5.1. Kết luận
1. Trong năm 2004 đã phát hiện và giám định đ−ợc 15 loại bệnh gây hại trên vải tại khu vực Hà Nội và một só vùng phụ cận, trong đó có 14 loại bệnh do 16 loài nấm, 01 loài cỏ dại gây ra và 01 loại bệnh do sinh lý. Bệnh thán th− gây hại nặng làm ảnh h−ởng đến năng suất và phẩm chất cây vải. Bệnh s−ơng mai và bệnh chết rũ vải thiều là những bệnh gây hại nặng ở những năm tr−ớc nh−ng trong năm 2004 gây hại không nhiều.
2. Tác nhân gây bệnh thán th− hại vải là nấm Colletotrichum gloeosporioides có bào tử phân sinh hình trụ, không màu, đơn bào, hai đầu tù, có giọt dầu ở hai đầu, kích th−ớc 12,5 – 15 x 4 – 5 àm. Bào tử nấm có khả năng năng nảy mầm sau 12 giờ, hình thanh giác bám sau 24 giờ và xâm nhiễm vào cây ký chủ. Nấm sinh tr−ởng thích hợp nhất trên môi tr−ờng nhân tạo PDA ở nhiệt độ 25 - 30°C, pH 5, 6.
3. Nấm gây bệnh thán th− có khả năng lây nhiễm và gây hại trên các bộ phận của cây vải nh−: Lá, hoa và quả. Khả năng xâm nhiễm và thời kỳ tiềm dục của nấm ở nhiệt độ 25 - 30°C trên quả là lớn và ngắn nhất (tỷ lệ phát bệnh: 100%, thời kỳ tiềm dục: 4,1 ngày).
4. Bệnh hại khá phổ biến trên cây vải, bắt đầu xuất hiện vào tháng 3 và gây hại nặng vào tháng 5, tháng 6.
5. Trong 3 giống YH – 25, BK – 26 và TH – 31, bệnh gây hại nặng nhất ở giống Th – 31 và nhẹ nhất ở giống YH – 25.
6. Trên những cây vải lâu năm (trên 6 năm tuổi) bệnh thán th− gây hại nặng hơn so với cây vải trong v−ờn −ơm và cây 3 – 5 năm tuổi.
7. ở chế độ bón phân NPK kết hợp với phân chuồng có khả năng làm giảm mức độ gây hại của bệnh.
8. Mật độ trồng th−a (8 x 9 m) bệnh thán th− gây hại nhẹ hơn so với trồng ở mật độ (7 x 7 m).
9. Biện pháp làm cỏ và biện pháp đốn ngọn, tỉa cành hạn chế đ−ợc mức độ gây hại của bệnh thán th−.
10. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, trên môi tr−ờng PDA cả 4 loại thuốc hoá học đều có khả năng ức chế đến sự phát triển của nấm, trong đó hiệu lực của thuốc Bavistin 50 FL 0,1% và Score 250 ND 0,1% t−ơng đối cao, thuốc Daconil 0,1% có hiệu lực thấp nhất. ở ngoài sản xuất, 3 loại thuốc Bavistin 50 FL, Ridomil MZ 72 WP 0,3% có hiệu quả phòng trừ bệnh cao.
5.2. Đề nghị
1. Tiếp tục nghiên cứu bệnh thán th− hại vải và tác nhân gây hại để nắm rõ đ−ợc qui luật phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đánh giá ảnh h−ởng của bệnh đến năng suất và chất l−ợng quả.
2. Nghiên cứu, áp dụng biện pháp giống chống chịu và phòng trừ tổng hợp bệnh hại vải để làm giảm mức độ gây hại, nâng cao giá trị th−ơng phẩm cho cây vải.