44 Bảng 1.1 Diện tích, năng suất sản l−ợng lạc của Việt Nam và Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Ngiên cứu hiệu lực chế phẩm vi khuẩn nốt sần lạc trên vùng đát các ven biển hằng hóa, thanh hóa (Trang 45 - 55)

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất sản l−ợng lạc của Việt Nam và Thanh Hoá

Cả n−ớc Thanh Hoá Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản l−ợng (1000ha) Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản l−ợng (1000ha) 1980 106,1 8,90 95,2 4,729 10,90 5,159 1990 201,4 10,60 213,1 10,100 10,60 10,700 1995 259,0 12,90 334,5 13,626 11,10 15,191 1996 262,8 13,60 357,6 13,095 10,60 13,893 1997 253,5 13,90 351,3 12,892 10,90 14,060 1998 269,4 14,30 386,0 15,332 13,40 20,490 1999 247,6 12,80 318,1 14,052 11,70 16,460 2000 244,9 14,50 355,3 14,121 15,00 21,158 2001 241,4 14,60 352,8 16,171 15,30 24,681 2002 246,8 16,10 397,0 16.832 16,10 27,137 Nguồn:Nông nghiệp Việt nam 1945-1995 NXB thống kê, Hà Nội 1995.Niên giám thống kê 1996-2002. Niên giám thống kê 1983-1985,1985- 1990,1991-1995,1996-2002. Cục thống kê Thanh Hoá {64},{67}

Đến năm 1998 là năm đầu tiên năng suất lạc của Thanh Hoá đạt 13,4 tạ/ha, v−ợt xa ng−ỡng 11 tạ/ha, nh−ng vẫn thấp hơn năng suất của toàn quốc. Năm 1999, do điều kiện thời tiết khó khăn năng suất lạc lại giảm xuống chỉ còn 11,7 tạ/ha. Năm 2000, năng suất lạc của Thanh Hoá đạt 15 tạ/ha, là năm đầu tiên Thanh Hoá v−ợt năng suất trung bình của toàn quốc. Niên vụ năm 2002 năng suất lạc của Thanh Hoá đY đạt tới 16,1 tạ/ha. Tuy nhiên so với năng suất của một số tỉnh trong khu vực nh− Nam Định 31,6 tạ/ha năm 2001 và 35 tạ/ha năm 2002 thì năng suất lạc của Thanh Hoá còn rất thấp và không ổn định.

Yếu tố nào đY làm hạn chế năng suất lạc của Thanh Hoá? Đây là những câu hỏi đ−ợc các nhà khoa học quan tâm và có những giải pháp để đẩy mạnh sản xuất lạc của Thanh Hoá. Theo đúng nh− đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thanh Hoá là một trong 5 tỉnh của cả n−ớc có diện tích trồng lạc tập trung khá lớn từ 10.000 – 20.000 ha và năng suất có thể đạt đ−ợc 25-30 tạ/ha,

nếu nh− đ−ợc chú ý đúng mức đến các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật về công tác giống, phân bón... một cách đúng mức.

*Tầm quan trọng, vai trò vị trí của cây lạc

+ Vai trò của lạc với dinh d−ỡng con ng−ời và thức ăn gia súc

Lạc là cây công nghiệp, đồng thời là một cây thực phẩm không những cung cấp dinh d−ỡng cho con ng−ời, là thức ăn cho gia súc, mà còn có khả năng cải tạo đất nhờ vi khuẩn cộng sinh cố định đạm và các bộ phận thân lá, rễ của cây.

Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây lạc là hạt. Hạt lạc từ lâu đời đY đ−ợc sử dụng để làm thực phẩm cho ng−ời. Thành phần sinh hoá của hạt lạc nh− sau: N−ớc 8 – 10%, Dầu thô (Lipit) 40 – 60%, Protein thô 26 – 34%,

Gluxit 6 – 22%, Xenlulô 2 – 4,5%.

Nh− vậy, giá trị dinh d−ỡng chủ yếu của hạt lạc là lipit và protein.(Trần Mỹ Lý - 1990) [33]. Dầu lạc là một loại dầu thực phẩm tốt, thành phần dầu lạc gồm chủ yếu là axit béo no (chiếm khoảng 80%), còn lại khoảng 20% là axit béo không no. Dầu lạc tinh luyện có mầu trong, hơi vàng, đ−ợc cơ thể hấp thụ tốt. Trong công nghiệp ép dầu, ng−ời ta thu đ−ợc 2 sản phẩm chính đó là dầu và khô dầu, toàn bộ protein của hạt nằm ở khô dầu.

+ Vai trò của cây lạc trong hệ thống cây trồng.

Singh (1993) (Dẫn theo Nguyễn Văn Bình và ctv, 1996 [8] cho rằng cây đậu đỗ thực phẩm từ lâu đY đ−ợc coi là thành phần quan trọng trong hệ thống cây trồng vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nó thích hợp cho nhiều hệ thống trồng trọt khác nhau.

Lạc là cây trồng họ đậu, sau khi thu hoạch, lạc để lại cho đất một l−ợng N khá lớn do nốt sần và thân lá để lại, cho nên lạc là một cây trồng luân canh cải tạo đất rất tốt. Lạc có thể trồng xen giữa các cây hàng rộng nh−: chè, sắn, dâu, dứa, mía thời kỳ ch−a khép tán.

Đem so sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc với các cây trồng khác theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995) [41], sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao

46

nhất trên đất bạc màu nhờ n−ớc trời. Trên đất cát ven biển vụ Xuân có thể trồng các cây nh− lạc, ngô, khoai lang thì sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Vụ Thu Đông trên đất 2 vụ lúa, theo Nguyên Thị Chinh (2002) [12] cây lạc cũng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất: Lợi nhuận thuần trên hecta của lạc đạt 12,698 triệu đồng, đậu t−ơng 6,316 triệu đồng, ngô 4,848 triệu đồng và khoai lang 1,910 triệu đồng. Với giá trị dinh d−ỡng và kinh tế nh− đY nêu trên, cây lạc thực sự là cây trồng quan trọng của loài ng−ời, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện sinh thái khó khăn.

Lạc không những có khả năng cung cấp dinh d−ỡng cho con ng−ời, làm thức ăn gia súc, mà còn có khả năng cải tạo đất nhờ vi khuẩn cộng sinh cố định đạm và khối l−ợng sinh khối chất xanh cao (Hoàng Thị Xim, 2003) [53]. 1.2.4 .ảnh h−ởng của môi tr−ờng đến quá trình sinh tr−ởng, phát triển của cây lạc

*Khí hậu:

+ Nhiệt độ: là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có t−ơng quan đến thời gian sinh tr−ởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-30oC, có . Tích ôn hữu hiệu của lạc 2600-4800 oC thay đổi tùy theo giống.

- Thời kỳ nẩy mầm cần tích ôn 250-320 oC, nhiệt độ trung bình thích hợp 25-30oC.

- Thời kỳ sinh tr−ởng sinh d−ỡng: tích ôn tổng số yêu cầu 700-1000 oC. Nhiệt độ trung bình 20-30 oC.

- Sinh tr−ởng sinh thực: Thời kỳ ra hoa kết quả là thời kỳ yêu cầu nhiệt độ cao nhất. Nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự hình thành các cơ quan sinh thực của lạc là 15-20 oC. Theo Gillỉe (1968) nhiệt độ thuận lợi cho sự ra hoa của lạc là 24-33 oC và hệ số hoa có ích cao nhất (21%) đạt đ−ợc ở nhiệt độ ban ngày 29 oC, ban đêm 23 oC (Dẫn theo Lê Song Dự, 1979)[21].

Quá trình chín đòi hỏi nhiệt độ giảm hơn so với thời kỳ tr−ớc. Trong thời kỳ chín nhiệt độ trung bình 25-28 oC là thích hợp. Theo ý kiến nhiều tác

giả, trong điều kiện ban đêm 19 oC, ban ngày 28 oC có lợi cho quá trình tích luỹ chất khô vào hạt. Trong thời kỳ này chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn (khoảng 8-10 oC) có lợi cho quá trình vận chuyển chất khô vào hạt.

+ ánh sáng

Lạc là cây C3 và ít chịu ảnh h−ởng của độ dài ngày. C−ờng độ ánh sáng thấp vào giai đoạn ra hoa làm cho sinh tr−ởng sinh d−ỡng chậm lại (Hudgens và Mc Cloud, 1974) [67]. C−ờng độ ánh sáng thấp trong giai đoạn sinh tr−ởng làm tăng nhanh chiều cao cây nh−ng giảm khối l−ợng lá và số hoa (Hang và Mc Cloud, 1976) [66]. Theo Hudgens và Mc Cloud, 1974) [67] c−ờng độ ánh sáng thấp ở thời kỳ đâm tia, hình thành quả làm cho số l−ợng tia, quả giảm đi một cách có ý nghĩa, đồng thời khối l−ợng quả cũng giảm theo.

+ Độ ẩm

Theo John (1949) [68], l−ợng m−a lý t−ởng để trồng lạc đạt kết quả tốt là trong khoảng 80-120mm tr−ớc khi gieo để dễ dàng làm đất, khoảng 100- 120mm khi gieo, đây là l−ợng m−a cần thiết để cho lạc mọc tốt và đảm bảo mật độ. Lạc mẫn cảm nhất với hạn ở thời kỳ ra hoa rộ, vì thế l−ợng m−a cần cho lạc khoảng 400mm, ở thời kỳ từ bắt đầu ra hoa đến đâm tia, quả bắt đầu phát triển đến chín. M−a vào thời kỳ thu hoạch làm cho hạt nẩy mầm ngay ngoài ruộng ở những giống không có thời gian ngủ nghỉ (Spanish và Valencia) dẫn đến giảm năng suất và chất l−ợng hạt.

Nhìn chung điều kiện khí hậu nhiều vùng ở Việt Nam là thích hợp với sinh tr−ởng phát triển của cây lạc. Vùng đất cát ven biển Thanh Hoá đ−ợc xem là vùng lạc trọng điểm của cả n−ớc, thời vụ chính trồng vào vụ Xuân, gieo từ 15/1 – 25/2 và thu hoạch vào 20/5 – 5/6 d−ơng lịch. Các điều kiện khí hậu là thuận lợi cho sinh t−ởng phát triển của lạc, có khả năng đạt mức năng suất cao, tuy nhiên thời gian gieo hạt có thể gặp nhiệt độ thấp mà tỷ lệ mọc mầm kém sẽ không đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích. Ngoài ra ảnh h−ởng bởi gió Lào vào tháng 4 sẽ làm giảm quá trình ra hoa, quả. Rõ ràng rằng, áp dụng biện pháp che phủ nilon cho lạc sẽ nâng cao nhiệt độ, ẩm độ trong ruộng lạc, tạo tiền đề sinh tr−ởng tốt cho cây ngay từ thời gian đầu có ý nghĩa làm tăng

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng suất rõ rệt

*Đất đai:

Do đặc tính sinh lý, cây lạc yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất. Theo York và Codwell (1951)[77] đất trồng lạc lý t−ởng phải là đất thoát n−ớc nhanh, có màu sáng, tơi xốp, phù sa pha cát, có đầy đủ canxi và một l−ợng chất hữu cơ vừa phải.

Cây lạc −a đất hơi chua và trung tính pH= 6-6,4. Đất kiềm không tốt, khi pH=7,5-8,5 lá trở nên vàng và vết đen xuất hiện trên vỏ quả (Sellschop,1966) [74]. Lạc có thể chịu đ−ợc pH từ 4,5 - 9. Nh−ng theo Reid và Cox (1973) không có thông tin nào cho biết lạc đạt năng suất cao trên đất có độ pH< 5.

Về đất đai, ở một số vùng trồng lạc có truyền thống ở Miền Bắc là phù hợp. Suy xét một số đặc điểm nổi bật của một số loại đất chính của các vùng chuyên canh lạc nh− đất cát ven biển Thanh Hoá, Nghệ An, đất bạc mầu ở Trung du Bắc Bộ cho thấy ở hầu hết các chân đất này có thể sử dụng nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau và chỉ có những cây trồng có thể tồn tại khi gặp thời kỳ khô hạn (Nguyễn Thị Dần, 1991)[19].

1.2.5. Dinh d−ỡng cho cây lạc

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, sau một vụ thu hoạch với năng suất là 1 tấn quả, 2 tấn thân lá, cây lạc lấy đi từ đất 63 kg N, 11 kg P2O5, 46 kg K2O, 27 kg CaO, 14 kg MgO (Đ−ờng Hồng Dật, 2002) [17]. Hầu hết các loại đất trồng lạc của n−ớc ta có hàm l−ợng chất dinh d−ỡng thấp, nông dân lại ít chú trọng đến việc bổ sung phân bón nên năng suất lạc đạt rất thấp. Năng suất lạc còn chênh lệch quá lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực tế của nông dân (Ngô Thế Dân và cs, 2000) [16]. Vì vậy, bón phân cân đối cho cây lạc thì dù ở trên bất cứ loại đất nào cũng làm tăng năng suất lạc lên một cách đáng kể (Đ−ờng Hồng Dật, 2002) [17].

+ Vai trò của các yếu tố đa l−ợng

Đạm có vai trò quan trọng đối với sinh tr−ởng, phát triển và năng suất lạc. Nhu cầu đạm của lạc cao hơn nhiều so với các loại cây ngũ cốc vì hàm l−ợng protein trong hạt (15-23%) cao hơn 1,5 lần ở hạt ngũ cốc. L−ợng đạm đ−ợc hấp thu rất lớn; để đạt 1 tấn quả khô cần sử dụng tới 50-75 kg N (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996) [39].

Thời kỳ lạc hấp thu nhiều đạm nhất là thời kỳ ra hoa làm quả và hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh tr−ởng của lạc nh−ng hấp thu tới 40-45% nhu cầu đạm của cả chu kỳ sinh tr−ởng.

Cây lạc có thể lấy đạm từ nhiều nguồn: nguồn đạm từ khí trời thông qua vi khuẩn cố định đạm, nguồn đạm có sẵn trong đất, nguồn đạm từ phân hữu cơ và vô cơ. Nguồn đạm cố định đ−ợc có thể đáp ứng 50-70% nhu cầu đạm của cây. Cây lạc là cây đậu đỗ có khả năng cố định nitơ phân tử do cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để tổng hợp đạm cung cấp cho bản thân và làm giàu cho đất. Chính vì lẽ đó, ng−ời ta ví các nốt sần ở rễ nh− nhà máy phân đạm tí hon. Tuy nhiên, trong thâm canh cây đậu đỗ nói chung và cây lạc nói riêng, nhiều nhà khoa học đY khẳng định rằng, cần bón một l−ợng đạm thích hợp vào thời kỳ đầu sinh tr−ởng của cây, xúc tiến cho quá trình cố định nitơ phân tử đ−ợc sớm hơn, mạnh hơn (Ngô Thế Dân và cs, 2000) [16]. Một số nhà khoa học cho rằng muốn thu đ−ợc năng suất đậu đỗ cao, cần tìm biện pháp để cân bằng giữa 2 loại men: Nitratreductaza (men đồng hoá đạm trong đất) và men Nitrogenaza (men đồng hoá đạm của không khí). Một trong những biện pháp để cân bằng 2 loại men này là bón l−ợng đạm bổ sung vào thời kỳ đầu của quá trình sinh tr−ởng của cây. Nó có tác dụng tăng c−ờng sinh tr−ởng cây con, thúc đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn cố định đạm và men nitrogenaza, thông qua đó mà xúc tiến quá trình đồng hoá ni tơ của không khí sớm hơn, mạnh hơn (Võ Minh Kha, Nguyễn Xuân Thành, 1992) [30].

L−ợng N bón cho cây có t−ơng quan chặt chẽ đến chiều cao cây, chiều dài cành. Nếu bón đạm quá ng−ỡng sẽ gây nên hiện t−ợng mất cân đối giữa sinh tr−ởng sinh d−ỡng và sinh tr−ởng sinh thực, thân lá phát triển mạnh làm ảnh h−ởng đến quá trình tạo quả và hạt dẫn đến năng suất thấp. Các nghiên cứu tr−ớc đây cho thấy trên nền phân chuồng 8-10 tấn/ha thì l−ợng đạm thích

50

hợp là 30 kg N/ha. Nếu tăng liều l−ợng đạm lên 40 kg N/ha sẽ làm giảm năng suất quả do sinh khối cây lạc phát triển mạnh (Đ−ờng Hồng Dật, 2002) [17].

Tóm lại, l−ợng đạm bón cho lạc phải dựa vào phân tích đất cụ thể, khi bón phải bón sớm, trong các dạng đạm thì th−ờng bón đạm urê. Nhất thiết trên cơ sở bón đạm đó phải cân đối với l−ợng lân và kali, thông dụng chung là: 30N + 60-90P2O5 + 60 K2O. Trong tr−ờng hợp đất giàu đạm, ng−ời ta bón tăng l−ợng kali lên để chống lốp đổ.

* Vai trò và sự hấp thu lân

Lân là yếu tố dinh d−ỡng quan trọng đối với lạc. Lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng c−ờng khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy sự ra hoa đậu quả sớm, giảm tỷ lệ ốp lép (Nguyễn Xuân Tr−ờng và cs, 2003) [51]. Lân thúc đẩy sự đồng hoá đạm của vi khuẩn nốt sần, tăng c−ờng tác dụng của molipden, từ đó ảnh h−ởng tới việc tổng hợp leghemoglobin và do đó ảnh h−ởng đến chức năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần (Lê Song Dự và cs, 1979) [21]. Tổng l−ợng lân cần để tạo 1 tấn quả khô vào khoảng 10 kg và phần lớn l−ợng lân đ−ợc hút đều tập trung ở hạt (Lê Song Dự và cs, 1991; Aulakh M.S. và cs) [26], [57].

Kết quả nghiên cứu của Viện Nông hoá thổ nh−ỡng trên nhiều đất trồng lạc khác nhau ở phía Bắc cho thấy, với liều l−ợng bón 60 kg P2O5 trên nền 8- 10 tấn phân chuồng + 30 kg K2O + 30 kg N đạt giá trị kinh tế cao nhất. Nếu bón 90 kg P2O5 thì năng suất cao nh−ng hiệu quả kinh tế không cao (Ngô Thế Dân và cs, 2000) [16].

* Vai trò và sự hấp thu kali

Kali trong cây tồn tại d−ới dạng muối vô cơ hoà tan và muối của axit hữu cơ trong tế bào, vì vậy kali tham gia chủ yếu vào hoạt động chuyển hoá các chất trong cây. Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quá trình quang hợp và sự hình thành quả. Ngoài ra, kali còn làm tăng tính chịu hạn, tăng c−ờng mô cơ giới và tăng c−ờng tính chống đổ của cây. Thiếu hụt kali sẽ làm cho mép lá bị hoá vàng, lá cháy xém và bị khô vào lúc tr−ởng thành (Ngô Thế Dân và cs, 2000) [16].

Trên đất chua, nghèo lân, khả năng giữ chặt lân của đất lớn nh− đất bazan thì cần bón tỷ lệ lân cao hơn. Ng−ợc lại, trên đất có thành phần cơ giới nhẹ nh− đất bạc màu, đất xám thì cần bón tăng kali.

* Vai trò của Canxi

Canxi là một nguyên tố không thể thiếu khi trồng lạc. Tục ngữ đY có câu: “không lân không vôi thì thôi trồng lạc”. Bón vôi không chỉ có ý nghĩa làm tăng trị số pH của đất, tạo môi tr−ờng thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm mà còn là chất dinh d−ỡng cần thiết cho quá trình ra hoa, hình thành quả. Thiếu canxi sẽ ảnh h−ởng đến quá trình hình thành hoa, đậu quả, quả ốp, hạt không mẩy. Lạc cần canxi nhiều nhất là khi hình thành quả và hạt (Nguyễn Văn Bộ và cs, 2002; Ngô Thế Dân và cs, 2000) [5], [16]. Song việc lạm dụng bón vôi

Một phần của tài liệu Ngiên cứu hiệu lực chế phẩm vi khuẩn nốt sần lạc trên vùng đát các ven biển hằng hóa, thanh hóa (Trang 45 - 55)