Sự giết hại công thần:

Một phần của tài liệu Bài soạn Lich su Viet Nam cận đại (Trang 126 - 127)

II. SỰ ĐI TRUYỀN GIÁO:

12. Sự giết hại công thần:

Người đời vẫn có cái câu: "Được chim bẻ ná, khi giàu phủi ơn"!

Nguyễn Ánh nào khá gì hơn Như Lê Lợi giết hết trơn đại thần!

Hồi chuông cảnh tỉnh xa gần

Nghĩa nhân chẳng giữ, muôn phần bại danh. Đặng Trần Thường, Nguyễn Văn Thành

Công thần bậc nhất nỡ đành trảm biên! Văn Thành vốn ở Thừa Thiên Vào Gia Định lại truyền duyên mấy đời.

Vương nghe học rộng, bèn mời Phong cho chức Tổng trấn nơi Bắc Hà.

Trung quân chức cũng từng qua Học hành xứng đáng đảm nha Tổng tài.

Văn Thành có đứa con trai Cử nhân đổ đạt thành tài: Văn Thuyên.

Văn tài lắm nẻo truân chuyên Chưa chi đã rước buồn phiền tới thân.

Thơ văn thỏa chí gieo vần Tâm tư tại nội nguy thân thế này:

Cầu hiền mong ước đã rày bấy nay. Ngọc kinh sơn phác có đây Ngựa kỳ ký Bắc biết hay đã rồi.

Hương từ nghìn dặm xa xôi Gò cao, Phượng hát, mây trôi chín tầng.

Gặp nhau, sơn tế ân cần Có cơ hội đổi xoay vần đó đây''.

Làm xong gởi đất Thanh ngay Cho Khuê với Nhuận, hai tay tú tài.

Ai ngờ Trương Hiệu thài lai Thêm hành ớt tỏi đến tai Duyệt rồi!

Duyệt - Thành hai tính ngược đôi Ghét cha, Duyệt mới ra mòi chém con.

Văn Thành níu áo kêu oan Gia Long dứt áo chẳng còn trọng đâu.

Triều đình ép nhận tội mau

Văn Thành uống thuốc chết sầu, hận sâu. Văn Thuyên phải bị chém đầu

Thù nhau "vạch lá tìm sâu" mới... ''người''! Trần Thường số cũng buồn cười

Hà Đông, Chương Đức quê người nghiệp trơn. Vì sao chạy trốn Tây Sơn

Đi vào Gia Định, hỏi cơn cớ gì? Thượng Thư Binh Bộ cũng chì Lê Chất sao lại bươi chi lỗi lầm?

Giam Thường vào ngục tối tăm Rồi mang xử trảm, mà lầm kẻ thâm.

Để đời bài vịnh quốc âm

"Hàn vương tôn phú" thâm tr ầm, đáng thương.

Một phần của tài liệu Bài soạn Lich su Viet Nam cận đại (Trang 126 - 127)