Phần Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cưu cải tiến hệ thống canh tác theo hướng bền vững ở huyện quảng xương thanh hóa (Trang 101 - 103)

III. Đất ch−a sử dụng 425,32 2,

phần Kết luận và đề nghị

1. Kết luận

1. Tiểu vùng 1 huyện Quảng X−ơng có điều kiện tự nhiên cho phép gieo trồng 3 vụ sản xuất chính trong năm. Tuy nhiên diện tích 3 vụ còn thấp so với tiềm năng. Đặc biệt là diện tích các loại cây trồng vụ đông trên đất 2 lúa có tác dụng bồi d−ỡng đất (lạc, đậu t−ơng, ...) còn rất thấp. Vì vậy, cần mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, nh−ng nên lựa chọn các loại cây trồng và bố trí thời vụ hợp lý đảm bảo phát triển bền vững.

2. Hầu hết diện tích đất ở tiểu vùng nghiên cứu đều nghèo dinh d−ỡng, nhất là yếu tố lân. Mặt khác, thực trạng sử dụng phân bón cho lúa biến động rất lớn, trong khi năng suất thì biến động không nhiều. Kết quả nghiên cứu xác định l−ợng bón lân hợp lý cho giống lúa thuần X21 và giống lúa lai D.−u 527 vụ xuân là 90 kg P2O5/ha trên nền 120 kg N + 90 kg K2O + 8-10 tấn phân chuồng/ha.

3. Lựa chọn các công thức luân canh có hiệu quả kinh tế, hệ số đa dạng và khả năng trả lại hữu cơ cho đất cao sẽ góp phần đảm bảo sản xuất lâu bền. Kết quả so sánh ở tiểu vùng 1 cho thấy:

• Trên đất cao nên lựa chọn các công thức luân canh sau: 1. lạc xuân – vừng hè thu – lạc đông

2. mía – hoa cúc

3. lạc xuân – vừng hè thu– bí xanh

4. d−a hấu - đậu t−ơng hè thu – rau cải (2 vụ)

• Trên đất vàn cao nên mở rộng các công thức luân canh sau: 1. lạc xuân – lúa mùa – bí xanh

2. bí xanh – lúa mùa – rau cải 3. d−a chuột – lúa mùa – rau cải

4. lạc xuân – lúa mùa – cà chua

• Trên đất vàn nên phát triển các công thức luân canh sau: 1. lúa xuân- lúa mùa- bí xanh

2. lúa xuân- lúa mùa- cà chua 3. lúa xuân- lúa mùa- bắp cải

4. lúa xuân- lúa mùa (chất l−ợng cao)

• Đất vàn thấp và thấp trũng nên mở rộng mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá.

4. Sử dụng giống lúa có chất l−ợng cao trong cơ cấu 2 vụ lúa sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng giống lúa LT2, cho hiệu quả kinh tế tăng từ 3- 4 triệu đồng/ha/vụ so với các giống Khang dân 18 và Nhị −u 838.

5. Xây dựng chế độ đa canh hợp lý sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Kết quả nghiên cứu ở tiểu vùng 1 cho thấy trên đất vàn chủ động t−ới tiêu, vụ xuân không chỉ trồng lúa và lạc, mà còn trồng đ−ợc cả ngô và d−a chuột. Vì vậy cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa ph−ơng và thị tr−ờng để xây dựng chế độ đa canh phù hợp cho từng vùng.

2. Đề nghị

1. Quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý để khai thác lợi thế của một huyện cận thị. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, đổi điền dồn thửa, thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng gắn với thị tr−ờng và bảo vệ môi tr−ờng đất đai.

2. Tiếp tục nghiên cứu xác định mức bón phân hợp lý cho lúa và các cây trồng khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cưu cải tiến hệ thống canh tác theo hướng bền vững ở huyện quảng xương thanh hóa (Trang 101 - 103)