II Nguồn kinh phí và quỹ
BIỂU 2.1: CƠ CẤU TÀI SẢN NĂM
1- TSNH2-TSDH 2-TSDH
Thứ nhất là về phần tài sản
Về tài sản ngắn hạn
Trong tổng tài sản ngắn hạn chúng ta có thể thấy trong cả 2 năm 2008 và 2009 thì Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn tăng lên 54.29% năm 2008, sau đó lại giảm 51.62% năm 2009. Trong khi đó Công ty không lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, nếu như thế Công ty sẽ gặp khó khăn nếu không lập chính xác các khoản dự phòng gây nên vốn nợ đọng...
Năm 2008 so với năm 2009 tài sản ngắn hạn tăng từ 79.02% đến 82%. Cụ thể trong đó Tiền tăng từ 1.81% đến 3.09%, Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 22.18% lên 26.6%. Hàng tồn kho của Công ty năm 2009 chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn với 51.62%, đó là do bán thành phẩm có giá trị lớn. Vì vậy Công ty cần lên các giải pháp khác phục tình trạng này.
Về tài sản dài hạn
18%. Điều này là do trong năm 2009 Công ty không đầu tư mua thêm trang thiết bị kỹ thuật, trong khi đó hàng năm tài sản vẫn hao mòn, mặt khác Công ty còn tiến hành thanh lý nhượng bán một số tài sản cố định nên làm cho tài sản dài hạn giảm so với năm 2008.
Trong tổng Tài sản dài hạn của Công ty thì TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 18%.
Thứ hai về nguồn vốn
Về nợ phải trả
Năm 2009 so với năm 2008 thì nợ phải trả giảm từ 101.27% xuống còn 100% đó là do Công ty đã trả bớt nợ ngắn hạn, nên nợ ngắn hạn của Công ty từ 89.28% năm 2008 xuống còn 88.93% năm 2009. Nợ dài hạn của Công ty không thay đổi. Điều này chứng tỏ khả năng chi trả của Công ty ngày càng được cải thiện. Công ty ngày càng chủ động về mặt tài chính đối với các chủ nợ.
Về nguồn vốn chủ sở hữu
Trong 2 năm từ năm 2008 đến năm 2009, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm cụ thể như sau: năm 2008 là -1.48%, năm 2009 là -0.21%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu giảm, còn nguồn kinh phí và quỹ khác lại tăng lên. Điều này thể hiện khả năng kém chủ động về tài chính của Công ty.