II. SỰ ĐI TRUYỀN GIÁO:
2. Việc kinh doan hở các xứ bảo hộ:
Công việc bảo hộ đã xong
Chính phủ lo ngại ngoài trong phục thù. Bảo an xét kỹ từng khu
Dùng người bản xứ mà thu dụng dần. Binh hai sắc lính đã phân: Khố xanh thì giữ cướp gần, cướp xa.
Khố đỏ quản trị sơn hà
Nước nhà có loạn thì ra chiến trường. Hành binh, đường sá, thông thương Lợi đường buôn bán, tiện đường đánh nhau.
Thương cục, lập xưởng đóng tàu Mở đường xe lửa phòng sau lợi mình.
Cam Môn, Cam Cát, Trấn Ninh Pháp đi lấy lại mấy dinh tận Lào.
Nhân Tiêm giết một binh trào Hai tàu chiến Pháp đổ vào Mê Nam.
Tiêm La hòa ước phải làm
Nhường Lào cho Pháp, kết cam rõ ràng. Bồi thường hai triệu phật lăng
Những người chống Pháp hung hăng, trị liền. Lập phủ thống sứ Vientiane
Cai trị địa hạt Lào đang được nhường. Rousseau thấy việc lương ương Tám mươi triệu mượn chi phương Bắc Kỳ.
Đinh Dậu, Rousseau ra đi Doumer thay chức, định vì thuế nha.
Bỏ Nha kinh lược, xoay qua mượn tiền. Canh nông, công nghệ mọi miền Hai trăm triệu mượn mở liền hỏa xa.
Nhâm Dần, Doumer về nhà Toàn quyền tổng đốc mới là Beau.
TỔNG KẾT
Việt Nam sử lược ban đầu Đến đây tạm dứt hạ hầu tiếp chương.
Chép sử như dệt vải thường Dệt xong mới biết tận tường đẹp hư.
Việt Nam tấm sử công tư Còn dài dằng dặc cũng như sợi tằm.
Khỏe mạnh, vải dệt mới chăm Bệnh đau, bỏ dở như tầm ngán dâu.
Tương lai hay dở về đâu
Người bản quốc biết đuôi đầu nhẫn thân. Học tập những cái ta cần
Tương lai kỳ vọng phước phần một mai. Văn hóa ta kém chi ai
Tiềm năng hiếu học miệt mài mới thông. Noi theo chí khí cha ông
Dệt thêm giai đoạn sử hồng gấm hoa. Điều nên cần tránh tiêu pha Những gì hủ bại hại nhà, bỏ đi.
Nhân cách đừng lẫn lộn chi Đồng tâm hiệp lực cái gì cũng xong.
Thái lai, bỉ cực hưng vong Tuần hoàn tạo hóa đã đong cạn đầy.
Đại đồng chi thể mà hay Lương hữu dĩ giã đến ngày sấm tan.
Sử xanh viết dưới trăng vàng Khúc ca suy - thịnh vô vàn đắng cay.
Xuân về trên những bàn tay Dệt đêm xanh sử, bớt ngày héo hon.
Ai người nhớ nước, thương non Mở trang lịch sử gọi hồn cố hương! CHUNG
(Trọn cuốn "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim). Mục lục: "Việt Nam sử ca"
Quyển I: Thượng cổ thời đại Chương I. Họ Hồng Bàng Chương II. Nhà Thục
Chương III. Xã hội nước Tàu Chương IV. Nhà Triệu
Quyển II: Bắc thuộc thời đại Chương I. Bắc thuộc lần thứ nhất Chương II. Trưng Vương
Chương III. Bắc thuộc lần thứ hai Chương IV. Nhà Tiền Lý.
Chương V. Bắc thuộc lần thứ ba Nước Tàu về đời Ngũ Qúy
Chương VI. Kết qủa của thời đại Bắc thuộc Quyển III: Tự chủ thời đại
Chương I. Nhà Ngô Chương II. Nhà Đinh Chương III. Nhà Tiền Lý Chương IV. Nhà Lý
Chương V. Nhà Lý (tiếp theo)
Chương VI. Nhà Trần (Thời kỳ thứ nhất) Chương VII. Giặc nhà Nguyên - I
Chương VIII. Giặc nhà Nguyên - II Chương IX. Nhà Trần (Thời kỳ thứ hai) Chương X. Nhà Trần (Thời kỳ thứ ba) Chương XI. Nhà Hồ
Chương XII. Nhà Hậu Trần Chương XIII. Thuộc nhà Minh Chương XIV. Mười năm đánh Tàu Chương XV. Nhà Lê
Quyển IV: Tự chủ thời đại Chương I. Lịch triều lược kỷ Chương II. Nam triều - Bắc triều
Chương III. Trịnh - Nguyễn phân tranh Chương IV. Sự chiến tranh
Chương V. Công việc họ Trịnh làm ở ngoài Bắc Chương VI. Công việc họ Nguyễn làm ở miền trong Chương VII. Người Châu Âu sang nước Việt Nam Chương VIII. Vận trung suy của chúa Nguyễn Chương IX. Họ Trịnh mất nghiệp chúa
Chương X. Nhà Hậu Lê mất ngôi vua Chương XI. Nhà Tây Sơn
Quyển V: Cận kim thời đại Chương I. Thế tổ
Chương II. Thánh tổ
Chương III. Thánh tổ (tiếp theo) Chương IV. Hiến tổ
Chương V. Dực Tông
Chương VI. Tình hình nước Nam cuối thời Tự Đức Chương VII. Nước Pháp lấy Nam kỳ
Chương VIII. Giặc giã trong nước
Chương IX. Quân Pháp lấy Bắc Kỳ lần thứ nhất
Chương X. Tình thế nước Nam từ năm Giáp Tuất về sau Chương XI. Quân Pháp lấy Bắc Kỳ lần thứ hai
Chương XII. Cuộc bảo hộ của nước Pháp Chương XIII. Chiến tranh với nước Tàu Chương XIV. Loạn ở Trung Kỳ
Chương XV. Việc đánh dẹp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ Chương XVI. Công việc của bảo hộ