 tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty tiếp tục giảm còn 127,97% nguyên nhân của sự giảm sút này là do TSDH tăng mạnh còn vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể nên làm tỷ suất tự tài trợ chỉ còn 127,97%.

Mặc dù tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 tuy nhiên tỷ số này vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh.

Một phần của tài liệu do an chuyen nganh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w