64Bảng 3.1 Phân bố đất cát biển trong tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Ngiên cứu hiệu lực chế phẩm vi khuẩn nốt sần lạc trên vùng đát các ven biển hằng hóa, thanh hóa (Trang 65 - 102)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

64Bảng 3.1 Phân bố đất cát biển trong tỉnh Thanh Hoá

Bảng 3.1. Phân bố đất cát biển trong tỉnh Thanh Hoá

Tổng diện tích tự nhiên Đất cát biển điển hình

Huyện, Thị xd Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Toàn vùng 120.261,8 100 22.511,2 18,72 Nga Sơn 14.502,4 100 4.499,3 31,02 Hậu Lộc 14.466,0 100 1.894,5 12,92 Hoằng Hoá 22.208,4 100 6.226,3 28,03 Sầm Sơn 1.632,0 100 391,7 24,13 Quảng X−ơng 24.252,0 100 3.368,1 13,89 Tĩnh Gia 43.007,0 100 6.131,3 14,25

(Nguồn : Cục thống kê Thanh Hoá, TT thông tin t− vấn Lâm Nghiệp) Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích đất cát ven biển của huyện Hoằng Hoá là 6.226,3 ha, chiếm 28,03% diện tích đất tự nhiên vùng ven biển của tỉnh.

*Đặc điểm chủ yếu của đất cát ven biển

Đất cát ven biển (Arennosols) theo FAO – UNESCO [62], chiếm 1,82% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh gồm đất cát biển điển hình (Haplic Arenosols), đất cồn cát vàng điển hình (Hapli Luvic Arenosols), đất cát biển biến đổi (Eutri Cambic Arenosols). Trong những đơn vị phụ của đất cát ven biển , chúng tôi nghiên cứu đất cát ven biển điển hình. Đất cát ven biển điển hình phân bố thành vùng rộng lớn từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia. Loại đất này đ−ợc hình thành chủ yếu do sự lắng đọng của cát biển nh−ng do canh tác lâu đời nên biến thành đất ven cát biển. Nhiệt độ của lớp đất mặt đất cát ven biển cao hơn các loại đất khác nên thúc đẩy sự tiến hoá của quá trình thổ nh−ỡng (quá trình phong hoá) (Lê Hữu Cần,1998) [9]. Trong đất cát ven biển điển hình chúng tôi chọn đất cát ven biển điển hình chủ động t−ới tiêu vùng thâm canh). Phân tích một số chỉ tiêu hoá tính của đất cát ven biển tại xY Hoằng Đồng- Hoằng Hoá chúng tôi thu nhận đ−ợc kết quả ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu hoá tính của đất cát ven biển điển hình

Chỉ tiêu Đất cát ven biển điển hình

pHKCL 6,85 Mùn (%) 1,01 N (%) 0,04 P2O5 (%) 0,09 K2O (%) 0,16 N dễ tiêu (mg/100gđất) 0,05 P2O5 dễ tiêu (mg/100gđất) 16,9 K2O dễ tiêu (mg/100gđất) 12,3

(Nguồn: Phân tích từ Bộ môn Nông hoá - Tr−ờng ĐHNN I, Hà Nội) Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Đất cát biển trồng màu có hàm l−ợng mùn tổng số nghèo chỉ đạt 1,01 %, dù có thời kỳ ngập n−ớc do luân canh lúa màu nên quá trình phân giải chất hữu cơ chậm. Đạm tổng số và dễ tiêu đều nghèo, chỉ đạt 0,04% (tổng số) và 0,05 dễ tiêu). Lân tổng số cũng thuộc loại rất nghèo dao động quanh 0,09%. Tuy nhiên lân dễ tiêu lại đạt mức khá (16.9 mg/100g đất). Kali tổng số thuộc loại trung bình, nh−ng kali dễ tiêu lại đạt ở mức khá cao (12.3 mg/100g đất). Độ pHKCL 6,85.

Nh−ng đất này lại có −u điểm là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ xốp lớn, tỷ lệ cát cao thuận lợi cho việc làm đất do đó cây lạc là loại cây họ đậu nên phát triển rất tốt trên loại đất này.

Nh− vậy, trên đất cát biển, hàm l−ợng các nguyên tố dinh d−ỡng thiết yếu cho quá trình sinh tr−ởng phát triển của cây đều ở mức trung bình và nghèo, do đó để tăng năng suất cây trồng, cần phải bổ xung một cách thích hợp các loại phân khoáng thiết yếu.

66

Theo T.S Lê Hữu Cần (1998) [9] đY điều tra hiện trạng cơ cấu cây trồng trên vùng đất cát biển Thanh Hoá và đY cho thấy: “ Lúa và khoai lang là 2 cây chủ lực của vùng, vài năm gần đây cây lạc đY đ−ợc chú ý phát triển nên diện tích tăng lên rất nhanh, một số cây có giá trị kinh tế nh− : d−a hấu, rau...cũng đY đ−ợc gieo trồng khá phổ biến”.

Sự phân bố cây trồng ở đất cát biển phụ thuộc rất lớn vào địa hình và chế độ n−ớc. Vùng đất cát biển điển hình, do độ phì khá hơn, đồng thời do tác động của quá trình canh tác, nên đất đY có độ thuần thục khá và t−ơng đối ổn định. Nơi đây tập trung dân c− đông đúc và canh tác nhiều loại cây lâu năm phục vụ đời sống dân sinh. Cây ngắn ngày trên đất cát biển điển hình rất phong phú và đa dạng, Các loại cây rau và cây hoa màu tỏ ra rất thích hợp, đ−ợc phát triển mạnh và chiếm một tỷ trọng lớn nh−: cải bắp, xu hào, d−a hấu, ngô đậu xanh, đen, vừng...Đặc biệt cây lạc tỏ ra rất thích hợp trên loại đất này. Những năm gần đây, với ch−ơng trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thì cây lạc đY trở thành cây chủ lực đ−ợc trồng rộng rYi.

Trên đất cát biển điển hình chủ động t−ới tiêu thì đ−ợc bố trí luân canh lúa màu. Một số diện tích do ngập n−ớc quá sâu thì đ−ợc nuôi tôm hoặc bị bỏ hoá. Một số công thức luân canh cây trồng chính của vùng đất cát biển chủ động t−ới tiêu ở Thanh Hoá là:

Lạc Xuân – Lúa mùa sớm – Lạc thu Đông

Lạc Xuân – Lúa mùa sớm – Khoai lang Thu Đông Lạc Xuân – Vừng Hè Thu – Ngô Đông

Lạc Xuân – Khoai lang Hè Thu – Rau vụ Đông.

Nhìn chung các công thức luân canh cây trồng nói trên đều t−ơng đối thích hợp với vùng đất cát biển Thanh Hoá. Tuy nhiên, muốn có hiệu quả kinh tế cao cần căn cứ vào điều kiện cụ thể từng vùng, từng chân đất, kết hợp với việc khai thác tiềm năng về điều kiện kinh tế – xY hội của địa ph−ơng.

* Điều kiện kinh tế và xd hội

Đây là vùng tập trung khá đông dân c− trong tỉnh, với mật độ dân số 902,8 ng−ời/km2 (so với toàn tỉnh là 302,9 ng−ời/km2). Dân số toàn vùng năm

2000 là 1.087.000 ng−ời, chiếm 32,1% dân số toàn tỉnh (Nguồn : Cục thống kê Thanh Hoá năm 2000)[14]

Nguồn lao động khá dồi dào, nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 501.000 ng−ời, chiếm 31,5% nhân khẩu trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh. Lao động trong các nghành kinh tế quốc doanh của vùng là 487.000 ng−ời, trong đó số lao động qua đào tạo là 44.900 ng−ời, chiếm 9,2% số l−ợng.

Hàng năm lại có lực l−ợng mới khoảng 10.00 ng−ời đến độ tuổi lao động. Điều này cho thấy chất l−ợng lao động của vùng ven biển nhìn chung trẻ, khoẻ, tuy vậy lao động qua đào tạo còn ch−a cao.

Tr−ớc đây, vùng này chỉ là vùng sản xuất thuần nông, nông nghiệp còn nặng tính độc canh cổ truyền, sản xuất hàng hoá ở trình độ thấp, chất l−ợng hiệu quả ch−a cao, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất còn yếu kém. Trình độ xY hôi cũng nh− khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thấp. Vì vậy, mức sống nhân dân vùng đất cát ven biển còn thấp so với bình quân chung toàn tỉnh. GDP bình quân đầu ng−ời năm 2001 là 123 USD (toàn tỉnh là 315 USD), GDP đầu ng−ời năm 2002 là 148 USD (toàn tỉnh là 342 USD), mức tăng tr−ởng GDP trong toàn tỉnh năm 2002 là 9,25%. Bình quân l- −ơng thực đầu ng−ời năm 2002 là 205,2 kg (toàn tỉnh là 384 kg), (Nguồn : Cục thống kê Thanh Hoá) [14].

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất n−ớc trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế của vùng ven biển Thanh Hoá cũng có chiều h−ớng biến chuyển tích cực. Tuy vậy, vùng ven biển Thanh Hoá vẫn là vùng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.

3.1.2. Hiện trạng sản xuất lạc trên vùng đất cát ven biển Thanh Hoá

3.1.2.1. Vai trò, vị trí của cây lạc trong hệ thống canh tác trên vùng đất cát ven biển Thanh Hoá

Đánh giá vai trò, vị trí của cây lạc trên vùng đất cát ven biển Thanh Hoá, Lê Hữu Cần (1998)[9] đY kết luận: “Đối với vùng đất cát ven biển Thanh

68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoá, lạc là cây trồng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu cây trồng, là nguồn nông sản xuất khẩu chính, có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất”.

Nhận định trên quả là sát thực đối với vai trò, vị trí của cây lạc trên vùng đất cát ven biển. Ngày nay, khi Đảng và Nhà n−ớc đang chú trọng đầu t− phát triển cây lạc, diện tích, năng suất, sản l−ợng lạc trong những năm gần đây không ngừng tăng lên thì lại càng khẳng định vai trò của cây lạc trong cơ cấu cây trồng trên đất cát ven biển.

Về mặt nông học, cây lạc là cây trồng có nhiều ý nghĩa đối với các vùng đất nghèo dinh d−ỡng nh− đất cát biển, đất bạc màu... do khả năng cố định đạm của nó. Theo nhiều tác giả, l−ợng N cố định của lạc có thể đạt 70- 110kg/ha/vụ. Chính nhờ khả năng cố định đạm này mà hàm l−ợng protein ở hạt và các bộ phận khác của lạc cao hơn so với các cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng này mà sau khi thu hoạch, thành phần hoá tính đất trồng đ−ợc cải thiện rõ rệt, l−ợng N trong đất tăng, khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất đ−ợc tăng c−ờng có lợi đối với cây trồng sau, nhất là đối với cây trồng cần sử dụng nhiều N. Luân canh lạc với những cây trồng khác có tác dụng diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, cải thiện kết cấu đất.

Về mặt giá trị sử dụng thì do giá trị dinh d−ỡng của lạc, từ lâu loài ng−ời đY sử dụng lạc nh− một nguồn thực phẩm quan trọng.

Về hiệu quả kinh tế thì cây lạc là cây trồng đạt hiệu quả kinh tế rất cao trên loại đất này. Với những −u điểm trên, cây lạc xứng đáng là cây trồng chủ lực trên vùng đất cát ven biển, vốn là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở vùng đất cát ven biển Thanh Hoá

Lạc là cây trồng quen thuộc và lâu đời của nông dân vùng đất cát ven biển. Là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ làm, nhu cầu đầu t− chi phí chỉ bằng 65-70% mức đầu t− cho cây trồng khác nh− mía, ngô, lúa n−ớc...song hiệu quả kinh tế, giá trị thu nhập, cải tạo đất lại rất cao. Trên vùng đất cát ven biển, diện tích trồng lạc trong những năm tr−ớc tuy có thấp hơn so với các cây trồng

khác nh− ngô, khoai lang, lúa, nh−ng những năm gần đây liên tục tăng lên (phụ lục 9). Tổng diện tích trồng lạc của vùng đất cát ven biển năm 1998 là 7.007ha, chiếm 45,7% diện tích trồng lạc của Tỉnh. Năm 2000 diện tích trồng lạc đY tăng lên 7.941 ha, chiếm 49,2%. Niên vụ 2002, diện tích trồng lạc đY đạt đ−ợc 9.856 ha, chiếm 58,6% diện tích trồng lạc của Tỉnh. Tĩnh Gia là huyện có diện tích trồng lạc lớn nhất Tỉnh: năm 2002 diện tích trồng lạc lên tới 4.790 ha, từ năm 1998-2002 tỷ lệ tăng diện tích là 19,65%. Điều này càng khẳng định rằng: cây lạc dần dần là cây trồng chủ lực trên vùng đất cát ven biển, nhất là vùng đất cát ven biển không chủ động t−ới tiêu, thay thế cho các cây trồng hiệu quả kinh tế kém.

Về năng suất: tr−ớc năm 1998, cũng nh− năng suất trong toàn tỉnh, năng suất lạc của các huyện ven biển đạt đ−ợc t−ơng đối thấp. Năm 1998 là năm năng suất của huyện Hậu Lộc đạt khá cao 18,7 tạ/ha, tăng 39,5% so với năng suất trong toàn tỉnh và tăng 30,7% so với năng suất trung bình của toàn quốc. Đến năm 2002, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá là các huyện ven biển có năng suất lạc cao hơn năng suất bình quân chung của toàn tỉnh từ 11,1- 22,9%...Đây là một kết quả rất đáng khích lệ, mở ra một triển vọng mới cho nông dân nghèo vùng đất cát ven biển. Bí quyết thành công đó là bà con đY biết áp dụng gieo trồng giống mới (chiếm 60% diện tích), kết hợp với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ, đồng thời Tỉnh và huyện có chủ tr−ơng cho vay vốn, trợ giá cho ng−ời nông dân, bao tiêu sản phẩm đầu ra để ng−ời nông dân yên tâm sản xuất, tăng c−ờng đầu t−.

Tóm lại: quá khứ , hiện tại và t−ơng lai đều khẳng định cây lạc là cây trồng không thể thiếu đ−ợc trong hệ thống canh tác trên vùng đất cát ven biển, là cây trồng của ng−ời nghèo, gắn bó đời sống của ng−ời dân ven biển Thanh Hoá.

3.1.2.3. Thời vụ trồng lạc

Hiện nay ở vùng đất cát ven biển lạc đ−ợc trồng vào 3 vụ chính:

70

20/2, thu hoạch vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Là vụ có điều kiện thời tiết thích hợp để cây lạc sinh tr−ởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của vụ Xuân là thời kỳ gieo trồng trùng với thời kỳ nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp do đó lạc nẩy mầm kém, mật độ không đảm bảo, thời kỳ ra hoa rộ vào tháng 3 có thể gặp gió mùa Đông Bắc kéo dài, nhiệt độ thấp, lạc thụ phấn thụ tinh kém, năng suất giảm, thời kỳ chín trùng với những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, có thể có gió Tây Nam khô nóng, xen kẽ các đợt m−a (lụt tiểu mYn) dễ làm cho lạc bị chết khô, chín ép, biến màu hoặc nảy mầm trên ruộng và giảm năng suất và chất l−ợng.

• Vụ Thu: thời vụ gieo từ 20/6-5/7, thu hoạch vào trung tuần tháng 9.

Hàng năm toàn tỉnh gieo trồng từ 1800-2100 ha lạc Thu. Lạc Thu chủ yếu đ−ợc gieo trồng trên các s−ờn đồi thấp ở các huyện trung du và Miền núi của tỉnh. Đây là vụ lạc nằm trong điều kiện thời tiết khó khăn, đầu vụ gieo trồng thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, lạc rất dễ bị thối, mất sức nảy mầm, không đảm bảo mật độ, cuối vụ có nhiều ngày m−a bYo, gây khó khăn cho thu hoạch, dễ bị nảy mầm tại ruộng, vì vậy năng suất lạc thu th−ờng thấp, chỉ đạt 9,5- 11tạ/ha.

• Vụ lạc Thu Đông: thời vụ gieo từ 25/8 – 15/9, thu hoạch vào 1/12 –

30/12. Đây là vụ lạc mới đ−ợc hình thành ở tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh Bắc Bộ do nhu cầu làm giống cho vụ Xuân, b−ớc đầu đY có nhiều triển vọng. Vụ Thu Đông năm 2002 toàn tỉnh đY gieo trồng đ−ợc 1.143 ha, năng suất bình quân đạt 22,6 tạ/ha. Huyện Tĩnh Gia gieo trồng đ−ợc 649 ha, năng suất đạt 25,2 tạ/ha. Đến năm 2003 toàn tỉnh đY gieo trồng đ−ợc 2.088 ha, huyện Tĩnh Gia chiếm 1.200 ha. Khó khăn lớn nhất của vụ lạc Thu Đông là thời vụ gieo trồng trùng với thời kỳ m−a bYo nhiều ở Thanh Hoá, các đợt ra hoa đợt 2 và 3 có thể gặp nhiệt độ thấp của các đợt gió mùa Đông Bắc sớm ảnh h−ởng tới việc thụ phấn thụ tinh, thời kỳ thu hoạch có số giờ nắng trên ngày thấp, nhiệt độ thấp.

3.1.2.4. Giống lạc

Từ năm 1999 đến nay, từ nhiều nguồn khác nhau, tỉnh Thanh Hoá đY du nhập và bổ xung vào cơ cấu một số giống lạc mới nh−: L14, MD7, L13, L12, LO6, LO8, LO3... Diện tích gieo trồng các loại giống mới ngày càng đ−ợc mở rộng đY góp phần làm tăng năng suất và sản l−ợng lạc của Tỉnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nông dân còn sử dụng giống mới một cách tuỳ tiện, du nhập các loại giống một cách ồ ạt, bố trí các loại giống ch−a phù hợp với loại đất và từng tiểu vùng sinh thái, những giống chịu thâm canh nhiều khi không đ−ợc bố trí cho vùng thâm canh, những giống chịu đ−ợc khô hạn lại không bố trí cho vùng khô hạn. Mặt khác, tuy có sử dụng giống mới nh−ng không tổ chức theo quy trình thâm canh mới cho nên giống mới không phát huy hết tiềm năng năng suất của giống.

Theo nghiên cứu của Trần Thị Ân, (2004) [2] cho thấy: Trên vùng thâm canh và vùng khô hạn ở cả 2 vụ Xuân và Thu Đông, các giống lạc L14, L13, L15, MD7, LO8, LO2, LO6 đều có dạng hình spanish đứng, chiều cao thân chính rất thích hợp với điều kiện thâm canh cao. Giống L14, L15,LO6 đạt năng suất rất cao trên loại đất ven biển điển hình và ổn định qua các năm nghiên cứu, điển hình là giống L14 (Năng suất trong vụ Xuân đạt 39,77 tạ/ha, vụ Thu Đông đạt 34,92 tạ/ha tăng so với ĐC từ 27, 63 – 28,0%). Do đó chúng tôi chọn giống L14 tiến hành các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật này.

* Một số đặc điểm chính về giống lạc L14

Một phần của tài liệu Ngiên cứu hiệu lực chế phẩm vi khuẩn nốt sần lạc trên vùng đát các ven biển hằng hóa, thanh hóa (Trang 65 - 102)