Giải pháp chung

Một phần của tài liệu do an chuyen nganh (Trang 36 - 38)

1. tổng tài sản bình quân 2.804.890.122.303 3.187.288

3.2 giải pháp chung

Nhìn chung trong điều kiện nền kinh tế hiện nay ngành điện nói chung và lĩnh vực thủy diện nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ quy mô không lớn, diện tích lưu vực nhỏ, mặt bằng xây dựng thuỷ điện không lớn, diện tích chiếm đất không nhiều do quy mô công trình và khối lượng xây dựng không lớn, hiệu quả đầu tư thuỷ điện hiệu quả chưa cao. Ngoài ra còn có những khó khăn như trượt giá do suy thoái kinh tế, chính sách tín dụng, thiên tai lũ lụt, hạn hán kéo dài... dẫn đến vịệc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

Để giải quyết khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà nước cần ban hành khung giá mua điện hợp lý để giảm bớt những khó khăn cho các nhà đầu tư thuỷ điện. Cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiêp thủy điện tiếp cận vốn. Đề nghị hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các nhà máy thủy điện nhỏ. Đặc biệt, đề nghị Bộ tài chính xem xét về chính sách thuế tài nguyên nước, theo quyết định số 284/QĐ-BTC ngày 14/2/2012 của Bộ tài chính, giá điện thương phẩm tính thuế tài nguyên nước năm 2012 là 1.304đ/1kW trong khi đó giá điện thương phẩm theo quyết định số 06/QĐ-ĐTĐL ngày 19/1/2012, các thuỷ điện vừa và nhỏ bán với giá thấp hơn nhiều chỉ 866đ/1kW. Như vậy số tiền điện để tính thuế Tài nguyên nước chênh lệc rất lớn so với giá bán điện thực tế của các nhà máy.

Trong khi nhu cầu đầu tư cho phát triển điện lực phục vụ cho phát triển kinh tế và công nghiệp hóa là rất lớn thì vấn đề nguồn vốn đóng vai trò quan trọng. Nguồn vốn cho phát triển ngành điện có thể huy động theo mấy cách chủ yếu sau: Tự tích lũy từ bản thân ngành điện gồm từ lợi nhuận do bán điện và khấu hao; vay vốn trong và ngoài nước từ các ngân

hàng hoặc từ phát hành trái phiếu; Đầu tư tư nhân dưới dạng BOT, TPP…hoặc phát hành cổ phiếu (trên cơ sở cổ phần hóa); Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Thực tế ở Việt Nam cả 3 cách đầu tiên đều được áp dụng, vậy mà ngành điện điện vẫn phát triển một cách “nhọc nhằn” và luôn ở trong trạng thái “đói vốn”. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn là do giá điện ở nước ta còn thấp. Tuy không phải là nước có giá điện thấp nhất nhưng Việt nam hiện nay nằm trong số ít các nước giá điện thấp, thậm chí là rất thấp so với nhiều nước trên thế giới. Nhà nước cần cải tạo lại biểu giá điện và định giá theo thời gian sử dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ thị thường điện, các quy định khác nhau về tài chính, các vấn đề trong quá trình thực hiện đầu tư và sau đầu tư để các doanh nghiệp có thế tiếp tục duy trì hoạt động của mình với những mục tiêu cụ thể như sau: Ân hạn thời gian trả gốc cho các dự án để lấy nguồn kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động của doanh nghiệp; Giảm lãi xuất tại các tổ chức tín dụng (đang thực hiện); Tăng giá bán điện cho đúng với giá trị thật của nó; Đầu tư xây dựng các đường truyền tải đã có quy hoạch của EVN; Có phương án tháo gỡ cho DN về việc quản lý đường dây và trạm do doanh nghiệp đã đầu tư; Giảm tỷ lệ phần vốn đối ứng của DN để đầu tư vào dự án trong thời gian tới; Có chính sách miễn giảm thuế, gia hạn thời gian trả nợ thuế cho các DN thủy điện.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động diễn ra như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn hội đủ các yếu tố sau: yếu tố về con người, cơ sở vật chất, tài nguyên,… Chủ động nắm bắt tình hình thị trường, đề ra các giải pháp thích hợp tạo đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao nhất. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn- Sông Hinh em xin đi đến kết luận sau:

Qua báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty, em thấy rằng công ty muốn tồn tại và phát triển trên thị trường đầy biến động và khó khăn như hiện nay thì công ty cần phải có biện pháp, chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Đội ngũ nhân viên phải năng động hơn nữa, phải bồi dưỡng trình độ chuyên môn cao, nhạy bén trong kinh doanh, các cán bộ quản lý mạnh dạn đưa ra quyết định táo bạo để tạo bất ngờ trong kinh doanh, tự khẳng định mình. Chủ động tìm đối tác, mở rộng thị trường.

Như tình hình hiện nay công ty đang tăng cường sử dụng nguồn vốn vay để hoạt động , và nguồn vốn của công ty vẫn còn bị chiếm dụng nhiều, các khoản phải thu lớn. Vì vậy phải có biện pháp giải quyết sử lý các khoản phải thu để công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên với sự phát triển của công ty ổn định như hiện nay công ty đã tự khẳng định mình và hứa hẹn sẽ có những gặt hái tốt đẹp trong tương lai nhằm đưa công ty thoát khỏi những khó khăn, tiếp tục tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu do an chuyen nganh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w