II. SỰ ĐI TRUYỀN GIÁO:
5. Nguyễn Vương khởi binh đánh Tây Sơn:
Tranh giành biết chúa nào chơn
Toàn gây những chuyện căm hờn một khuôn. Ánh (con Hưng Tổ Phúc Luân
Cũng là cháu Thái Phúc Thuần, Thượng Vương. Nguyễn Phúc Thuần với Nguyễn Dương
Bị Tây Sơn giết), tìm đường trốn ngay. Chiêu binh đánh trả từ đây Không lâu đã có trong tay Sài Gòn.
"Anh hùng xuất thiếu niên" con Vừa mười bảy tuổi tinh khôn lẫy lừng!
"Đại nguyên súy" được tôn xưng Vai "Nhiếp Chính quốc" cũng từng tới tay.
Chiếm Gia Định, nở mặt mày Đong đo đâu đấy chờ ngày đánh nhau.
Tiêm La thống sứ từ lâu
Ăn tươi Chân Lạp, mưu sâu lấn đường. Năm Canh Tý, Ánh xưng Vương
Thăng quan tưởng thưởng, đo lường tội, công. Đỗ Thanh Nhân sớm thay lòng
Bên ngoài chức trọng, bên trong lộng quyền. Vương sai người giết chết liền
Ba quân tướng sĩ khắp miền loạn lên. Thêm vào hiếu sự hai bên
Tiêm La, Chân Lạp chẳng bền nghĩa danh. Vua Tiêm La - Trịnh Quốc Anh Bị Phan Văn Sản tranh giành chiếc ngôi.
Chất Tri chẳng chịu thiệt thòi Giết luôn Văn Sản, triệt nòi... Quốc Anh.
Xưng vua, kể cũng... lừng danh
''Phật Vương'' lấy hiệu, mong thành... thánh nhân! Vua Tây Sơn năm Nhâm Dần
Cùng Huệ lượt trận, thuyền gần mấy trăm. Đường sông thẳng tiến đăm đăm Trời xanh cuộn gió hờn căm chất chồng.
Cần Giờ, Huệ đánh tiên phong
Nguyễn Vương chạy xuống Ba Giồng, rút đi. Gia Định lấy lại khó gì
Nguyễn Nhạc không ở, về Quy Nhơn thành. Tây Sơn - chúa Nguyễn phân tranh Quân Châu Văn Tiếp chiếm thành Sài Côn.
Nguyễn Vương thoát nạn, hoàn hồn Nhờ người tướng giỏi bảo tồn đại danh.
Vương từ Phú Quốc về thành Tây Sơn thắng lớn, Ánh đành chạy ra.
Khác nào: "Kiến leo cành đa Leo phải cành cụt, leo ra, rớt vào"!