Các nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Khả năng làm việc theo nhóm của Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay (Trang 27 - 29)

I. Nguyên nhân hạn chế khả năng làm việc theo nhóm

2. Các nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những yếu tố xuất phát từ bản thân từng cá nhân sinh viên và từ trong nhóm làm việc ở trên, nhóm nhận thấy các yếu tố thuộc về môi trường khách quan cũng tác động lớn tới khả năng làm việc của sinh viên như sau:

Cơ hội làm việc theo nhóm ít: Theo điều tra về việc làm việc nhóm trong kỳ học tập của sinh viên trên giảng đường ta được

Bảng 8: Số môn bình quân làm việc nhóm trong kỳ

Số môn Năm 1 2 3 Nhiều hơn Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng Năm 1 30 16 87 46.5 45 24.1 25 13.4 187 Năm 2 49 19. 3 115 45.3 43 16.9 47 18.5 254 Năm 3 3 2.1 40 28 77 53.8 23 16.1 143 Năm 4 2 5.7 9 25.7 7 20 17 48.6 35

Tổng 84 13. 6

251 40.5 172 27.8 112 18.1 619

(Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD)

Chương trình học tập còn nặng về lý thuyết, sinh viên ít có cơ hội để được làm việc theo nhóm cùng nhau. Theo bảng số liệu điều tra ở trên ta thấy một thực trạng rằng thường thì các sinh viên học những môn chuyên nghành mới thực sự có đề tài để cùng nhau thảo luận và đến lúc đó mới bắt đầu tập làm việc theo nhóm, tỉ lệ làm việc theo nhóm của sinh viên năm cuối nhiều hơn so với các năm khác và chủ yếu với các môn chuyên ngành. Chính vì vậy, sinh viên thường hay luống cuống trong việc làm bài chung, không quen với việc thảo luận cùng người khác, không biết cách đưa ra ý tưởng của mình và không biết cách trong việc tổ chức nhóm làm việc một cách hiệu quả. Do đó kết quả thu được không cao. Phương pháp giảng dạy chưa kích thích được khả năng sáng tạo cũng như chưa khuyến khích sinh viên suy nghĩ độc lập.

Sinh viên còn thiếu sự quan tâm và chỉ đạo để lập nên nhóm làm việc hiệu quả. Có những đề tài được đưa ra với mục đích rèn luyên kỹ năng cho sinh viên nhưng không quan tâm xem việc thực hiện có tốt hay không mà chỉ quan tâm tới kết quả của công việc. Có những đề tài do sự chỉ đạo không chặt chẽ làm cho sinh viên nhàm chán và vì thế không kích thích được sở thích làm việc nhóm.

Không được cung cấp các nguồn thông tin, tư liệu đầy đủ để thực hiện tốt đề tài. Đặc biệt, sinh viên còn không có cơ hội để tự xây dựng nên nhóm hiệu quả. Bởi vì, các đề tài được giáo viên đưa ra không thống nhất về cách sắp xếp nhóm nên sinh viên phải tham gia nhiều nhóm trong cùng lúc. Hơn nữa, sinh viên không được hướng dẫn cụ thể và không được ai dạy cho các kỹ năng làm việc theo nhóm một cách bài bản.

Do tâm lý truyền thống của người dân Việt Nam. Họ luôn được dạy và được nghe nói về cái tôi dân tộc từ đó ảnh hưởng đến cái tôi cá nhân. Tính bảo thủ, ngoan cố và tự phụ. Đó là do ảnh hưởng của lề lối xưa : “ bế quan toả cảng”, không chấp nhận ý kiến của người khác. Khi làm việc thường ai cũng bảo vệ ý kiến của mình đến cùng mà không xem xét thấu đáo ý kiến của người khác. Chỉ

thấy cái sai trong ý kiến của người khác mà không thấy cái sai trong ý kiến của mình, dẫn đến bất đồng ý kiến với nhau.

Một phần của tài liệu Khả năng làm việc theo nhóm của Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w