- Cơ cấu vốn chưa tối ư u: phần lớn tài sản của Công ty được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu, tuy độ an toàn cao nhưng lợi nhuận thấp Đây là một trong
3.2.1.1 Thứ nhất là giải pháp về giảm các khoản phải thu Cơ sở biện pháp:
Cơ sở biện pháp:
Khoản phải thu là một phần doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, nếu bị chiếm dụng vốn thường xuyên sẽ làm cho tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn. Qua phân tích tình hình tài chính trên ta thấy khoản phải thu qua hai năm có xu hướng tăng lên, tỷ trọng của khoản phải thu trong tổng tài sản của Công ty là năm 2008 là 21.18%, năm 2009 là 26.60%. Số lần thu được khoản phải thu năm sau thấp hơn năm trước, vì thế số ngày cần thiết để thu được tăng lên ở năm sau.
Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của Công ty là không tốt, làm giảm vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn thấp, Công ty bị
thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh. Trong khi hệ số nợ tăng lên, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là kém nên việc tăng các khoản phải thu như vậy càng ảnh hưởng xấu nghiêm trọng tới tình hình thanh toán nợ ngắn hạn. hơn nữa hiện nay Công ty vẫn chưa có chính sách để giảm khoản phải thu của khách hàng. Vì vậy rất cần thiết phải thu hồi các khoản nợ phải thu này và Công ty cần có chính sách bán hàng linh động hơn trong khâu thanh toán, cho phép khách hàng nợ một phần và khuyến khích thanh toán ngay bằng tỷ lệ chiết khấu hợp lý, vừa có lợi cho Công ty, vừa hấp dẫn khách hàng.
Mục tiêu của giải pháp:
Trong bối cảnh khó khăn chung của của nền kinh tế như hiện nay thì việc thu hồi nợ này sẽ giúp Công ty giảm tỷ trọng khoản phải thu, cải thiện tốt hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tức thời, giải phóng vốn chết đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt chi phí vay vốn ngân hàng, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
Nội dung thực hiện:
- Lập ban quản lý các khoản phải thu
-Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu trong và ngoài Công ty và thường xuyên theo dõi, đôn đốc để thu hồi đúng hạn.
-Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi khách hàng không thanh toán được nợ (lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng, trả trước một phần giá tri hợp đồng hoặc bán nợ…)
-Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng, phải xem xét kỹ khả năng thanh toán của khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết.
-Có sự rằng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng với lãi suất kỳ hạn của ngân hàng.
tiền sớm trước thời hạn. Dưới đây là bảng dự tính chiết khấu thanh toán theo thời hạn thanh toán của khách hàng được đề xuất theo mức lãi suất lớn hơn lãi suất gửi ngân hàng bằng VNĐ ( khoảng 10%/năm)