Điều tra nghiên cứu giá cà chua

Một phần của tài liệu Luận văn một số kết quả nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong quản lý cây cà chua tổng hợp (ICM) vụ đông xuân 2003 2004 ở hải phòng (Trang 74)

4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận

4.5.7Điều tra nghiên cứu giá cà chua

Xác định giá bán cà chua trên thị tr−ờng làm cơ sở đánh giá doanh thu của ng−ời sản xuất, từ đó xác định hiệu quả việc xác định mùa vụ sản xuất cà hay các đợt thu hái cho hiệu quả cao nhất và cũng là nội dung của ICM, tuy nhiên chi phí cho mỗi thời vụ có khác nhau, song giải quyết đ−ợc những khó khăn trong sản xuất cà mà chủ yếu là vấn đề sâu bệnh (loại trừ điều kiện ngoại cảnh quá bất thuận ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng, phát triển của cà chua) thì ng−ời nông dân sẽ yên tâm sản xuất.

Giá bán cà chua trên thị tr−ờng luôn luôn biến động theo từng thời điểm, từng khu vực và không theo quy luật biến động của giá rau, trong khuôn

74

khổ đề tài chúng tôi chỉ tiến hành điều tra 3 thời điểm (đầu, giữa và cuối vụ )giá bán cà chính vụ, địa điểm điều tra là ở chợ Rế (chợ trung tâm huyện), chợ Hỗ (là chợ đầu mối rau cung cấp cho Thành Phố) là 2 chợ nông dân vùng trồng cà của huyện An D−ơng th−ờng đi bán và điều tra giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán cho nhà máy.

Nông dân vùng trồng cà thuộc 3 xã theo dõi th−ờng bán buôn tại nhà hoặc tại chợ, rất ít hộ bán lẻ và không có hộ nào bán cho nhà máy. Bán cà cho nhà máy chủ yếu là nông dân ở huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và Kiến Thuỵ.

Kết quả điều tra,thu thập giá bán buôn cà chua (phổ biến) bình quân đ−ợc hiệu chỉnh của nông dân ở chợ, tại nhà, cho nhà máy nh− sau:

Bảng 26: Giá bán buôn cà chua vụ đông 2003 (vụ chính)

Đơn vị tính: Đồng/kg

Thời điểm bán Chợ Rế Chợ Hỗ Tại nhà Nhà máy

Đầu vụ 1650 1700 1550 500

Giữa vụ 1800 1850 1650 500

Cuối vụ 1950 2000 1800 900

Bình quân vụ 1800 1850 1666,67 633,33 Ghi chú : - Đầu vụ: Cuối tháng 12/2003

- Giữa vụ : Giữa tháng 1/2004 - Cuói vụ: Đầu tháng 2/2004

Nhìn chung cà chua vụ đông năm 2003 đ−ợc giá, nhiều hộ nông dân trồng cà chua có thu nhập cao. Vì vậy việc tính toán thời điểm bán là quan trọng, đem lại hiệu quả kinh tế, cho nên bố trí thời vụ và bảo quản là rất có ý nghĩa đối với ng−ời trồng cà. Giá bán lẻ rất biến động theo từng ngày, từng khu vực, vì vậy điều tra giá bán lẻ rất khó khăn. Nhìn chung giá bán lẻ cà chua vụ đông năm 2003 (từ tháng 12/2003- 2/2004) biến động từ 1800 đồng/kg đến 2600 đồng/kg, có nơi, có lúc lên tới 3000 đồng/kg.

75

Nguyên nhân cà chua vụ đông 2003 ở Hải Phòng đ−ợc giá có thể do một số loại rau khác bị thất thu, cà chua đ−ợc vận chuyển ra vùng mỏ Quảng Ninh phục vụ tết nguyên đán Giáp Thân 2004, mặt khác thời điểm này các đám xá th−ờng đ−ợc tổ chức nhiều và tập trung. Thời tiết vụ đông 2003 thuận lợi nên mẫu mã quả, màu sắc cũng đẹp, thích hợp với thị hiếu của ng−ời tiêu dùng. Nhiều vùng trồng cà chua, nông dân ký hợp đồng bán cà chua cho nhà máy cũng đã làm hạn chế một l−ợng cà nhất định trên thị tr−ờng.

Bảng 27: Số l−ợng cà chua nguyên liệu bán cho nhà máy qua các năm

STT Năm Số l−ợng (tấn) Giá thu mua (đồng/kg)

1 2000 624 500

2 2001 54 900

3 2002 45 1500 – 1900

4 2003 720 600

(Nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng)

* Ghi chú: Năm 2002 Nhà máy thu mua 400 tấn tại các tỉnh: - Hải Phòng: 45 tấn,

- Nam Định: 200 tấn,

- Bắc Ninh + Bắc Giang 155 tấn 4.5.8 Hạch toán kinh tế.

Lấy giá bán buôn bình quân tại gia đình để hạch toán, kết quả thu đ−ợc nh− sau:

Bảng 28: Hạch toán kinh tế ruộng trình diễn cà chua.

TT Khoản mục ICM FP

1 Năng suất thực thu (kg/ha) 53.392,8 43.819,4 2 Thành tiền (đồng) 88.988.178. 73.032.479 3 Chi phí thực (đồng) 21.370748 24.405.018 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

76

4 Lãi thuần (đồng/ha) 67.617.430 48.627.461 5 Chênh lệch ICM/FP (đ/ha) 18.989.969

Hiệu quả giữa ICM với FP là 18.989.969 đồng/ha ch−a kể tính giá thời điểm bán của cách làm theo ICM. Điều đó chứng tỏ rằng áp dụng ICM vào sản xuát cà chua vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa có ý nghĩa về môi tr−ờng, đảm bảo sức khoẻ cho con ng−ời.Tuy nhiên các chi phí ng−ời nông dân ch−a hạch toán hết đ−ợc, một số công việc lấy công làm lãi và một số vật liệu còn có khả năng dùng cho cả vụ sau nh− dóc cắm giàn…

4.6 Một số giải pháp sử dụng hợp lý thuốc trừ dịch hại trong ICM cà chua ICM cà chua

4.6.1 Giải pháp kỹ thuật:

- Hiểu về kỹ thuật trồng cà chua ngay từ khâu chọn giống, chọn chân đất, kỹ thuật làm đất, chăm sóc… cho đến khi thu hoạch, bảo quản và cân nhắc thời điểm bán cà chua.

- Nhận biết đ−ợc các đối t−ợng sâu bệnh hại chủ yếu, nắm đ−ợc quy luật phát sinh, phát triển và các yếu tố ảnh h−ởng đến sự phát sinh, phát triển.

- Nhận biết đ−ợc các loài kẻ thù tự nhiên có mặt trên ruộng cà chua và vai trò của chúng với việc khống chế sự gia tăng số l−ợng sâu hại.

- Hiểu biết về thuốc bảo vệ thực vật: Theo nội dung của việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật.

Qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, với nhiều hình thức khác nhau nh− hội thảo, tập huấn, huấn luyện nông dân, hội nghị đầu bờ, lồng ghép với các ch−ơng trình ở địa ph−ơng… giúp nông dân hiểu và ứng dụng ICM trong sản xuất cà chua có hiệu quả.

77

4.6.2 Giải pháp về quản lý:

- Tăng c−ờng công tác quản lý nhà n−ớc về lĩnh vực thuốc BVTV từ khâu nhập khẩu, sản xuất gia công, l−u thông, bảo quản và sử dụng.

- Tập huấn, h−ớng dẫn nông dân vùng trồng cà chua về các văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, đặc biệt là lĩnh vực thuốc BVTV.

- Nhà n−ớc ban hành đồng bộ các cơ chế chính sách về sản xuất rau an toàn, về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.

4.6.3 Giải pháp về xã hội:

- Thay đổi nhận thức của nông dân vùng trồng cà chua về tập quán canh tác, nâng cao ý thức của ng−ời sản xuất về nông sản phẩm sạch cung cấp cho ng−ời tiêu dùng.

- Các cấp, các ngành phối kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhà n−ớc về lĩnh vực an toàn thực phẩm, về thuốc bảo vệ thực vật, nhất là cấp cơ sở.

- Tuyên truyền sâu rộng đến mọi hộ nông dân về ICM, nhất là các hộ nông dân vùng trồng rau, để họ nhận thức đầy đủ về ICM và ứng dụng ICM nh− các biện pháp kỹ thuật thông th−ờng khác.

- Thực hiện ICM trên cây rau mang tính cộng đồng.

- Xây dựng một cơ chế đồng bộ giữa chính sách quản lý với các hình thái tổ chức bảo vệ thực vật thích ứng chủ tr−ơng khoán ở địa ph−ơng nh− hiện nay.

Sử dụng hợp lý thuốc trừ dịch hại chỉ thành công khi ng−ời sử dụng nhận thức và hiểu đ−ợc vấn đề mình làm, và đi cùng nó là hàng loạt chính sách xã hội đồng bộ.

78

5. Kết kuận và kiến nghị

5.1 Kết luận

5.1.1 Tuy có một số nh−ợc điểm, gây hậu quả xấu , nh−ng thuốc BVTV vẫn khẳng định đ−ợc vai trò không thể thiếu trong sản xuẫt trồng trọt và nó luôn là một trong những nhân tố đảm bảo tăng năng suất cây trồng. Vì vậy thuốc BVTV ngày càng đ−ợc sử dụng nhiều về số l−ợng, chủng loại và giá trị.

5.1.2 Thị tr−ờng thuốc BVTV ở Hải Phòng rất sôi động, đa dạng và phong phú, cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị tr−ờng, có sự quản lý của nhà n−ớc. Vì vậy đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu và phù hợp theo từng điều kiện kinh tế của ng−ời sản xuất, song cũng để lại những khó khăn cho công tác quản lý.

5.1.3 Thị tr−ờng thuốc BVTV ở 3 xã Lê lợi, Nam Sơn và Tân Tiến cũng rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã bao bì, dạng thuốc và sôi động về giá cả, ph−ơng thức cung ứng.

5.1.4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân trên cây cà chua nhiều ít khác nhau theo mùa vụ, các hộ nông dân sử dụng nhiều lần/vụ (6-13 lần/vụ), nhiều chủng loại thuốc khác nhau (18 loại chính) và th−ờng không đảm bảo đúng kỹ thuật h−ớng dẫn ghi trên nhãn mác bao bì (nồng độ sử dụng, thời gian cách ly…)

5.1.5 Nhận thức của các hộ nông dân về dịch hại, thuốc BVTV và biện pháp hoá học trên cây cà chua còn ch−a đầy đủ và yếu kém. Từ đó đã lạm dụng thuốc hoá học, coi đó là biện pháp chính trong phòng trừ sâu bệnh và coi nhẹ các biện pháp khác, dẫn đến sử dụng một cách tuỳ tiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.6 Có 8 nguyên nhân chính do việc sử dụng tuỳ tiện và lạm dụng thuốc BVTV đã gây nên những ảnh h−ởng xấu cho con ng−ời, đông vật, cây trồng và môi tr−ờng.

79

5.1.7 ứng dụng mô hình ICM cà chua cho thấy sử dụng hợp lý thuốc BVTV trên cây cà chua trên cơ sở nội dung của ICM đã đem lại hiệu qủa kinh tế, xã hội và môi tr−ờng. Nâng cao đ−ợc sự hiểu biết và nhận thức cho ng−ời nông dân vùng trồng rau về dịch hại, thuốc hoá học và biện pháp hoá học sử dụng trên rau.

5.2 Kiến nghị:

5.2.1 Nhà n−ớc, Bộ, Ngành và các Địa ph−ơng có chủ tr−ơng, cơ chế chính sách đ−a ICM đến các hộ nông dân vùng trồng rau (cà chua), nhất là các vùng cà chua cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

5.2.2 Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nội dung ICM trên các cây rau màu khác.

80

Mục lục

1. Mở đầu...1

1.1 Đặt vấn đề...1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài ...4

1.3 Mục đích của đề tài...7

1.4 Yêu cầu của đề tài...7

1.5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...7

1.5.1 ý nghĩa khoa học...7

1.5.2 ý nghĩa thực tiễn...8

2. Cơ sở khoa học của đề tài và tổng quan tài liệu ...9

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài...9

2.2 Tổng quan tài liệu ...12

2.2.1 Vai trò của thuốc hoá học ...13

2.2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ...17

2.2.3 Những hậu quả do thuốc BVTV gây ra ...18

2.2.4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau ...22

2.2.5 Tình hình ngộ độc thuốc BVTV ...23

2.2.6 Tình hình sản xuất cà chua ...24

2.2.7 Những nghiên cứu về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng...27

3. Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu...30

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...30

3.1.1 Thời gian nghiên cứu...30

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ...30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Vật liệu nghiên cứu ...30

81

3.3 Nội dung nghiên cứu ...31

3.3.1 Tìm hiểu thị tr−ờng thuốc BVTV ở Hải Phòng năm 2003 ...31

3.3.2 Tìm hiểu thị tr−ờng thuốc BVTV năm 2003 ở 3 xã theo dõi là Lê Lợi, Nam Sơn và Tân Tiến ...32

3.3.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân...32

3.3.4 Điều tra nhận thức của nông dân ở các xã theo dõi ...32

3.3.5 Nguyên nhân gây nên những ảnh h−ởng xấu do việc lạm dụng, sử dụng tuỳ tiện thuốc BVTV đến con ng−ời, động vật, cây trồng và môi tr−ờng sinh thái. ...32

3.3.6 Thực hiện mô hình ICM cây Cà chua...32

3.3.7 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý thuốc trừ dịch hại trong ICM cây Cà Chua...33

3.4 Ph−ơng pháp nghiên cứu...33

3.4.1 Thực trạng thị tr−ờng thuốc BVTV ở Hải Phòng...33

3.4.2 Điều tra thực trạng thị tr−ờng thuốc BVTV ở 3 xã theo dõi ...33

3.4.3 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân trên cây Cà chua ...34

3.4.4 Thực hiện mô hình sử dụng hợp lý thuốc BVTV trên cây Cà Chua..34

4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận ...37

4.1 Thị tr−ờng thuốc BVTV ở Hải Phòng năm 2003 ...37

4.1.1 Số hộ kinh doanh buôn bán thuốc BVTV...37

4.1.2 Số công ty có hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn Thành Phố ...38

4.2 Thị tr−ờng thuốc BVTV ở các x∙ theo dõi ...40

4.3 Nhận thức của nông dân về dịch hại và biện pháp hoá học sử dụng trên rau...47

82

4.4 Nguyên nhân thuốc BVTV gây nên ảnh h−ởng xấu đến con

ng−ời, động vật, cây trồng và môi tr−ờng ...57

4.4.1 Phun quá nhiều lần trong một vụ rau...58

4.4.2 Nồng độ thuốc pha tăng so với quy định ...59

4.4.3 Hỗn hợp thuốc một cách tuỳ tiện ...59

4.4.4 Sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. ...60

4.4.5 Ph−ơng tiện, dụng cụ phun và pha chế thuốc không đảm bảo...61

4.4.6 Không đảm bảo thời gian cách ly...61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.7 Phun, rải thuốc không đúng kỹ thuật ...62

4.4. 8 An toàn khi vận chuyển, sử dụng và bảo quản thuốc BVTV...62

4.5 Thực hiện mô hình sử dụng hợp lý thuốc BVTV trên cây cà chua...64

4.5.1 Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng...65

4.5.2 Kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh tr−ởng cây cà chua. ...66

4.5.3 Thành phần sâu bệnh hại cà chua ...68

4.5.4 Biến động số l−ợng một số loài sâu bệnh hại chính. ...69

4.5.5 Kết quả theo dõi năng suất ...72

4.5.6 Chi phí thực hiện ruộng trình diễn ...74

4.5.7 Điều tra nghiên cứu giá cà chua ...74

4.5.8 Hạch toán kinh tế. ...76

4.6 Một số giải pháp sử dụng hợp lý thuốc trừ dịch hại trong ICM cà chua...77 4.6.1 Giải pháp kỹ thuật: ...77 4.6.2 Giải pháp về quản lý: ...78 4.6.3 Giải pháp về xã hội: ...78 5. Kết kuận và kiến nghị ...79 83

5.1 Kết luận...79 5.2 Kiến nghị: ...80

84

Một phần của tài liệu Luận văn một số kết quả nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trong quản lý cây cà chua tổng hợp (ICM) vụ đông xuân 2003 2004 ở hải phòng (Trang 74)