Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của dê nuôi tại một số địa điểm thuộc phía bắc việt nam, một vài đặc điểm phát triển của trứng heamonchus contortus (Trang 79 - 81)

5.1. Kết luận

1. Tình hình nhiễm ký sinh trùng đ−ờng tiêu hóa trên dê tại 3 khu vực nghiên cứu với tỷ lệ rất cao và nặng. Qua xét nghiệm phân, dê nuôi tại Hòa Bình nhiễm 98,83%, tại Hà Tây nhiễm 85,15% và Hà Nội nhiễm 89,24%. Qua mổ khám, dê nuôi tại Hòa Bình nhiễm 100%, tại Hà Tây nhiễm 97,56% và Hà Nội nhiễm 93,10%.

2. Qua mổ khám 108 dê, đf xác định đ−ợc 12 loài giun sán ký sinh trên dê nuôi tại phía bắc n−ớc ta.

3. Ký sinh trùng nhiễm phổ biến nhất là lớp giun tròn, thuộc họ Trichostrongylidae; trong đó 2 giống nhiễm với tỷ lệ cao và có sức gây hại lớn là: Haemonchus (88,92% qua xét nghiệm phân và qua mổ khám là 98,61%)và Trichostrongylus (85,34% qua xét nghiệm phân và qua mổ khám là 93,51%).

4. Đf xác định đ−ợc một vài đặc điểm phát triển của trứng loài H.contortus trong 3 môi tr−ờng nhiệt độ và 2 môi tr−ờng ngoài. Cho thấy:

ở 18°C, trong tủ ấm, sau 15 - 20 ngày, phôi bào phát triển hoàn toàn và một số trứng đf nở ra ấu trùng L1 (10%).

ở 25°C, trong tủ ấm, sau 15 - 20 ngày, có khoảng 70% số trứng đf nở ra ấu trùng L1.

ở 30°C, trong tủ ấm, sau 15 - 20 ngày, toàn bộ số trứng đf nở thành ấu trùng, đa số là giai đoạn L2. Có một số đf sang giai đoạn L3.

ở 20 - 25°C, trong môi tr−ờng ngoài, toàn bộ số trứng cho vào đều nở thành ấu trùng L1.

ở 26 - 32°C, trong môi tr−ờng ngoài, số trứng nở thành ấu trùng là 100%. Trong đó, khoảng 15 - 20% đf chuyển sang giai đoạn L3.

5. So sánh đ−ợc 3 loại thuốc tẩy thông dụng, khuyến cao nên sử dụng Ivermectin trong điều trị bệnh ký sinh trùng đ−ờng tiêu hóa cho dê. Hiệu lực đạt 99,07% và kết quả kéo dài đến ngày thứ 28 là 96,31%.

6. Đf cho dê sử dụng lá cây Keo giậu để tẩy trừ giun tròn đ−ờng tiêu hóa cho dê. Kết quả thu đ−ợc rất khả quan; làm giảm tới 74,78% số trứng thải ra môi tr−ờng sau 21 ngày cho ăn. Hiệu lực đến ngày thứ 28 còn 72,77%.

5.2. Đề nghị

Nghiên cứu của chúng tôi mới tiến hành trong diện hẹp, thời gian ch−a dài, nên ch−a thể đ−a ra những khuyến cáo chính xác. Có mấy đề nghị sau:

1. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, hiện nay đàn dê nuôi tại Hà Nội, Hà Tây và Hòa Bình có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đ−ờng tiêu hóa rất nặng, cần đ−ợc sớm tẩy trừ.

2. Sau khi trứng thải ra môi tr−ờng từ 15 - 20 ngày sẽ nở ra ấu trùng. Nên, luân phiên đồng cỏ sau 15 - 20 ngày một lần hoặc phun thuốc diệt ấu trùng 15 -20 ngày một lần.

3. Đề nghị đ−ợc tiếp tục nghiên cứu đề tài, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng khả năng tầy trừ giun tròn cho dê bằng lá cây keo giậu. Mở rộng thêm khả năng tẩy giun tròn với các đối t−ợng khác nh− trâu, bò, lợn…

4. Đề nghị tiếp tục đ−ợc nghiên cứu sâu về thành phần hóa học của lá cây keo giậu, chiết tách thành phần và tổng hợp ra chất có tác dụng diệt giun tròn không có những ảnh h−ởng đến sự phát triển bình th−ờng của dê.

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của dê nuôi tại một số địa điểm thuộc phía bắc việt nam, một vài đặc điểm phát triển của trứng heamonchus contortus (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)