II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp:
2.5.1. Nhóm chỉ số về cơ cấu vốn và tình hình đầu tƣ:
Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hƣớng hợp lý (kết cấu tối ƣu), nhƣng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tƣ. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
2.5.1.1. Cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ, có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
= 1- Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
= 1- Hệ số nợ Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài, còn hệ số nguồn vốn chủ sở hữu lại đo lƣờng sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ số nguồn vốn chủ sở hữu còn gọi là hệ số tự tài trợ.
Qua nghiên cứu hai chỉ tiêu tài chính này, ta thấy đƣợc mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Nhƣng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi, vì đƣợc sử dụng một lƣợng tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ một lƣợng vốn nhỏ, và các nhà tài chính sử dụng nó nhƣ là một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Các chủ nợ thƣờng mong muốn tỷ suất tự tài trợ càng cao càng tốt. Chủ nợ nhìn vào tỷ số này để tin tƣởng một sự bảo đảm cho các món nợ vay đƣợc hoàn trả đúng hạn.
2.5.1.2. Cơ cấu tài sản:
Đây là một dạng tỷ số, phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành tài sản lƣu động, còn bao nhiêu để đầu tƣ vào tài sản cố định. Hai tỷ suất sau đây sẽ phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
* 100% Tổng tài sản
= 1- Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
* 100% Tổng tài sản
= 1- Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh
doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hƣớng phát triển lâu dài cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỷ số này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể. Thông thƣờng các doanh nghiệp mong muốn có một cơ cấu tài sản tối ƣu, phản ánh cứ dành một đồng đầu tƣ vào tài sản dài hạn thì doanh nghiệp dành ra bao nhiêu đồng để đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn.
Cơ cấu tài sản =
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
2.5.1.3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định:
Tỷ suất này sẽ cung cấp dòng thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn là bao nhiêu.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
* 100% Tài sản dài hạn
Tỷ suất này nếu lớn hơn một chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn một thì một bộ phận của TSCĐ đƣợc tài trợ bằng vốn vay, và đặc biệt mạo hiểm khi đấy là vốn vay ngắn hạn.